IV. Đầu tư ngắn hạn
B. Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thờ
1.4.6. Phân tích rủi ro tài chính
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với nhiều rủi ro trên mọi phương diện. Qua phân tích, các nhà quản lý dự báo được được những rủi ro tiềm ẩn về tài chính trên khía cạnh thanh tốn, thậm
chí, cả rủi ro về phá sản mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu. Từ đó, các nhà quản lý sẽ đề ra các kế sách, các quyết định kịp thời, hợp lý để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Rủi ro tài chính gắn liền với cấu trúc nguồn vốn và rủi ro mà các chủ sở hữu phải chịu do việc sử dụng nợ mang lại. Khi xem xét rủi ro tài chính thường phải xem xét rủi ro thanh toán nợ và ảnh hưởng cơ cấu nợ đến khả năng sinh lợi trên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Khác với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp, để đánh giá rủi ro thanh toán của doanh nghiệp, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau :
- Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn Hệ số khả năng
thanh toán nợ đến hạn =
Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản nợ đến hạn
Nếu trị số của chỉ tiêu ≥ 1 thì doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Cịn nếu trị số này <1 thì doanh nghiệp khơng đảm bảo được khả năng thanh tốn nhanh nợ đến hạn, q hạn và có thể gặp rủi ro là bị phá sản.
- Hệ số chi trả lãi vay: Cho biết khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp
Hệ số chi trả lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp + lãi vay
Lãi vay
Nếu hệ số chi trả lãi vay < 1: Doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu được không đủ để trả lãi vay.
Hệ số chi trả lãi vay =1: Lợi nhuận thu được vừa đủ trang trải lãi vay, khơng có để nộp ngân sách và chia cho các thành viên
Hệ số chi trả lãi vay > 1: Doanh nghiệp kinh doanh có lãi, lợi nhuận thu được bù đắp được lãi vay, nộp ngân sách và cịn dơi ra để tích lũy và chia cho các thành viên. [5, 152 - 156]