Sử dụng máy vi tính để vào việc thiết kế giáo án điện tử môn lịch sử ở trường THPT

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 118 - 123)

II. PHẦN NỘI DUNG

4.Sử dụng máy vi tính để vào việc thiết kế giáo án điện tử môn lịch sử ở trường THPT

trường THPT

- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin như máy vi tính, đường truyền Internet trong việc thiết kế giáo án điện tử có ý nghĩa to lớn trong đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học trong trường phổ thông nói chung và môn lịch sử nói riêng; qua đó còn góp phần chấm dứt tình trạng đọc chép trong dạy học.

- Theo tôi soạn giáo án điện tử trong dạy học giáo viên chỉ khai thác nhằm mục đích hỗ trợ cho bài giảng mà thôi; trên các Slide trình diễn trên PowerPoint giáo viên chỉ minh họa các : Sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh; đoạn phim…và chỉ lập dàn ý cho nội dung bài dạy; còn về nội dung cơ bản cần nắm được qua bài dạy để cho học sinh tự khám phá, giáo viên chỉ hướng dẫn, cung cấp thông tin thì hiệu quả tiết dạy có sử dụng giáo án điện tử hiệu quả sẽ cao hơn, tránh được tình trạng nhìn chép.

- Khi sử dụng phần mềm PowerPoint soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý số lượng các Slide trình chiếu phù hợp với lượng thời gian trong một tiết dạy; tránh số lượng các Slide trình chiếu quá nhiều; theo tôi số lượng các Slide trình chiếu của một giáo án điện tử trong khoảng 10 đến 10 Slide.

4.1. Sử dụng phần mềm PowerPoint trên máy vi tính thiết kế giáo án điện tử

Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn ở trường phổ thông, giáo viên có thể chọn lựa nhiều phần mềm khác nhau như: Flash, PowerPoint, Violet (tiếng Việt)… kết hợp với các phần mềm bổ trợ khác. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu của bộ môn lịch sử cũng như khả năng tiếp cận của giáo viên, việc lựa chọn phần mềm PowerPoint qua thực tế sử dụng đã khẳng định được ưu thế so với các phần mềm khác.

PowerPoint là phần mềm đồ họa diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần mềm PowerPoint hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng Việt Nam và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word để đánh văn bản.

Phần mềm Powerpoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: từ việc xây dựng BGĐT của bài nghiên cứu kiến thức mới, cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá và cả hoạt động ngoại khóa.

4.2. Khởi động phần mềm PowerPoint

Nhấp vào nút Start trên thanh công cụ à chọn Program à Nhấp vào Microsoft Office à Nhấp vào Microsoft Office PowerPoint

+ Giáo viên có thể chèn nội dung văn bản, hình ảnh, video clip, âm thanh (Insert Picture/ Movie? Sound) làm cho các kênh thông tin về sự kiện lịch sử trở nên đa dạng, phong phú, sinh động, góp phần tạo biểu tượng lịch sử một cách rõ nét. Đồng thời tạo hứng thú, có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn lịch sử.

Ví dụ: khi giảng bài Cách mạng tư sản Pháp, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh bức tranh biếm họa người nông dân Pháp trước cách mạng

:

Từ đó giúp học sinh có được biểu tượng rõ nét về tình hình xã hội nước Pháp trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản, giải thích được mâu thuẫn trong xã hội nước Pháp lúc bấy giờ.

+ Tạo các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ (Insert Chart), niên biểu, bảng so sánh (Insert Table)… với nhiều màu sắc, độ chính xác cao, có hiệu ứng hoạt hình và được trình chiếu theo trình tự nội dung vấn đề, theo xu hướng phát triển…

Ví dụ: Khi dạy bài : Tình hình nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1940) : học sinh sẽ giải thích được vì sao từ năm 1930 – 1935 tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ cao như vậy là do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến Mĩ.

