Khai thác tư liệu qua mạng internet phục vụ cho bài giảng Lịch sử

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 123 - 128)

II. PHẦN NỘI DUNG

5. Khai thác tư liệu qua mạng internet phục vụ cho bài giảng Lịch sử

Internet là một thành tựu to lớn của nhân loại cuối thế kỷ XX, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng lịch sử.Việc tìm kiếm

nguồn tư liệu trên mạng internet được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng lịch sử trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn

5.1. Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng lịch sử

- Internet đã trở thành kho thông tin khổng lồ và phong phú nhất trong lịch sử nhân loại với hàng trăm triệu websites liên quan đến mọi lĩnh vực, ngõ ngách của đời sống xã hội. Khối lượng đó lại được tăng lên với tốc độ chóng mặt hàng năm.

- Internet có ưu thế tuyệt đối, trừ một số ít thông tin được bảo vệ nhằm mục đích thương mại hoặc bí mật, mỗi người sử dụng Internet đều có thể truy cập bất kỳ một thông tin nào trên Internet dù thông tin đó được đặt ở mọi nơi trên thế giới,

- Internet cung cấp thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hay thậm chí là cả dạng phim tư liệu hay video. Khả năng này cho phép khai thác và bổ sung những tư liệu một cách phong phú hơn rất nhiều so với thông tin được in trên giấy thuần túy bằng văn bản.

5.2. Lựa chọn các nguồn tư liệu trên mạng Internet cho phù hợp với nội dung bài giảng bài giảng

Việc Lựa chọn các nguồn tư liệu trên mạng Internet phải liên quan đến nội dung bài giảng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hướng tư duy học sinh đến các nhận định, bài học, nhân vật, sự kiện, địa danh, hiện vật hay ý nghĩa lịch sử.

Ví dụ, một bức ảnh chân dung của Giêm Oát, và máy dệt chạy bằng sức nước sẽ là tư liệu phù hợp cho bài giảng về cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII:

- Thông tin và tư liệu chỉ được chiếm một tỷ lệ vừa đủ cả về thông tin và thời gian cung cấp thông tin. Tư liệu không thể lấn át nội dung chính của bài giảng mà nó bổ sung, làm cho kiến thức được cung cấp được hấp thụ dễ dàng và toàn diện hơn.

5.3. Một số yêu cầu khi khai thác mạng Internet

- Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định. Điều cần thiết đầu tiên là ngoại ngữ, nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều.

- Phải có những hiểu biết cơ bản khi truy cập vào Internet : biết sử dụng những công cụ tra cứu tìm kiếm như YAHOO...để tìm kiếm phù hợp với mục đích tra cứu tìm kiếm tư liệu lịch sử. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực tiếp bằng thư tín điện tử (e-mail) với các viện bảo tàng, cơ sở nghiên cứu có thể tìm thấy trên Internet có thể giúp cung cấp những tư liệu quý.

5.4. Cách khai thác Internet phục vụ dạy học Lịch sử 5.4.1. Tìm kiếm tài liệu văn bản 5.4.1. Tìm kiếm tài liệu văn bản

a) Kích đúp chuột trái (hoặc chuột phải à chọn Open Home Page) vào biểu tượng Internet Explorer trên desktop.

b) Ở thanh Address: gõ địa chỉ của trang tìm kiếm vào: www.google.com.vn à Enter.

d) Ở cửa sổ mới, muốn lưu trang web lại có thể dùng chuột bôi đen tất cả (Ctrl-A), copy, mở trang Word rồi paste vào. Hoặc Chọn File à Save as…à chọn đường dẫn để lưu à gõ tên tài liệu vào ô file name (ở đây gõ không dấu) à Save

- Xuất hiện các kết quả, kích chuột phải vào kết quả muốn chọn à Save Target As…à chọn đường dẫn rồi Save như trên.

