Khái quát về Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 61 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1.Khái quát về Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

3.3.1.1. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh được tổ chức theo mô hình quản lý thuế theo chức năng, bao gồm 15 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 14 Chi cục Thuế tại các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cục Thuế, các phòng thuộc Cục, các Chi cục Thuế hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế quy định chức năng nhiệm vụ các phòng thuộc Cục Thuế; Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

P. QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT

CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NINH

P. TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NNT

P. TỔNG HỢP NGHIỆP VỤ DỰ TOÁN

P. KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ

P. Q.LÝ NỢ VÀ CƢỠNG CHẾ NỢ THUẾ

P. TỔ CHỨC CÁN BỘ

P. QUẢN LÝ THUẾ TNCN

P. THANH TRA THUẾ SỐ 1

P. THANH TRA THUẾ SỐ 2

P. KIỂM TRA THUẾ SỐ 1

P. KIỂM TRA THUẾ SỐ 2

P. KIỂM TRA THUẾ SỐ 3

P. KIỂM TRA NỘI BỘ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Đến hết tháng 12 năm 2013, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh tổng số có 823 cán bộ, công chức, bao gồm 794 công chức và 29 hợp đồng lao động (68) Trong đó: Thạc sỹ: 33 người chiếm 4%, Đại học: 530 người chiếm 64% trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: 230 người chiếm 28%, còn lại là lái xe, nhân viên kỹ thuật, phục vụ: 30 người chiếm hơn 3%.

Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh gồm 4 đồng chí, trong đó có 1 đồng chí Cục trưởng và 3 đồng chí Phó Cục trưởng.

3.3.1.2. Tổ chức quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Cơ quan thuế đóng vai trò là cơ quan chủ trì trong việc triển khai thực hiện khai thực hiện Luật Thuế SDĐPNN, là đầu mối tổng hợp, tham mưu, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo công tác triển khai thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và phù hợp với điều kiện thực tế về kinh tế xã hội, phong tục tập quán trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các phòng, các Chi cục Thuế và các yêu cầu quản lý đối với thuế SDĐPNN, các phòng, các Chi cục Thuế có các nhiệm vụ cụ thể sau:

a. Phòng tuyên truyền

Xây dựng nôi dung tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật thuế SDĐPNN, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông, các báo, đài phát thanh, đài truyền hình địa phương, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh để thực hiện công tác tuyên truyền, tăng cường đưa tin, bài về nội dung của Luật thuế. Tổ chức in ấn phát hành các tài liệu tuyên truyền về Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Phối hợp với phòng Quản lý các khoản thu từ đất tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức tập huấn cho cán bộ thuế.

b. Phòng Quản lý các khoản thu từ đất

+ Tham mưu cho Lãnh đạo Cục trong việc báo cáo, tham mưu đề xuất các biện pháp với UBND tỉnh để chỉ đạo các cấp, các ngành trong việc thực hiện triển khai Luật.

+ Phối hợp với cơ quan tài nguyên môi trường trong việc cung cấp và sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu đất đai của từng địa bàn.

+ Là đầu mối tổng hợp và giải quyết các vướng mắc về nghiệp vụ trong quá trình triển khai tại cơ quan thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Phòng Kê khai và Kế toán thuế

Hướng dẫn các Chi cục Thuế triển khai trong công tác đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho người nộp thuế SDĐPNN.

d. Phòng Tin học

Chủ trì trong việc xây dựng, triển khai ứng dụng quản lý thuế SDĐPNN.

