Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại tổng công ty viễn thông viettel (Trang 29 - 31)

1.2.3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng qt tồn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định, theo hai cách phân loại là kết cấu nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.

Số liệu trên bảng cân đối kế tốn cho biết tồn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn. Căn cứ vào bảng cân đối kế tốn có thể nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt kinh tế, qua xem xét phần tài sản, cho phép đánh giá tổng quát

năng lực và trình độ sử dụng vốn. Khi xem xét phần nguồn vốn, người sử dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có

quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Phần nguồn vốn cho phép người sử dụng bảng cân đối kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với người cho vay, với nhà cung cấp, với cổ đông, với ngân sách Nhà nước…

1.2.3.1.2. Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán

Khi lập bảng cân đối kế toán, nguồn số liệu được lấy từ: - Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước

- Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản có số dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1.2.3.1.3. Kết cấu của Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

Bảng cân đối kế toán được thể hiện dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.

Phần “Tài sản” cho biết tồn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Trên cơ sở tổng số tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tài sản được chia thành hai mục là:

A. Tài sản ngắn hạn B. Tài sản dài hạn

Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp - vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng…)

Nguồn vốn được chia thành hai mục:

A. Nợ phải trả

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

Tính chất cơ bản của Bảng cân đối kế tốn là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, được thể hiện như sau:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Ngoài các chỉ tiêu phản ánh trong bảng cân đối kế tốn, cịn có các chỉ tiêu ngồi Bảng cân đối kế tốn như: tài sản th ngồi; vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia cơng; hàng hố nhận bán hộ, nhận ký gửi; nợ khó địi đã xử lý; ngoại tệ các loại; hạn mức kinh phí cịn lại. [2, 764 - 784]

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại tổng công ty viễn thông viettel (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w