Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại tổng công ty viễn thông viettel (Trang 44)

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp không những phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà còn phản ánh mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn.

Khi phân tích cấu trúc tài chính cần xem xét cả cấu trúc tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp được bắt đầu bằng phân tích cơ cấu tài sản.

chiếm trong tổng tài sản và thông qua đó có thể đánh giá được việc bố trí, phân bố vốn, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Việc bố trí vốn hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc quản lý, sử dụng vốn cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ cấu cho từng loại tài sản được tính như sau: Tỷ trọng của từng

bộ phận tài sản =

Giá trị của từng bộ phận tài sản Tổng số tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản có thể lập theo mẫu sau:

Bảng 1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Tài sản

Kỳ gốc Kỳ phântích Kỳ phân tíchso với kỳ gốc Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A.Tài sản ngắn hạn

1. Tiền & tương đương tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Phải thu

B. Tài sản dài hạn 1. Phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tư 4. Đầu tư tài chính dài hạn 5. Tài sản dài hạn khác

Tổng cộng

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xem xu hướng biến động của

từng nguồn vốn qua các thời kỳ.

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tỷ trọng của từng nguồn vốn chiếm trong tổng số giữa cuối kỳ so với đầu kỳ, giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và dựa vào xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn để nhận xét về mức độ bảo đảm và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theo từng nguồn vốn cụ thể để nhận xét.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn =

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn Tổng số nguồn vốn

Khi phân tích có thể thiết lập bảng theo mẫu sau:

Bảng 1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn CSH I. Nguồn vốn CSH II. Kinh phí & quỹ khác

Tổng cộng

Sau khi phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn nhà phân tích sẽ tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Phân tích mối quan hệ này sẽ giúp họ phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn kinh doanh huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.

tính ra và so sánh các chỉ tiêu.

- Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ.

Hệ số nợ so với tài sản = Tổng số tài sản hiện cóTổng nợ phải trả

Hệ số này cho biết trong một đơn vị tài sản hiện có bao nhiêu đơn vị được mua bằng vốn vay và chiếm dụng. Hệ số nợ so với tài sản càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp.

Khi hệ số nợ cao, tức là chủ doanh nghiệp chỉ có một phẩn nhỏ trong tổng số tài sản thì rủi ro trong kinh doanh được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần. Đồng thời, khi hệ số nợ cao thì chủ doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt vì khi đó họ chỉ bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn hay là họ đã chiếm dụng được vốn của các đơn vị khác. Tuy nhiên, khi hệ số nợ cao thì mức độ an toàn trong kinh doanh lại kém vì chỉ cần một khoản nợ giới hạn không trả được sẽ rất dễ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng và dễ bị phá sản.

- Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp vì trong số tài sản của doanh nghiệp chỉ có một phần nhỏ tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu =

Tổng tài sản Nguồn vốn chủ sở hữu

Để giảm hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu.Có như vậy doanh nghiệp mới tăng cường tính tự chủ về tài chính

của mình.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng số tài sản hiện có so với tổng số nợ phải trả, phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả

Nếu trị số chỉ tiêu này của doanh nghiệp lớn hơn 01 thì doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 01 thì doanh nghiệp càn mất dần khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại tổng công ty viễn thông viettel (Trang 44)