IV. Đầu tư ngắn hạn
P. Tổ chức lao độn gI Văn phòng Văn phòn gI Ban TSTN Ban TSTN
2.2.3.3. Phân tích báo cáo tài chính để xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viettel
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viettel
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Việc đảm bảo đầy đủ
nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả.
Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, Tổng công ty cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và vốn bổ sung trong q trình kinh doanh), sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay hợp pháp và nợ hợp pháp, cuối cùng nguồn vốn được hình thành từ nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn, vay quá hạn). Có thể phân loại nguồn vốn tài trợ thành hai loại:
- Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn. Như vậy, nguồn vốn tài trợ thường xuyên của Tổng công ty Viettel đầu năm 2007 là 5.406.295.282.903 đồng, cuối năm 2007 là 6.420.753.918.851 đồng.
- Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn bao gồm khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua. Nguồn tài trợ tạm thời của Tổng công ty Viettel đầu năm 2007 là 1.707.348.608.096đ, cuối năm là 1.902.115.677.692đ.
Để xem xét cụ thể hơn, bộ phận phân tích của Phịng Tài chính – Kế tốn của Tổng cơng ty đã phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh để có thể thấy kế hoạch cho tương lai. Mức độ bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng công thức:
Mức độ đảm bảo vốn
cho SXKD =
Nguồn tài trợ thường xuyên -
Nhu cầu về tài sản thực tế Từ bảng cân đối kế tốn, bộ phận phân tích lập bảng sau:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
A. Nguồn tài trợ thường xuyên 5.406.295.282.903 6.420.753.918.851 B. Nhu cầu về tài sản 7.113.643.890.998 8.322.869.596.543 1. Tài sản ngắn hạn 3.036.643.810.081 3.661.624.981.020 2. Tài sản cố định 4.077.000.080.917 4.661.244.615.523 Mức độ đảm bảo nguồn vốn -1.707.348.608.096 -1.902.115.677.692
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Như vậy, cả năm 2006 và năm 2007, Tổng công ty đều không đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn tài trợ thường xun của mình. Tuy nhiên, phần cịn thiếu đã được Tổng công ty Viettel đảm bảo bằng nguồn tài trợ tạm thời như vay ngắn hạn, nợ người bán, nợ công nhân viên, nợ ngân sách Nhà nước – là tất cả các khoản chiếm dụng hợp pháp.
Tóm lại, Tổng cơng ty hiện đang thiếu vốn để đầu tư, việc này gây khó khăn cho Tổng cơng ty trong việc tự chủ tài chính, phát triển kinh doanh trong thời gian tới. Vì vậy Tổng cơng ty cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp như tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, tăng cường các khoản phải thu. Có như vậy Tổng cơng ty mới có thêm vốn trang trải các khoản nợ vay và tăng tính độc lập của Tổng cơng ty với chủ nợ.