SỐ TÀI SẢN TSDH - TSCĐ hữu hình - TSCĐ vơ hình - TSCĐ thuê, mua - Đầu tư dài hạn - v.v… Vốn chủ sở hữu Nguồn thường xuyên NGUỒN TÀI TRỢ - Vay dài hạn, trung hạn - Nợ dài hạn, trung hạn TSNH - Tiền - Nợ phải thu - Vay ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Nguồn tạm thời
- Đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho - v.v…
- Chiếm dụng bất hợp pháp
Dựa vào bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính để lập bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.3. Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ
A. Nguồn tài trợ thường xuyên B. Nhu cầu về tài sản
1. Tài sản ngắn hạn 2. Tài sản dài hạn
Mức đảm bảo nguồn vốn (A - B)
- Nếu mức độ đảm bảo = 0: nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên đủ để đảm bảo cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, trong thực tế khi mức độ đảm bảo = 0 vẫn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn lẫn nhau.
- Nếu mức độ đảm bảo > 0: nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên không những đủ để tài trợ cho các nhu cầu về tài sản mà còn dư thừa. Do vậy, doanh nghiệp cần sử dụng số thừa một cách hợp lý như đầu tư vào tài sản cố định, tài sản ngắn hạn, vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay,… tránh bị chiếm dụng vốn.
- Nếu mức độ đảm bảo < 0: nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên thiếu so với tài sản dự trữ thực tế buộc doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp phát huy và sử dụng phù hợp như huy động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư,.. tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp.
Ngồi ra, để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
- Hệ số tài trợ thường xuyên:
Hệ số tài trợ thường xuyên =
Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn
Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay - nợ dài hạn, trung hạn (trừ vay - nợ quá hạn).
Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết: So với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn tài trợ thường xuyên chiếm bao nhiêu phần.Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính càng cao và ngược lại.
- Hệ số tài trợ tạm thời
Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thờiTổng nguồn vốn
Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết so với tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm bao nhiêu phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính bất ổn về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.
- Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên =
Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên
Thông qua chỉ tiêu này nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên, số nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn
Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn =
Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn
thường xuyên. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. [2, 673 - 277]