II. PHẦN NỘI DUNG
2- Một số kinh nghiệm thiết kế, quản lí website: 2.1 Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng Tin học
2.1. Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng Tin học
Hội đồng sư phạm Nhà trường cần có tâm lí sẵn sàng tiếp nhận thông tin “đa chiều”, tranh luận, trao đổi “công bằng” với người sử dụng website; trong đó có cả học sinh, phụ huynh; cần định trước tính chính luận cũng như: có quá nhiều ý kiến đóng góp, chỉ trích... Website hỗ trợ dạy học, học tập trực tuyến nội dung thể hiện đảm bảo tính tương tác giữa giáo viên và học sinh, để làm tốt việc này hội đồng sư phạm nhà trường cần có “kỹ năng tin học ở
mức cao”, sử dụng tốt các phần mềm đạt chuẩn về dạy học trực tuyến (e-learning) để có thể
tạo ra những bài giảng có tính tương tác cao, tích hợp trên website hỗ trợ quá trình dạy học của giáo viên.
2.2. Đăng kí tên miền – tính chính danh của website
Website nhà trường không nên sử dụng tên miền quốc tế (.com, .net, .info, ..) và không sử dụng host miễn phí (nơi lưu website) vì:
- Tên miền của website phụ thuộc vào nhà cung cấp, tên miền dài, khó nhớ. - Nền tảng phát triển website phụ thuộc vào nhà cung cấp.
- Sử dụng nơi lưu trữ website miễn phí (host) phải chịu các banner quảng cáo có thể gây bất lợi, thậm chí phản cảm cho các website trường học.
Như đã nói phần trên, do tự phát, nhiều cá nhân của trường, với những hiểu biết về mạng, họ đã xây dựng các website, Forum không phải mang danh nghĩa cá nhân mình, mà là danh nghĩa của nhà trường và cung cấp thông tin không chính thống có thể gây bất lợi cho nhà trường.
Trong khi chờ đợi Sở Giáo dục và Đào tạo có webserver nên đăng kí tên miền Việt Nam, đặt trưng của tên miền giáo dục. Ví dụ: tên_trường.edu.vn và thuê một dịch vụ host của nhà cung cấp uy tín phải được giữ gìn và phát triển như một "thương hiệu", tên miền phải được phổ biến trong toàn trường để ai cũng biết đó là "hàng chính hiệu".
Hiện nay, tên miền, hosting có giá không đắt, do các công ty có uy tín cung cấp (FPT.VN, MATBAO.NET, PAVIETNAM.VN) được sự hỗ trợ kỹ thuật và bảo trợ của Pháp luật Việt Nam. (Tên miền Việt Nam: 500.000đ/năm + Hostting: 5.000.000 đ/năm, tùy theo gói dịch vụ).
2.3. Xác định đối tượng và chọn lọc thông tin cung cấp.
Website nhà trường cần định hướng người dùng, đối tượng chính là: học sinh, cựu học sinh, phụ huynh, cơ quan quản lí các cấp; các đối tượng này cần có những dịch vụ chung và riêng cho mỗi đối tượng như:
+ Học sinh: học trực tuyến, góc trao đổi giữa học sinh với giáo viên tra cứu điểm, thời khóa biểu, tài liệu các chuyên đề, đặc biệt các bài giảng E-learning, kiểm tra trực tuyến giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu phát huy thời gian ở nhà, tạo nơi học tập trên mạng không chỉ cho học sinh của trường mà còn nhiều đối tượng khác.
+ Cựu học sinh nhìn lại hình ảnh thầy cô giáo cũ, tìm lại bạn bè nơi cấp sách đến trường.
+ Phụ huynh muốn tìm hiểu con mình đang học những gì, kết quả ra sao, thời khóa biểu của con mình, các thông báo của nhà trường, ...
+ Người muốn tiếp xúc với trường thì muốn tìm các số điện thoại để liên lạc với phòng ban hoặc một giáo viên nào đó.
