KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GiỚI THỨ HAI BẢNG TÓM LƯỢC NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 112 - 115)

BẢNG TÓM LƯỢC NỘI DUNG

NỘI DUNG SỰ KIỆN

Thời gian 1/9/1939 – 15/8/1945

Chiến trường Châu Âu, Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Trung Đông, Địa Trung Hải và Châu Phi.

Nguyên nhân bùng nổ

Hậu quả của Hiệp ước Vecxai – Oasinhton Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Đức xâm lược Ba Lan.

Nhật tấn công Trân Châu cảng.

Kết quả

Gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh.

Quân Đồng minh thắng. Mĩ và Liên Xô trở thành siêu cường quốc.

Chiến tranh lạnh bùng nổ.

THAM CHIẾN

Đồng Minh Phe trục

Mĩ Anh Trung Quốc Nhiều nước khác Ý Nhật Nhiều nước khác CHỈ HUY

Winston Churchill (Anh) Franklin Roosevelt (Mĩ)

Iosif Stalin (Liên Xô) Tưởng Giới Thạch (TQ)

Adolf Hitle (Đức) Benito Mussolini (Ý)

Hideki Tojo (Nhật)

SO SÁNH VỚI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ I (1914 – 1918)

NỘI DUNG CT1 CT2

1. Những nước tuyên bố tình trạng có

chiến tranh 38 76

2. Số người bị động viên vào quân đội

(triệu người) 74 110

3. Số người chết (triệu người) 10 60

4. Số người bị thương và tàn tật (triệu

người) 20 90

5.Thiệt hại về vật chất (tỉ USD), trong đó: Chi phí quân sự trực tiếp

338 85

4.000 1.384 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. KẾT LUẬN.

“Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)” là một bài học thuộc loại rất khó trong chương trình nhưng sẽ là một bài dạy rất hấp dẫn đối với học sinh khi giáo viên biết tận dụng tốt các tư liệu lịch sử để minh họa cho bài học.

Qua thực tế giảng dạy, với việc sử dụng linh hoạt các tư liệu lịch sử khác nhau (tranh ảnh, phim tư liệu, bảng đồ…) trong bài dạy bằng sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống với công nghệ thông tin (chủ yếu là công cụ trình chiếu Power Point), tôi nhận thấy rằng, giờ học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều. Học sinh không cảm thấy nhàm chán với môn học mà yêu thích bộ môn hơn vì các em như được sống lại trong quá khứ, được nhìn thấy các sự kiện đang diễn ra, được tự mình khá phá các sự kiện lịch sử.

So sánh với kết quả dạy học truyền thống trong những năm học trước đây, việc tiếp thu bài học đạt kết quả cao hơn, tạo không khí hứng thú trong học tập, có sự hoạt động đồng bộ giữa thầy và trò. Nhờ những tư liệu lịch sử minh họa sống động, chân thực

đã giúp học sinh học tập, tiếp thu nội dung bài học vững chắc hơn, nhớ bài lâu hơn. Từ đó, chất lượng bộ môn được nâng lên một cách rõ rệt.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng tư liệu lịch sử để giảng dạy, giáo viên cần lưu ý những điểm sau:

- Nguồn tư liệu lịch sử phải đáng tin cậy, nguồn gốc rõ ràng. Cần đối chiếu cẩn thận các nguồn tư liệu. Trường hợp không rõ nguồn gốc hoặc có quan điểm trái với quan điểm chính thống thì nên cân nhắc kỹ trước khi đưa vào bài dạy.

- Việc sử dụng tranh ảnh, lược đồ hoặc thước phim tư liệu cũng phải có chọn lọc, không ôm đồn quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh không cần thiết để có thể cô động được nội dung bài học, học sinh dễ nhớ hơn.

- Giáo viên cần tích cực sưu tầm tư liệu lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau như : sách báo, thư viện, Internet, đài truyền hình hoặc từ đồng nghiệp... để làm phong phú tài liệu giảng dạy.

- Cần kết hợp giữa giảng dạy theo phương pháp truyền thống với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng. Chỉ nên xem công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ giảng dạy chứ không phải thay thế chức năng của người thầy.

Hy vọng, với những điều nêu trên chất lượng giảng dạy các bài học Lịch sử nói chung và dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)” nói riêng sẽ đạt hiệu quả cáo hơn, chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô./.

ỨNG DỤNG MÁY VI TÍNH, ĐƯỜNG TRUYỀN INTERNET TRONG DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT TRONG DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 112 - 115)