Đặc trưng của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 115 - 116)

II. PHẦN NỘI DUNG

1.Đặc trưng của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông

Lịch sử khôi phục lại cho học sinh những kiến thức lịch sử đã từng tồn tại trong quá khứ, kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả vẻ bề ngoài của sự kiện, mà còn phải giải thích chúng, chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể, bộ môn lịch sử khái quát sự thật lịch sử để hình thành cho học sinh các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em ngày càng đi sâu hơn vào bản chất của sự kiện lịch sử, theo đúng con đường nhận thức lịch sử.

Đối tượng học tập của bộ môn Lịch sử thuộc về quá khứ, cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất của sự kiện và hiểu sâu về sự kiện lịch sử càng khó. Giáo viên cũng không thể tiến hành các thí nghiệm làm sống lại, xây dựng lại các nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong quá khứ. Vì vậy, giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh khôi phục lại “bức tranh quá khứ”, lĩnh hội tri thức lịch sử và hiểu chúng, vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn.

Hiện nay, việc dạy học lịch sử với sự hỗ trợ của CNTT khá phổ biến và ngày càng tỏ ra khá hiệu quả cao. Nhờ sự hỗ trợ của CNTT với các công cụ máy vi tính và các phương tiện hỗ trợ khác, người giáo viên có thể thực hiện giáo án điện tử với đầy đủ các kênh chữ, kênh hình, âm thanh, qua đó, học sinh không chỉ được rèn luyện các khả năng đọc, nghe, viết nói mà còn quan sát và cảm nhận được các sự kiện, giúp học sinh hình thành biểu tượng lịch sử thông qua trực quan sinh động.

Việc truy cập trên mạng Internet giúp cho giáo viên có thể khai thác lựa chọn những thông tin, tư liệu, hình ảnh, đoạn phim phù hợp với nội dung bài dạy sẽ giúp cho tiết dạy môn lịch sử sinh động hơn, học sinh hứng thú trong giờ học, qua đó phát huy được tính tư duy, sáng tạo, tự học cho các em.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 115 - 116)