- Tiếp tục tập huấn cho giáo viên các trường các phần mềm soạn bài giảng điện tử theo
4. Chia sẻ và định hướng
4.1 Một số kinh nghiệm tạo diễn đàn
+ Phải biết lựa chọn host trong vô số các host nhằm thỏa các điều kiện sau: a. Tốc độ tốt, ổn định, cung cấp đấy đủ tính năng của 1 forum.
b. Công cụ tùy biến tốt, liên kết với các search engine tốt (google, yahoo...).
+ Khó khăn nhất là tìm công cụ nhập công thức toán để user bình thường có thể sử dụng được và làm sao để gắn công cụ này vào forum.
+ Khó khăn về nhân sự quản trị các chủ đề.
+ Từ khóa: forum đứng đầu kết quả từ khóa: Toán Vĩnh Long trên google
+ Về kỹ thuật: phải biết post bài, post hình ảnh,…chủ yếu là về chuyên môn toán online và chiến lược để nhiều người biết và sử dụng forum mới quan trọng.
+ Hoạt động từ 25.07.2009 cho đến nay, với tổng số bài viết (chỉ tính tới 03.03.2011) là 967 bài (đủ các thể loại), số lượt người truy cập: hơn 225.000 và có 297 thành viên chính thức (kể cả ban quản trị – Administrator – Moderators)
4.2 Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học
+ Theo điều 10 trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011 (số 4937/BGDĐT – CNTT) ngày 18 tháng 8 năm 2010. BGDĐT khuyến khích việc “Tổ chức diễn đàn trên mạng để giáo viên và học sinh thảo luận bài học một cách tích cực, chủ động”. Trong điều 11 có chỉ đạo “ Tạo thư viện học liệu mở”: huy động các bài trình chiếu, bài giảng E–Learning, bài giảng điện tử thành một hệ thống thư viện điện tử dùng chung và “Tích cực áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học” và “Tích cực triển khai soạn bài giảng điện tử bằng các phần mềm công cụ E–Learning” để chia sẻ dùng chung, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử E–Learning”.
+ Trong tham luận này tôi sẽ chia sẻ với bạn về hai vấn đề: Dạy học online và sách điện tử online mà tôi đã khai thác, tìm hiểu, tự học, tự vọc. Sau đó trực tiếp sử dụng và phát hiện một số chức năng hay, phù hợp với những công việc sắp tới trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học.