5.4.2. Tìm kiếm hình ảnh, bản đồ

Vào biểu tượng Internet Explorer trên desktop à Ở thanh Address: gõ địa chỉ của trang tìm kiếm vào: www.google.com.vn à Enter à kích chuột trái vào Hình ảnh à gõ từ chìa khoá cần tìm vào à Enter.

e) Kích chuột phải vào ảnh cần lấy à Open Link in New Window. Kích chuột phải vào ảnh thu nhỏ ở phía trên à chọn Save Target As… chọn đường dẫn và Save như trên.

Lưu ý:

+ Save Target As… với bất kỳ loại file văn bản hay hình ảnh + Save Picture As…chỉ dành cho hình ảnh.

+ Nếu ở trường nào chưa nối mạng Internet thì vẫn có thể truy cập Internet được với điều kiện có: máy tính, modem kết nối, điện và đường dây điện thoại.

+ Để tự thiết lập kết nối Internet ở trên máy tính cá nhân có vào mạng Wireless Network

* Các bước để cài đặt, thiết lập kết nối Internet: (Dành cho máy dùng Windows XP)

Bước 1: Kích chuột trái vào Start (à Settings) à Control Panel à kích đúp chuột vào biểu tượng Network Connections

Bước 2: Ở bảng New Connection Wizard à Next à Next à Chọn Set up my connection manually à Next à Next

Bước 3: Ô ISP name nhập các ký tự: vnn1269 à Next. Ô Phone number nhập tương tự :1269à Next

Bước 4: Ô User name, password, Confirm password đều dùng vnn1269 à Next à Finish (sẽ hiện bảng Connect 1269)

+ Việc thiết lập kết nối Internet ở trên máy tính cá nhân có vào mạng Wireless Network phải tùy thuộc vào khu vực, cơ quan, đơn vị có sử dụng đăng ký mạng Wireless, đối với khu vực thành thị thì đây là đều thuận lợi, còn đối với khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa thì rất khó khăn, vì ở những khu vực này không có kết nối Wireless, chính vì vậy mà máy tính cá nhân không thể kết nối được.Đây là khó khăn chung cho những giáo viên vùng sâu, vùng xa.

III. KẾT LUẬN

Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong hoạt động dạy – học môn lịch sử ở trường THPT, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học, qua đó giúp cho người dạy và người học thay đổi phương pháp dạy – học truyền thống, đồng thời CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”, góp phần nâng cao chất lượng môn lịch sử ở trường phổ thông, thực hiện tốt Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ) “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”.

Đối với môn Lịch sử, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình minh họa. Có thể là hình ảnh mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng hay hình ảnh các vùng kinh tế,diện tích lãnh thổ của vùng văn hóa nào đó... Nếu chỉ trình bày suông, tiết dạy và học sẽ nhàm chán, học sinh sẽ bị thụ động, không hứng thú môn học. Do vậy việc khai thác máy vi thính trong dạy – học môn lịch sử để soạn ra các Giáo án điện tử, kết hợp với việc truy cập mạng internet tìm kiếm thêm nhiều nguồn thông tin (hình ảnh, phim tư liệu…) chắc chắn rằng hoạt động dạy – học sẽ sôi nổi hơn, học sinh hứng thú, tích cực học, từ đó sẽ nâng cao chất lượng bộ môn.

Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta cần một bản đồ để minh họa trong giờ học nhưng hình

ảnh chúng ta lấy từ internet lại quá nhỏ hay nó lại nằm chung với một hình khác .Như vậy chúng ta bó tay, không cần minh họa hay vẽ lên bảng hay tìm một bản đồ khác cho đến khi vừa ý. Không giải pháp đơn giản hơn là chúng ta có thể phóng to bản đồ này lên hay xén lại hình để chỉ lấy phần bản đồ cần dạy. Hay để tăng thêm tính thuyết phục, tính chất thực của các sự kiện, giáo viên dạy lịch sử có thể thông qua các đoạn phim tư liệu.Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt. Góp phần quan trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung và chấm dứt tình trạng đọc – chép trong dạy – học môn lịch sử nói riêng.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)