Nộp cho lãnh chúa Nộp cho nhà thờ

Phần còn lại của nông dân

Nộp cho nhà nước phong kiến 50%

25%

10% 15% 15%

Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1940)

+ Khi soạn giáo án điện tử, giáo viên có thể chèn các dạng ký hiệu, biểu tượng thích hợp có sẵn trong Auto Shapes với các định dạng theo điểm, theo đường, tăng giảm kích cỡ, thay đổi hướng các ký hiệu tùy ý. Các dạng ký hiệu, lược đồ trên khi được tạo hiệu ứng thích hợp sẽ giúp học sinh nhận thức rõ trình tự quá trình diễn biến, xác định rõ các địa điểm, khu vực, các hướng di chuyển… qua đó góp phần tạo biểu tượng rõ nét về không gian, thời gian hay giúp học sinh nắm được các mối liên hệ giữa các yếu tố, sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ví dụ: khi dạy về diễn biến chiến tranh thế giới thứ II , giáo viên sử dụng lược đồ diễn biến ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương , giáo viên có thể chèn các dạng ký hiệu, biểu tượng thích hợp có sẵn trong Auto Shapes với các định dạng theo điểm, theo đường, tăng giảm kích cỡ cho học sinh trình bày diễn biến , giúp các em có ấn tượng hơn, khi tìm hiểu về diễn biến chiến tranh.

+ Tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động cho các đối tượng (văn bản, hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ, bảng biểu…) là một trong những chức năng ưu thế của Powerpoint. Từ Menu Slide Show > Custom Animation >Add Effect giáo viên có thể chọn nhiều hiệu ứng khác nhau cho đối tượng đã được chèn trên Slide.

Ví dụ: khi dạy bài 23 lịch sử lớp 10 (cơ bản ) về diễn biến của chiến thắng Rạch Rầm – Xoài Mút, giáo viên có thể tạo các hiệu ứng hình ảnh, biểu tượng… sinh động , giúp cho các em trình bày diễn biến trận đánh sinh động hơn, và các em có ấn tượng sâu sắc hơn.

CHIẾN THẮNG RẠCH RẦM – XOÀI RẠCH RẦM – XOÀI

MÚT

Tóm lại: Việc sử dụng máy vi tính để soạn giáo án điện tử phục vụ cho hoạt động dạy – học giúp cho giáo viên trình bày nội dung bài học một cách đa dạng, phong phú, sinh động nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian việc ghi chép, kẻ vẽ lược đồ… trên bảng đen theo lối dạy truyền thống.

4.3. Các bước tiến hành thiết kế một bài giáo án điện tử

Để đạt được một bài học lịch sử hiệu qủa, giáo viên cần tuân thủ tiến hành theo 3 bước sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 1: Xây dựng giáo án: xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà học sinh cần nắm vững trong tiết học, sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu viết, tranh ảnh, sinh cần nắm vững trong tiết học, sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu viết, tranh ảnh, phim tư liệu, băng ghi âm có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. Xử lý các tư liệu đã chọn lọc .

- Bước 2: Thiết kế giáo án điện tử: Giáo viên sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng. Xây dựng kế hoạch thiết kế cụ thể của các Slide trình diễn phù hợp với thiết kế bài giảng. Xây dựng kế hoạch thiết kế cụ thể của các Slide trình diễn phù hợp với số lượng đối tượng được lựa chọn để trình diễn và tương ứng với thời gian cụ thể mà giáo án lên lớp đã xác định. Cù laoTân Ph ong Th?i Son TRÀ TÂN MI THO

- Bước 3: Kiểm tra lại giáo án điện tử sự: trình chiếu thử từng slide, để phát hiện lỗi, chỉnh sửa nội dung, hình thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng, cuối lỗi, chỉnh sửa nội dung, hình thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng, cuối cùng lưu giáo án điện tử vào máy vi tính, hoặc lên đĩa CD để phòng tránh tình trạng máy tính có tập tin lưu trữ bị gặp sự cố.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 118 - 123)