- Tiếp tục tập huấn cho giáo viên các trường các phần mềm soạn bài giảng điện tử theo
GIỚI THIỆU MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre. Trường THPT Chuyên Bến Tre,
Hưởng ứng phong trào ứng dụng khoa học công nghệ trong đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học, cùng với các trường THPT trong tỉnh Trường THPT chuyên Bến Tre cũng có sự cố gắng để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Một số việc mà tập thể nhà trường đã thực hiện được trong thời gian qua như sau: 1) Trong năm học nầy chúng tôi đã ứng dụng CNTT trong quản lý điểm số của học sinh qua chương trình VNPT School. Chương trình nầy đã giúp cho giáo viên bộ môn, GVCN và BGH quản lý điểm của học sinh và thực hiện các biểu mẫu thống kê chất lượng bộ môn một cách thật khoa học và hiệu quả.
2) BGH cũng đã tích cực ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, báo cáo của các tổ chuyên môn hàng tháng, cuối học kì, cuối năm đều thực hiện qua email. Điều nầy giúp cho hiệu của công việc được nâng cao.
3) Cũng từ nhiều năm qua việc sắp thời khóa biểu cũng được thực hiện trên vi tính. Điều nầy giúp cho việc phân bố các tiết dạy được hợp lý và khoa học.
4) Vấn đề soạn thảo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cũng được 100% giáo viên ứng dụng CNTT qua các phần mềm của BGD cùng với áp dụng quy trình soạn trực tiếp trên phần mềm Microsoft Office Word thật hiệu quả do giáo viên của trường nghĩ ra.
5) Đa số giáo viên của trường đã tự học tiếng Anh chuyên ngành để có thể khai thác tài nguyên đa phương tiện từ các trang web của nước ngoài. Cụ thể chúng tôi đang phấn đấu tự học để có thể đọc và dịch các đề thi và các chuyên đề phục vụ thiết thực cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
6) Hầu hết giáo viên của trường đều sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho bộ môn của mình, có kỹ năng tìm kiếm các thông tin trên mạng như hình ảnh, âm thanh, video làm tư liệu phục vụ cho các bài giảng điện tử.
7) Bắt đầu từ năm học nầy trang web của trường đã đi vào hoạt động với sự điều hành của Chi đoàn giáo viên. Một số đề thi và các chuyên đề đã được đưa lên web giúp cho học sinh có thêm tư liệu phục vụ cho việc học tập. Mục diễn đàn giúp cho giáo viên và học sinh có thể trao đổi thắc mắc trong học tập và giảng dạy.
8) 100% giáo viên của trường đều đạt được các kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo các bài giảng điện tử với các phần mềm Powerpoint, Violet, Sketchpad, Lecture Marker. Một số bài giảng điện tử được đầu tư soạn thảo khá công phu và đạt hiệu quả trong giảng dạy. Chúng tôi cũng đang có kế hoạch thành lập một thư viện các bài giảng điện tử cho các bộ môn, thư viện nầy sẽ lưu trữ các bài giảng điện tử có chất lượng cao. Sau đây sẽ minh họa hình ảnh một số bài giảng điện tử được soạn thảo theo phong cách mới…( Minh họa 1) Đồ thị hàm số có dấu giá trị tuyệt đối, 2) Thể tích khối tròn xoay …)
9) Một trong những vấn đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy là tạo thư viện sách điện tử. Trong điều kiện hiện nay, giáo viên có thể tự trang bị cho mình một notebook để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu là hoàn toàn có thể thực hiện được. Chúng tôi nghĩ rằng là giáo viên thì ai cũng mơ ước có được một thư viện sách phù hợp với chuyên môn của mình và còn gì hấp dẫn hơn khi chúng ta có thể mang theo cả thư viện sách bên mình để phục vụ cho công việc giảng dạy. Điều mơ ước nầy là hoàn toàn có thể thực hiện được, qua nhiều năm nghiên cứu chúng tôi đã tìm ra giải pháp để số hóa tất cả tài liệu sách vở và đưa vào máy vi tính.
