L ỜI CẢM ƠN
1.2.1. Thành phần khối lượng và thành phần sinh hóa của điệp
Điệp càng lớn thì tỷ lệ cơ trụ, cơ màng áo càng cao, trong khi đó phần vỏ
cứng và các cơ quan khác lại giảm đi.
Thành phần khối lượng của Điệp được thể hiện tại bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Thành phần khối lượng của Điệp
Thành phần Cơ khép vỏ Cơ màng áo Vỏ Nội tạng
Tỷ lệ (%) 12,17 6,93 69,66 9,14
Qua bảng 1.2 ta thấy: Phần cơ khép vỏ (cơ trụ) chiếm khoảng 12,17% nên nếu chỉ lấy phần cơ trụ chế biến thực phẩm thì sẽ bỏ phí một khối lượng phế liệu
lớn. Điều này đặt ra vấn đề tận thu các phế liệu để chế biến các sản phẩm khác sẽ đem lại lợi ích kinh tế lớn.
Về thành phần sinh hóa: Theo số liệu của Viện hải dương học Nha Trang cho
biết thành phần dinh dưỡng của cơ trụ là cao nhất,sau đó đến cơ màng áo (được thể
hiện ở bảng 1.3). Giá trị dinh dưỡng của điệp cao nhất vào tháng 3 đến tháng 6 trong năm.[9]
Bảng 1.3: Thành phần sinh hóa của Điệp:[9]
Cơ khép vỏ (%) Cơ màng áo (%)
Protein 16,00 ÷ 21,10 11,58 ÷16,19
Glucid 0,78 ÷ 1,10 0,76 ÷ 0,95
Lipid 0,45 ÷ 0,82 0,64 ÷ 0,92
Khoáng tổng số 1,20 ÷ 1,92 1,16 ÷ 1,45
Nước 78,04 ÷ 78,84 81,76 ÷ 85,70
Nghiên cứu của trung tâm phát triển công nghệ ở Aomôri quận Aomôri miền
nam Nhật Bản cho biết: Dịch chiết từ điệp có chứa chất kháng thể chống u ác tính.
Chất này được xác định là chất glycogen poly sugar.[9]
Qua bảng 1.3 cho thấy: Vấn đề nghiên cứu chế biến điệp thành các sản phẩm
cao cấp và hướng tận dụng phế liệu (cơ màng áo, cơ chân rìu) là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong kinh tế ngành thủy sản.