- Giáo viên thì muốn thấy tên hoặc hình của mình xuất hiện trên website của trường, muốn thấy mình là một bộ phận của trường.
- Các nhà quản lí thì muốn tìm kiếm các số liệu thống kê, các hoạt động hay để nhanh rộng, ...
Những việc cần làm của nhà trường là:
- Lên kế hoạch và định hướng về việc phát triển website cẩn thận, có tính đến các yếu tố chi phí, nhân lực, các thông tin, tài nguyên nào được đưa lên website;
- Khuyến khích giáo viên soạn bài giảng điện tử tuân theo các chuẩn về E-learning, vì mô hình lớp học E-learning là xu hướng tất yếu.
2.4. Chọn nền tảng để tạo website trực tuyến
Website hỗ trợ học tập trực tuyến đồi hỏi những kĩ thuật cao, tích hợp nhiều dịch vụ, là yếu tốt quyết định thành công của website, tránh nhầm lẫn dùng nền tảng tạo diễn đàn (forum platform), blog để làm website nhà trường. Thông thường, theo quy ước các nền tảng khác nhau sẽ được dùng để tạo các môi trường với các mục đích khác nhau:
- Nền tảng tạo website, hệ thống quản lý nội dung (CMS): dùng để đăng tải các tin tức, tài nguyên giáo dục, hình ảnh, hoạt động, sự kiện của nhà trường, quản lý đăng ký thông tin, hỏi đáp, ...
- Nền tảng hệ thống quản lý học tập (LMS): dùng để tạo các lớp học ảo, giáo viên đưa nội dung bài học, bài kiểm tra lên hệ thống này, học sinh đăng nhập vào để xem nội dung và học tập. Giáo viên có thể quản lý học sinh: ai đã đăng nhập, đã có hoạt động gì, có nộp bài hay chưa, ... Giáo viên có thể thiết kế bài giảng trên các phương pháp dạy học tính cực như dạy học theo phương pháp đề án, dạy học theo phương pháp chương trình hóa.
- Nền tảng tạo forum: dùng để tạo một nơi trao đổi cho giáo viên, học sinh và thậm chí phụ huynh của nhà trường.
- Nền tảng blog: có thể dùng để tạo web cho nhà trường, nhưng thường hạn chế chức năng, thường được dùng làm nơi cho giáo viên đăng các bài liên quan đến học tập cho lớp, hoặc các học sinh tham gia viết một blog về một chủ đề nào đó, trao đổi, bình luận, ...
- Nền tảng wiki: Công cụ này dùng để tạo môi trường cộng tác cho học sinh, cho phép học sinh và giáo viên cùng tham gia viết, chỉnh sửa, thêm, xóa, các chủ đề..., wiki có lẽ là một ứng viên sáng giá cho các hoạt động dạy học hợp tác, dạy học theo dự án.
Tóm lại website dạy học trực tuyến cần có các hệ thống:
1. Hệ thống CMS: có thể dùng các sản phẩm đóng gói: WebSphere của hãng IBM, SharePiont của Microsoft, Uportal, Joomla, Wordpress, Nuke, các chương trình. Nếu thuê lập trình thì công nghệ DOTNET được lựa chọn hàng đầu.
2. Hệ thống LMS: Hiện nay Moodle, Dokeos kết hợp Adobe Presenter, LectureMaker, ExE tạo ra những lớp học ảo theo chuẩn E-learning có tính sư phạm và tương tác cao.
Tổ bộ môn Các bộ phận Cộng tác viên B an b iê n t ập We b sit e w w w .t ên _t rư ờ n g.e d u .vn Học sinh & cựu học sinh Phụ huynh & nhân dân
Cơ quan quản lí
3. Hệ thống diễn đàn: Diễn đàn PHPbb, VBB đang thịnh hành hiện nay.