Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm lược châu Âu (9/1939 – 9/1940).

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 100 - 105)

I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH.

1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm lược châu Âu (9/1939 – 9/1940).

- Ngày 1/9/1939, Đức đánh chiếm Ba Lan. Ngày 3/9/1940, Anh – Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Tranh biếm họa – Hitle được ví như người khổng lồ (1938)

Sự hoành hành của Hitle làm náo loạn cả Châu Âu

Hitle tuyên chiến với Châu Âu

1.9.1939

- Ngày 28/9/1939, Đức thôn tính Ba Lan.

- Từ tháng 4 – 7/1940, Đức đánh chiếm hầu hết các nước Châu Âu.

- Tháng 7/1940, không quân Đức tiến hành oanh tạc nước Anh, tàn phá nặng nề nhiều thành phố. Nước Anh quyết chiến đấu đến cùng và làm thất bại âm mưu của Đức.

Chiến sự ở Ba Lan

Lược đồ - Đức đánh chiếm các nước Châu Âu

- Tháng 9/1940, Đức – Ý – Nhật ký hiệp ước Tam cường.

Hiệp ước Tam cường đã tuyên bố mục đích của phe Trục là thiết lập “Trật tự mới” trên thế giới, thay cho trật tự cũ đã lỗi thời. Sự thống trị của phát xít Đức đã tạo ra cái gọi là “trật tự mới” ở Châu Âu.

Đối với các nước bị chiếm đóng, Đức thống trị bằng bạo lực và khủng bố (của lực lượng mật vụ Ghestapô, cảnh vệ SS và quân đội Đức. Hitle ra sức vơ vét nhân lực (hơn 7 triệu dân ở Châu Âu bị đưa sang Đức làm lao động khổ sai) và thẳng tay bóc lột kinh tế để phục vụ chiến tranh.

Chính sách phân biệt chủng tộc cực kỳ tàn bạo được áp dụng. Người Xlavơ (Nga, Ba Lan…) bị coi như nô lệ, có thể bị bắn giết bất cứ lúc nào. Riêng người Do Thái bị Hitle dành cho “giải pháp cuối cùng” nghĩa là tiêu diệt toàn bộ. Họ bị dồn vào các ghettô (khu cách li) và bị tàn sát hàng loạt. Cho đến năm 1945, hơn 5 triệu người Do Thái (tức 70% dân số Do Thái ở Châu Âu và 40% trên toàn thế giới) đã bị giết hại. Các trại tập trung với phòng hơi ngạt và lò thiêu người là sản phẩm tiêu biểu cho “trật tự mới” của phát xít Đức.

Trại tập trung của Đức Quốc xã

Hội nghi ký hiệp ước Tam cường. Hàng đầu (từ trái sang phải) : Nhật hoàng Hideki Tojo, Thủ tướng Ý Benito Mussolini và Thử tướng Đức Adolf Hitler

- Từ 10/1940 – 6/1941, Đức đánh chiếm các nước Nam Âu : Rumani, Hunggari, Bungari, Nam Tư, Hy Lạp.

III – CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (6/1941 – 11/1942). 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi. 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.

- Tháng 12/1940, Đức thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô – kế hoạch Bacbaroxa.

Hitle thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô mang tên Bacbaroxa

Ngày 22/6/1941, ba đạo quân Đức với lực lượng hùng hậu lên đến 5,5 triệu quân đã đồng loạt tấn công trên suốt dọc tuyến biên giới phía Tây Liên Xô. Với ưu thế về vũ

Lược đồ - Đức đánh chiếm các nước Nam Âu

Hướng phía Nam

Hướng phía Bắc Hướng trung tâm

khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Đạo quân phía Bắc bao vây Lê – nin – grat, đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vị thủ đô Matxcova (có nơi chỉ cách thủ đô 20km), đạo quân phía Nam chiếm Ki – ep và phần lớn U – crai – na.

Nhưng Liên Xô vẫn đứng vững. Thành phố Lê – nin – grat bị bao vây suốt 900 ngày đêm, với gần 1 triệu người chết vì đói rét, bom đạn, vẫn kiên cường chiến đấu cho đến ngày giải phóng.

Phim tư liệu về mặt trận Xô – Đức

Quân đội Liên Xô thề quyết tử chống Đức

Đức tấn công Liên Xô

Sáng ngày 7/11/1941, kỷ niệm lần thứ 24 Cách mạng tháng Mười Nga đã diễn ra một cuộc duyệt binh đặc biệt. Những đơn vị duyệt binh, vũ khí và đạn dược sẵn sàng, diễu qua Hồng trường rồi tiến thẳng ra mặt trận.

- 6/ 12/1941, Hồng Quân Liên Xô do tướng Giu - côp chỉ huy đã phản công Đức và giành thắng lợi ở Mát – xcơ – va, làm thất bại chiến lược « Chiến tranh chóp nhoáng » của Đức.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)