e. Các Chi cục Thuế

+ Tổ chức tập huấn Luật thuế SDĐPNN cho công chức thuế, các ban, ngành và UBND xã, phường, thị trấn. Tổ chức tập huấn cho các đối tượng là cán bộ uỷ nhiệm thu và cán bộ hiện đang làm công tác thu thuế SDĐPNN ở UBND xã, phường, thị trấn; tập huấn cho các tổ chức sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế SDĐPNN trên địa bàn.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương, cán bộ ủy nhiệm thu tại các xã, phường, thị trấn; tổ chức phát tờ khai, tờ khai tổng hợp đến người nộp thuế thông qua UBND phường, xã và các cán bộ ủy nhiệm thu, cán bộ làm công tác thu thuế SDĐPNN ở cấp xã trước ngày 15/1 hàng năm; theo dõi việc nhận hồ sơ khai thuế tại các xã, phường, thị trấn để hỗ trợ về nghiệp vụ, đồng thời phát hiện các trường hợp sai sót để điểu chỉnh kịp thời, đôn đốc nộp hồ sơ khai tổng hợp trước ngày 31/3, tờ khai thuế trước ngày 30/4 hàng năm để thực hiện cập nhật hồ sơ khai thuế vào ứng dụng quản lý, tiến hành lập bộ và duyệt bộ thuế SDĐPNN đối với từng huyện, từng phường, xã và thị trấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ủy nhiệm thu tại các phường xã, cơ quan thuế phát hành Thông báo thuế và gửi đến người nộp thuế trước ngày 30/9 và đôn đốc người nộp thuế nộp vào ngân sách trước ngày 31/12 hàng năm.

3.3.1.3. Các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương phối hợp Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh tham gia triển khai quản lý thuế sử đụng đất phi nông nghiệp

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh: Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có áp dụng các quy định hạn mức đất ở cho đối với từng thời kỳ để làm căn cứ tính thuế SDĐPNN. Rà soát các đơn vị đang sử dụng đất thuộc các đối tượng đã được giao đất, các dự án đã được giao đất, đối tượng thuê đất để sản xuất kinh doanh trên địa bàn để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ký hợp đồng thuê đất. Sở Tài nguyên đã tổ chức khảo sát và xây dựng bảng giá đất theo từng vị trí của các thửa đất trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh.

- Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh thực hiện khảo sát và thẩm định bảng giá đất do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng để trình UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét phê duyệt làm căn cứ tính thuế.

- Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng: Phối hợp với Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trong việc cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến công tác đăng ký doanh nghiệp, sát nhập, chia, tách, giải thể, phá sản doanh nghiệp, quy hoạch xây dựng; thông tin về điều chỉnh quy hoạch của các đơn vị có dự án sử dụng đất để tăng cường quản lý và hỗ trợ người nộp thuế trong việc khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo quy định của pháp Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp: Phối hợp với Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh trong công tác tuyên truyền Luật thuế.

- Các cơ quan Báo, Đài địa phương: Giành thời lượng phát sóng để tuyên truyền phổ biến pháp luật về thuế nói chung và Luật thuế SDĐPNN nói riêng, đặc biệt là trong những thời gian người nộp thuế thực hiện kê khai và nộp thuế.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố: chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Chi cục Thuế trong công tác triển khai quản lý thuế SDĐPNN. Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, các cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn xác nhận thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tin kê khai của người nộp thuế về diện tích đất, vị trí đất, giá 1m2 đất để làm căn cứ để tính thuế SDĐPNN.

- UBND các phường, xã, thị trấn:

+ Thông qua các cán bộ ủy nhiệm thu, thực hiện phát tờ khai đến từng hộ gia đình kèm theo là tờ rơi hướng dẫn kê khai và thu tờ khai của cá hộ gia đình và cá nhân.

+ UBND cấp xã có trách nhiện xác nhân các thông tin kê khai của NNT và xác định các thông tin liên quan đến căn cứ tính thuế (diện tích thực tế sử dụng, diện tích đã cấp GCNQSDĐ, chưa cấp GCNQSDĐ, diện tích sai mục đích, lấn chiếm; vị trí thửa đất giá tính thuế 1m2 đất…) và chuyển tờ khai đến Chi cục Thuế để làm căn cứ tính thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 61 - 65)