Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh trong

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 61)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh trong

vừa qua

Những năm qua, Quảng Ninh đã có một giai đoạn phát triển cao về kinh tế - xã hội. Song song với đó là sự hình thành, phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện tại, 14 thành phố, thị xã, huyện trong tỉnh đã được lập quy hoạch chung. Trên 50% diện tích đất xây dựng đô thị đã được lập quy hoạch chi tiết; 100% số các điểm dân cư nông thôn (125 xã) đã được lập quy hoạch theo Chương trình Nông thôn mới. Ngoài ra, trong thời gian qua, nhiều khu đô thị và khu dân cư mới, các khu đào tạo đã được lập quy hoạch làm cơ sở thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn toàn tỉnh. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các đô thị lớn và một số khu công nghiệp trong tỉnh đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá của tỉnh. Việc cải tạo mở rộng và hoàn thiện từng bước hệ thống hạ tầng đã tạo điều kiện cải thiện quá trình liên kết hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn trong toàn tỉnh với các tỉnh xung quanh, từ đó thúc đẩy quá trình nhất thể đô thị hoá và nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2.1. Thực trạng phát triển các khu đô thị

Trên địa bàn tỉnh hiện có 15 đô thị các loại, bao gồm thành phố Hạ Long (đô thị loại I), thành phố Móng Cái (đô thị loạ ẩm Phả (đô thị loại III), thành phố Uông Bí (đô thị loại II), thị ảng Yên, thị trấn Mạo Khê (đô thị loại IV) và 9 thị trấn của các huyện còn lại.

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã quy hoạch và xây dựng nhiều các khu đô thị mới gắn liền với công nghiệp, dịch vụ; vì vậy tốc độ đô thị hóa trong tỉnh cao, đặc biệt tại các thành phố: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả, thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn)... với chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác quỹ đất đã tạo ra nhiều nguồn thu đáng kể từ đất.

- Về quy hoạch, kiến trúc nhà ở đô thị: Tại các khu nhà ở theo quy hoạch do chưa thực hiện thiết kế không gian đô thị nên kiến trúc mặt đứng của các ngôi nhà chưa có tính thống nhất, hài hoà trong tổng thể không gian kiến trúc đô thị. Kiến trúc nhà ở đô thị Quảng Ninh là một phức hợp về loại hình kiến trúc, hầu hết là nhà chia lô, nhà chung cư chỉ chiếm một tỷ lệ không nhỏ, nhà vườn, biệt thự mới phát triển gần đây.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội: hiện nay đô thị Quảng Ninh mới có trên 70% các cụm dân cư có đủ hạ tầng kỹ thuật cơ bản như cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, đường bê tông, nhựa hoá, cấp điện và thu gom rác thải tập trung. Có trên 30% các cụm dân cư có đầy đủ hạ tầng xã hội cơ bản theo chuẩn đô thị, như: y tế, giáo dục, văn hoá nghệ thuật, khu vui chơi, giải trí… Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết để nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư khu vực đô thị.

3.2.2.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Cũng như các vùng nông thôn khác ở miền Bắc Việt Nam, dân cư nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã được hình thành từ rất lâu đời, đến nay đã định hình thành khu quần cư là các làng, bản, thôn xóm. Đặc điểm phân bố của các khu dân cư nông thôn như sau:

- Ở vùng đồi núi khu dân cư thường phân bố ở địa hình ven chân đồi hoặc các đồi thấp thoải.

- Ở vùng đồng bằng ven biển, dân cư được phân bố xen kẽ các khu vực sản xuất nông nghiệp, hoặc phân bố dọc theo các trục đường giao thông chính và ven các con sông lớn của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hoá, nhất là vùng đồng bằng tỷ lệ bê tông hoá đạt từ 85 - 95%, các thôn bản đều có nhà văn hoá. Do đặc điểm sản xuất của vùng nông thôn nên việc phát triển mở rộng khu dân cư nông thôn thường gắn chặt với đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 61)