TỔNG QUAN VỀ ĐIỆP [9],[16]

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT sản PHẨM điệp SURIMI từ cá mối (Trang 30 - 31)

L ỜI CẢM ƠN

1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆP [9],[16]

Tên tiếng việt: Sò điệp quạt.

Tên khoa học: Chlamys nobilis

Họ: Pectinidae

Điệp là một loài động vật thân mềm có 2 vỏ cứng chuyên sống bám ở đáy

biển, phân bố rộng rãi trên các khí hậu hàn đới, nhiệt đới như ở Anh, Nhật, Trung

Quốc, Việt Nam, Thái Lan.[9],[16]

Hình 1.3: Điệp Chlamys nobilis

Trong số các nhuyễn thể 2 vỏ thì điệp là đối tượng đặc biệt, không chỉ ở giá

trị rất cao mà còn ở các đặc tính sinh học khá đặc thù: Khác với hàu và vẹm chủ yếu

sống bám và sống cố định, điệp lại có cuộc sống di chuyển, trong khi hàu và vẹm có

tốc độ sinh trưởng nhanh, thì điệp lại rất chậm. Để có được điệp thương phẩm cỡ 8

cm ở Nhật Bản người ta phải nuôi tới 3 ÷ 4 năm. Trong cuộc sống điệp có nhiều kẻ thù hơn các loài 2 vỏ khác, trong đó sao biển luôn là kẻ thù số 1.

Do các đặc điểm nêu ở trên mà điệp là loài nhuyễn thể 2 vỏ được quan tâm

nhiều nhất, được nghiên cứu nhiều nhất. Chỉ trong thời gian từ năm 1950 - 1980 Nhật Bản đã công bố rộng rãi hơn 50 bằng sáng chế xung quanh vấn đề về điệp, chủ

yếu là các máy móc, thiết bị và công nghệ sinh sản nhân tạo con giống, kỹ thuật thu

gom con giống trong tự nhiên, công nghệ nuôi điệp thương phẩm, công nghệ tái tạo

và phát triển nguồn lợi điệp tự nhiên, công nghiệp chế biến các sản phẩm về điệp.

Trung Quốc, Mỹ, Canađa, Pháp và các nước khác cũng công bố nhiều kết quả

nghiên cứu khoa học về điệp và công nghệ nuôi điệp nhân tạo. Có thể nói: Đến giai

đoạn hiện nay sự hiểu biết của con người về điệp là phong phú nhất trong số các

loài nhuyễn thể 2 vỏ.[16]

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT sản PHẨM điệp SURIMI từ cá mối (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)