IV. Đầu tư ngắn hạn
P. Tổ chức lao độn gI Văn phòng Văn phòn gI Ban TSTN Ban TSTN Ban Cáp quang
2.2.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính
2.2.3.2.1. Phân tích bố trí cơ cấu tài sản
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tổng tài sản =
Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tình hình cụ thể tại công ty như sau:
Bảng 2.3. Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 200704 - 05 05 - 06 06 - 07Chênh lệch (%)
Tài sản ngắn hạn (Tỷ đồng) 609 1.693 3.037 3.662 178,00 79,36 20,58 Tổng tài sản (Tỷ đồng) 791 2.088 7.114 8.323 163,97 240,69 17,00 Tỷ lệ TS ngắn hạn/Tổng TS
(%) 76,99 81,08 42,69 43,99 4,09 -38,39 3,06
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Giai đoạn 2004 - 2005: Năm 2005 tài sản ngắn hạn chiếm 81,08% trong tổng tài sản của công ty và tăng 178% so với năm 2004, nếu so với năm 2004 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã tăng 4,09% và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (tổng tài sản năm 2005 tăng 163,97% so với năm 2004).
Giai đoạn 2005 - 2006: Giai đoạn này tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn giai đoạn 2004 - 2005. Mặt khác tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản lại giảm mạnh (từ 81,08% năm 2005 xuống 42,69% năm 2006). Nguyên nhân là do tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng với tốc độ nhanh hơn tài sản ngắn hạn trong giai đoạn này, mặt khác để có sự an toàn trong kinh doanh với hiệu quả cao, công ty đã giảm một cách nhanh chóng khoản phải thu và đặc biệt là hàng tồn kho.
Giai đoạn 2006 - 2007: Tài sản ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng do sự mở rộng về qui mô sản xuất kinh doanh và tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cũng tăng nhẹ năm 2007 so với năm 2006 (từ 42,69% lên 43,99%). Như đã phân tích ở phần trên, nguyên nhân là do công ty tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho. Mặt khác, tiền lại bị giảm mạnh.
Nhìn chung, trong 4 năm từ 2004 - 2007, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản dao động lên xuống theo các giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi diễn ra mạnh nhất là giai đoạn 2005 - 2006.
Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu nguồn vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty càng được tăng cường, năng lực sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao.
Đánh giá tỷ suất đầu tư ta cần xem xét chỉ tiêu sau: Tỷ suất đầu tư
tổng quát =
Tài sản dài hạn
x 100 Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định =
TSCĐ đã và đang đầu tư
= TSCĐ + CP XDCBDD Tổng tài sản Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư tài
chính dài hạn =
Trị giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn
x 100 Tổng tài sản
Từ số liệu thực tế của công ty, bộ phận phân tích có bảng sau:
Bảng 2.4. Bảng phân tích tỷ suất đầu tư
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 04 - 05 05 - 06 06 - 07 Tài sản dài hạn (tỷ đồng) 182 395 4077 4661 117,03 932,15 14,32 TSCĐ đã và đang đầu tư (tỷ đồng) 219 435 6.063 7.124 98,63 1.293,79 17,50
Các khoản ĐTTC dài hạn (tỷ đồng) 885 954 7,80
Tổng tài sản (tỷ đồng) 791 2.088 7.114 8.323 163,97 240,71 16,99 Tỷ suất đầu tư tổng quát (%) 23,01 18,92 57,31 56,00 -4,09 38,39 -1,31 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định (%) 27,69 20,83 85,23 85,59 -6,85 64,39 0,37 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn (%) 0 0 12,44 11,46 0,00 12,44 -0,98
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Giai đoạn 2004 – 2005: Năm 2005 tỷ suất đầu tư tổng quát là 18,92%, nếu so với năm 2004 thì bị giảm 4,09%. Trong đó tỷ suất đầu tư về tài sản cố định là 20,83%, giảm 6,85% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tuy tài sản
cố định và tài sản dài hạn năm 2005 tăng so với năm 2004 nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn của năm 2005 tăng 178% so với năm 2005. Như vậy xét về mặt giá trị thì tài sản cố định và tài sản dài hạn của Công ty trong năm 2005 có tăng là do Công ty tiếp tục mua sắm đầu tư thêm thiết bị văn phòng như xe khách cho Trung tâm Đường trục, xây thêm các cột viễn thông trong cả nước. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong hai năm 2004, 2005 bằng 0 do trong hai năm đó Công ty chưa có hoạt động liên doanh với các Công ty khác.
