IV. Đầu tư ngắn hạn
B. Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thờ
1.4.5. Phân tích báo cáo tài chính để xem xét hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. [1, 286 - 292]
1.4.5.1.Hệ thống chỉ tiêu khái quát
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp khái quát và các chỉ tiêu cụ thể . Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố. Các chỉ tiêu này cần phải được tính toán trong nhiều kỳ, phân tích xu hướng vận động của chúng và vẫn phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng cho chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Kết quả đầu ra được tính bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng giá trị sản phẩm hàng hoá, tổng doanh thu, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần trước thuế, tổng lợi nhuận sau thuế, lợi tức gộp… Còn yếu tố đầu
vào bao gồm: giá vốn, tổng tài sản ngắn hạn, tổng tài sản cố định, tổng vốn chủ sở hữu, tổng chi phí sản xuất kinh doanh, vốn vay,…
Từ các chỉ tiêu tổng quát trên, ta tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
1.4.5.2.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, sau mỗi quá trình kinh doanh nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và giá trị của sản phẩm, dịch vụ.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. Dù được đầu tư bằng bất kỳ nguồn vốn nào thì việc sử dụng tài sản cố định đều phải đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:
• Sức sản xuất của tài sản cố định
Sức sản xuất của tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng lượng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa, không cần dùng vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa tài sản cố định tích cực và không tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định.
Sức sản lợi của tài sản cố định =
Lợi nhuận trước thuế
Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao được đánh giá là tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp phải nâng cao tổng lợi nhuận thuần đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài sản cố định.
• Suất hao phí của tài sản cố định
Suất hao phí của tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định và chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định. Do đó, chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp ít tốn chi phí cố định hơn, có hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
Trong các chỉ tiêu trên thì: Nguyên giá bình
quân tài sản cố định =
Tổng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + cuối kỳ 2