Thực tế cho thấy các thư viện lớn như thư viện quốc gia tại TPHCM cũng như các thư viện của các trường đại học thì số đầu sách điện tử còn rất ít. Các sách điện tử do các đơn vị nầy tạo ra chủ yếu là do mướn người nhập liệu trực tiếp từ word mà làm như vậy thì không thể có khả năng thực hiện với số lượng sách lớn và phải tốn kém rất nhiều tiền bạc và công sức. Đối với các trường THPT trong cả nước thì chưa có trường nào có khả năng tạo ra các thư viện sách điện tử. Giải pháp để tạo ra thư viện sách điện tử mà chúng tôi nghĩ ra thật đơn giản mà bất kì GV nào cũng có thể thực hiện. Với giải pháp nầy, chúng tôi đã tạo ra một thư viện với gần 7000 quyển sách về toán THPT . Các quyển sách điện tử được tạo ra có chất lượng cao, rõ đẹp , dung
thư viện sách nầy. Giáo viên có thể mang cả thư viện khi đến lớp, rất tiện cho việc nghiên cứu soạn giảng. Đặc biệt khắc phục được tình trạng giáo viên phải mang một chiếc cặp nặng nề với đầy sách khi đến lớp…
Với thư viện nầy giáo viên có thể biên soạn các chuyên đề, các bộ đề kiểm tra mà không tốn nhiều công sức. Cũng từ thư viện nầy các giáo viên có thể chia sẻ với đồng nghiệp và các em học sinh các tài liệu hay qua các file mà không tốn kém… Đối với các giáo viên thường đi công tác xa thì việc được mang theo bên mình một thư viện sách điện tử phong phú là niềm mơ ước.
( Minh họa thư viện sách điện tử )
10) Vấn đề tạo bài giảng Video giúp học sinh tự học:
Hiện nay, trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, xu thế tạo bài giảng điện tử đang được nhiều giáo viên quan tâm, cũng như gây được sự hứng thú từ phía học sinh. Tuy nhiên khi giảng dạy bằng giáo án điện tử hay giảng dạy bằng phương pháp truyền thống trên lớp thì do thời lượng có hạn nên có những phần mà người Thầy không có điều kiện để giải thích một cách thật chi tiết. Do đó nếu sau giờ học, học sinh hoặc các đồng nghiệp muốn xem lại bài giảng để nắm rõ hơn về nội dung thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Một tình huống đặc biệt nữa là vì lý do nào đó mà các em vắng mặt trong các tiết học quan trọng thì có cách nào giúp các em xem lại bài giảng của giáo viên một cách thật sinh động như đang trực tiếp học trên lớp ?
Từ các tình huống trên, chúng tôi nghĩ ra ý tưởng: tạo ra các file video bài giảng để giúp học sinh có thể tham khảo sau giờ học, hoặc giúp học sinh lớp 12 tự luyện thi tại nhà nếu không có điều kiện đến các lớp luyện thi.
Trước đây, để quay một đoạn phim thật sự là cả một vấn đề, vì cần phải có máy quay, và cần phải có kỹ thuật quay phim, lồng tiếng… Chính vì thế, có nhiều người cho rằng để tạo được những đoạn Video bài giảng thì sẽ phải tốn rất nhiều công sức. Thế nhưng, ngày nay, chúng ta không cần có máy quay mà vẫn có thể tạo ra được những đoạn phim sống động một cách dễ dàng. Điều kiện để tạo ra được các bài giảng Video có âm thanh, hình ảnh là chỉ cần có một máy vi tính với cấu hình tương đối khá, một microphone và cài đặt các phần mềm cần thiết là đủ. Ở đây chúng tôi sử dụng phần mềm Camtasia Studio và phần mềm BB flashback record .Các phần mềm nầy có công dụng là tạo ra một camera ảo giúp ta quay phim một vùng trên màn hình hoặc quay toàn màn hình. Nếu chúng ta kết hợp phần mềm Powerpoint để tạo ra các bài giảng điện tử và dùng phần mềm Camtasia để thu hình, thu tiếng thì sẽ tạo ra được các bài giảng dưới dạng Video thật sinh động và hấp dẫn.
Trong điều kiện hiện nay đa số giáo viên và học sinh đều có máy vi tính, do đó việc tạo ra các bài giảng Video là một việc làm không khó. Do đó nếu các em nhận được từ các Thầy Cô của mình các bài giảng, các chuyên đề dưới dạng các file video có âm thanh hình ảnh sinh động sẽ làm cho quá trình tự học của các em đạt hiệu quả cao hơn. Trong năm học qua tôi đã cung cấp cho các em học sinh của mình các chuyên đề toán học dưới dạng Video và nhận thấy rằng các em rất thích thú với hình thức học tập theo phương pháp mới nầy.
( Minh họa ………)
Kết luận:
Kính thưa quý đại biểu: ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC là một yêu cầu của giáo dục. Muốn ứng dụng giỏi CNTT, trước tiên người thầy phải chịu khó tìm hiểu để nâng cao trình độ và đồng thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Tuy nhiên những gì mà tập thể của Trường THPT chuyên Bến Tre làm được còn rất hạn chế, bởi vì để tiếp cận với những ứng dụng của CNTT chúng tôi đều bắt đầu bằng việc tự học. Với tinh thần cầu thị chúng tôi đã trình bày với hội nghị một số vấn đề mà chúng tôi đã thực hiện được trong thời gian qua. Hy vọng được sự đóng góp của quý đại biểu.