Phát xít Đức bị tiêu diệt Nhật Bản đầu hàng Chiến tranh kết thúc.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 107 - 112)

I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH.

2.Phát xít Đức bị tiêu diệt Nhật Bản đầu hàng Chiến tranh kết thúc.

- Đầu 1944, Liên Xô tổng phản công, giải phóng toàn bộ Liên Xô và tiến quân giải phóng các nước Trung và Đông Âu.

- 6/6/1944, Anh – Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan…

- 1/1945, Liên Xô tấn công Đức từ phía Đông. - 16/4/1945, Liên Xô tấn công vào Beclin.

- 30/4/1945, Cờ của Hồng quân Liên Xô đã cắm trên toàn nhà quốc hội Đức. Hitle tự sát. 1 1 1 1 9 9 9 9 4 4 4 4

Lược đồ chiến trường Châu Á – Thài Bình Dương

7/19437/19437/1943 7/19437/1943 7/1943

Ngày 30/4/1945, sau 16 ngày đêm chiến đấu ác liệt, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt toàn bộ đội quân cố thủ Beclin trên 1 triệu quân của Đức, cắm cờ chiến thắng trên tòa nhà Quốc hội Đức. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít vĩ đại của nhân dân Liên Xô và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Ngày 30/4/1945, thủ đô Beclin thất thủ. Hitle đã đưa gia đình xuống hầm chỉ huy và sau khi giết chết vợ, ông đã tự kết liễu đời mình bằng chính khẩu súng một thời huy quyền của ông, chấm dứt cuộc đời của một con người “có một năng lực hủy hoại hiếm thấy” trong lịch sử.

9/5/1945, Thống chế Wilhelm Keitel ký văn kiện đầu hàng

Lược đồ chiến sự (1944 – 1945)

- 6/8 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản.

Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima) ngày 6/8/1945, chiếc B – 29 mang tên Enola Gay của phi đoàn 509, cơ trưởng Đại tá Paul Tibbets, xuất phát từ căn cứ không quân North Field trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay, đã thả quả bom nguyên tử "Little Boy"

trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600m với sức nóng lên tới 4000°C và ngay lập tức giết chết ít nhất 80.000 người. Bán kính bị tàn phá là 1,6

km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại. Về sau có thêm khoảng 60.000 người chết vì bị nhiễm phóng xạ, nâng tổng số người chết ở Hirosima lên con số 140.000 người.

Lúc 11 giờ 01, ngày 9/8/1945, pháo đài bay B-29 Bock's Car, cơ trưởng Thiếu tá Charles W. Sweeney đã thả quả bom nguyên tử "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki. Quả bom phát nổ ở 469 mét cách mặt đất, với nhiệt độ 3.871°C đã giết chết 70.000 dân cư Nagasaki ngay lập tức và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là 1,6 km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2 km cách vụ nổ về phía nam. Một số lượng không tính toán được những người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh bom ở đây.

Little boy Fat Man

Phim tư liệu về vụ nổ bom nguyên tử Đám mây hình nấm ở phía trên Hirosima sau vụ thả bom nguyên

tử Little Boy

Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném xuống

Nagasaki, cao đến 18 km

Quang cảnh Hi-rô-si-ma và Nagasaki sau khi bị ném bom nguyên tử

Trong thảm họa bom nguyên tử, ngày 6/8/1945 ở Hirosima đã có một kỳ tích xảy ra. Đó là trong khi hàng vạn người chết thì cô bé Sadako Xaxaki (khi ấy mới 2 tuổi) đã may mắn sống sót. Tuy nhiên, sự sống của cô lại không kéo dài được lâu khi đến năm 1951, cô phải nhập viện vì bị nhiễm chất phóng xạ.

Theo truyền thuyết của Nhật Bản, khi một người bị bệnh xếp đủ 1000 con hạc bằng giấy treo trong phòng thì người ấy sẽ khỏi bệnh. Tin theo truyền thuyết, ngay khi nhập viện cô bé Sadako đã tự tay xếp những con hạc bằng giấy, nhưng cô chỉ xếp được 644 thì kiệt sức.

Quá cảm động trước cái chết của cô bé, toàn bộ học sinh thành phố Hirosima đã quyên góp tiền xây dựng bức tượng cô gái với hai tay vươn cao con hạc, đặt trong khuôn viên công viên Hirosima, nơi có chiếc đồng hồ mãi mãi dừng lại ở 8h15. Và dưới chân tượng đài, người ta ghi dòng chữ : “Chúng tôi mong muốn hãy để hòa bình tồn tại vĩnh viễn trên thế giới này”.

NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI VÀ HẬU THẾ VỀ THẢM HỌA BOM NGUYÊN TỬ HỌA BOM NGUYÊN TỬ

- Itiro Mirimoto, một trong những nạn nhân may mắn còn sống sót sau thảm họa Hiroshima nhớ lại: "Một vầng sáng kinh dị bùng nổ trên bầu trời. Mọi người nhìn lên mà

Cô bé Sadako và câu chuyện 1000 con hạc

Bức tượng cô bé Sadako hai tay giơ cao con hạc do học sinh thành phố Hirosima nguyên góp xây dựng.

Phía dưới tượng là dòng chữ : “Chúng tôi mong muốn hãy để hòa bình tồn tại vĩnh viễn trên thế giới này”.

thầm nghĩ có lẽ nữ thần mặt trời đã xuống giúp chúng tôi trong chiến tranh. Nhưng ngay sau đó, có cái gì đó nóng rát bao bọc quanh mình. Bóng tối tràn ngập, thân thể bắt đầu đau đớn, xung quanh tiếng than khóc kêu rống vang lên rền rĩ. Trong đêm tối, đây đó ánh lên những đốm lửa ma quái, xác người cháy đen nằm rải rác khắp nơi. Tôi nhìn thấy hai người phụ nữ đang đi, lớp da trên mặt và cánh tay họ hoàn toàn biến dạng, chảy nhăn nheo. Quá kinh hoàng, tôi thét lên và nghĩ rằng mình sẽ chết. Sau đó tôi ngất đi".

- Năm 1946, trong một bản báo cáo của Tổ chức nhà thờ liên bang với tên Chiến tranh nguyên tử và niềm tin Thiên chúa có một đoạn như sau: "Là những người Thiên chúa Hoa Kỳ, chúng ta hối tiếc về sự lạm dụng thiếu trách nhiệm vũ khí nguyên tử. Chúng ta đều đồng cảm rằng, trên nguyên tắc, dù là sự nhìn nhận của bất kỳ người nào đối với chiến tranh, việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là không thể biện hộ được về mặt đạo đức." (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cựu đại tá không quân Mỹ Paul Tibbets, người chỉ huy phi hành đoàn gồm 12 người trên chiếc B29 ném bom xuống Hiroshima, khi được hỏi ông rằng ông có ăn về việc làm của mình ? Ông đã nói rằng: "Không có cuộc chiến tranh nào có thể tránh khỏi việc giết hại những thường dân vô tội".

- Còn một trong những cha đẻ của trái bom nguyên tử, nhà vật lý học người Mỹ gốc Hungary - Leo Shilard thì nói: "Đây là tội ác chiến tranh ghê tởm, vô nhân tính. Nếu như Đức quốc xã cũng hành xử với chúng ta như thế, chúng ta đã treo cổ hết bọn chúng tại tòa án quân sự".

Ngày 15/8/1945, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo chuyên đề xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (Trang 107 - 112)