Giai đoạn 2005 – 2006: Ngược lại với giai đoạn 2004 – 2005, giai đoạn này cả tỷ suất đầu tư tổng quát và tỷ suất đầu tư tài sản cố định đều tăng đột biến. Tỷ suất đầu tư tổng quát năm 2006 là 57,31% tăng 38,39% so với năm 2005, tỷ suất đầu tư tài sản cố định năm 2006 cũng tăng 64,39% so với năm 2005. Đây là giai đoạn Công ty tăng cường đầu tư thêm nhiều tài sản cố định bằng cách mua mới, đầu tư xây dựng cơ bản,... để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, giai đoạn này đánh dấu Công ty tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực liên doanh với các Công ty khác để tăng doanh thu, do vậy tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn năm 2006 là 12,44%, và đây cũng là số tăng tuyệt đối của năm 2006 so với năm 2005.
Giai đoạn 2006 – 2007: Đây là giai đoạn các tỷ suất đầu tư thay đổi không đáng kể. Trong đó tỷ suất đầu tư tổng quát và tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 giảm lần lượt là 1,31% và 0,98% so với năm 2006; tỷ suất đầu tư tài sản cố định tăng 0,37%. Tuy năm 2007 tỷ suất đầu tư tổng quát có giảm so với năm 2006 và tỷ suất đầu tư tài sản cố định chỉ tăng nhẹ nhưng tỷ suất tại hai thời điểm trên đều cao như vậy có thể thấy tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty rất được chú ý.
Như vậy, qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của Công ty có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của Công ty ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được
mở rộng, đồng thời Công ty cũng gia tăng đầu tư. Đây là hiện tượng khả quan thể hiện sự chú trọng của Công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý.
2.2.3.2.2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu nguồn vốn
Tỷ suất nợ
Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của Công ty, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà Công ty đang được hưởng. Để tính tỷ suất nợ bộ phận phân tích dựa vào công thức sau:
Tỷ suất nợ = Tổng nguồn vốnNợ phải trả x 100
Dựa vào các tài liệu có liên quati bộ phận phân tích có bảng sau:
Bảng 2.5. Bảng phân tích tỷ suất nợ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 04 - 05 05 - 06 06 - 07 Nợ phải trả (tỷ đồng) 578 1.171 1.982 2.126 102,60 69,26 7,27 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng 791 2.088 7.114 8.323 163,97 240,71 16,99 Tỷ suất nợ (%) 73,07 56,08 27,86 25,54 -16,99 -28,22 -2,32
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Nhìn chung, qua 4 năm, tỷ suất nợ của Công ty tương đối cao nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2004 – 2007 do tốc độ tăng của nợ phải trả thấp hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay quá nhiều Công ty có thể mất khả năng chi trả. Do đó Công ty đã có những biện pháp giảm tỷ suất nợ từ 73,07% năm 2004 xuống 25,54% năm 2007.
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của Công ty về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn.
Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốnVốn chủ sở hữu x 100
Qua tình hình thực tế tại Công ty Viettel, bộ phận phân tích có bảng sau đây:
Bảng 2.6. Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 04 - 05 05 - 06 06 - 07
NV chủ sở hữu (tỷ đồng) 213 917 5.132 6.197 330,52 459,65 20,75 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 791 2.088 7.114 8.323 163,97 240,71 16,99 Tỷ suất tự tài trợ (%) 26.93 43.92 72.14 74.46 16,99 28,22 2,32
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Giai đoạn 2004 – 2006: Tỷ suất tự tài trợ của Công ty tăng tương đối đều qua các năm từ 26,93% năm 2004 lên 72,14% năm 2006. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn.
Giai đoạn 2006 – 2007: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ của Công ty tiếp tục tăng nhưng tăng không nhiều, năm 2007 tỷ suất này tăng 2,32% so với năm 2006. Nhưng cả hai năm 2006 và năm 2007 tỷ suất tự tài trợ đều rất cao, lần lượt là 72,14% và 74,46%. Nguyên nhân là do vốn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn kinh phí và các quỹ đều tăng mạnh trong giai đoạn này.
Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty qua 4 năm có xu hướng tăng mạnh, chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty ngày càng tăng, Công ty đủ vốn và đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.