Các quốc gia nuôi điệp cho sản lượng lớn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT sản PHẨM điệp SURIMI từ cá mối (Trang 34 - 36)

L ỜI CẢM ƠN

1.2.4. Các quốc gia nuôi điệp cho sản lượng lớn

Số các quốc gia có nghề nuôi điệp rất ít, chỉ có gần 10 nước. Hiện nay để có

sản phẩm điệp thương phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường, các nước tuỳ theo điều

kiện và tập quán của mình mà chọn các phương thức sản xuất chính như sau: 1/ Coi trọng cả khai thác điệp tự nhiên và nuôi nhân tạo (điển hình là Nhật Bản).

2/ Chỉ phát triển nuôi điệp nhân tạo (Trung Quốc).

3/ Chỉ dựa vào khai thác tự nhiên (Mỹ, Canađa, Úc ...).

Trung Quốc: Trung Quốc mới chỉ bắt đầu nuôi điệp từ giữa thập kỷ 80. Họ

học tập kinh nghiệm và công nghệ nuôi điệp của Nhật. Năm 1985, sản lượng điệp

nuôi của Trung Quốc rất ít (chỉ bằng 1/10 của Nhật Bản) nhưng điều kỳ diệu lại

diễn ra như đối với hàu: Sản lượng điệp tăng vùn vụt, tới năm 1991 Trung Quốc đã

đuổi kịp Nhật và chỉ 1 năm sau (1992) đã có sản lượng lớn gấp rưỡi Nhật Bản. Tới năm 1997 Trung Quốc đã có sản lượng điệp vượt 1 triệu tấn. Năm 1996 do nhu cầu

thị trường trong nước đã bão hoà và xuất khẩu có khó khăn nên họ đã giảm sản lượng xuống còn 700 nghìn tấn (1999). Mặc dù vậy: Trung Quốc vẫn có sản lượng điệp chiếm 75% sản lượng của thế giới. Không chỉ trong lĩnh vực nuôi hàu, vẹm,

mà cả lĩnh vực nuôi điệp (vốn là nghề khá phức tạp), Trung Quốc vẫn thu được kết

quả to lớn chỉ trong thời gian rất ngắn. Có thể nói họ đang là nước nuôi điệp và tiêu thụ các sản phẩm điệp số 1 thế giới.

Nhật Bản: Nhật Bản là quê hương của nghề nuôi điệp. Các máy móc và thiết

bị thu gom con giống từ tự nhiên, các thiết bị nuôi điệp thương phẩm theo phương pháp nuôi treo được áp dụng rộng rãi ra khắp các nước.

Khác với Trung Quốc chỉ tập trung phát triển nuôi nhân tạo, Nhật Bản rất coi

trọng công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi điệp tự nhiên, họ có các luật lệ bảo vệ

nguồn lợi điệp và quản lý khai thác rất có hiệu quả. Họ sản xuất ra một khối lượng

rất lớn điệp giống, một nửa để cung cấp cho các trại nuôi nhân tạo, một nửa thả vào các vùng biển của Nhật Bản để phát triển nguồn lợi và khai thác theo hạn mức cho

phép. Chính vì vậy mà sản lượng khai thác và nuôi nhân tạo gần như nhau (bảng 1.6)

Bảng 1.6: Sản lượng điệp nuôi và khai thác ( 1990 – 1999)

Năm Sản lượng nuôi (1000 tấn) Sản lượng khai thác (1000 tấn)

1990 192 229 1995 228 275 1996 266 271 1997 254 261 1998 226 287 1999 235 275

Suốt các thập kỷ 70, 80 Nhật Bản luôn là nước nuôi điệp số 1 thế giới từ năm

1993 Trung Quốc đã vượt lên và hiện nay khoảng cách về sản lượng điệp nuôi giữa 2 nước đã rất xa. Tuy vậy, vị trí số 2 thế giới về nuôi điệp của Nhật Bản cũng không có nước nào cạnh tranh nổi.

Chilê : Sau khi thu được kết quả to lớn về nuôi cá xuất khẩu, Chilê vốn là quốc gia khai thác hải sản đã chuyển dịch rất cơ bản sang phát triển nuôi trồng thuỷ

sản, nhuyễn thể 2 vỏ trong đó chủ yếu điệp được coi là đối tượng quan trọng số 2

(sau cá hồi). Sản lượng điệp nuôi tăng rất nhanh từ 0 hồi đầu thập kỷ 90 lên 17 nghìn tấn năm 1999 và điệp trở thành mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng.[16]

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT sản PHẨM điệp SURIMI từ cá mối (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)