Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH
1.2. Hành trình sáng tác của Trung Trung Đỉnh
1.2.1. Những chặng đường chính trong cuộc đời cầm bút
1.2.2.2. Con người từ chiều sâu tâm linh
Sau năm 1975, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Những quy luật thời bình sớm muộn sẽ chi phối văn học. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi phải nhìn nhận lại nhiều điều. Diễn đạt điều này, văn xuôi sau năm 1975 vừa đề cao kinh nghiệm cá nhân, vừa mong muốn đối thoại với quan niệm còn giản đơn, phiến diện, chủ quan duy ý chí của văn xuôi thời kỳ trước. “Con người là sản phẩm của tự nhiên”. Con người hành động có khi theo ý thức, của lý trí tỉnh táo, có khi lại bị chi phối của tiếng nói tâm linh, của vô thức bản năng. Rất khó để định tính hay định lượng cho con người mà không làm tổn thương đến bản chất người của nó.
Con người trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh được khám phá ở nhiều bình diện, không chỉ là con người được ý thức ở bình diện xã hội mà còn được ý thức ở bình diện tâm linh. Từ cách nhìn con người qua quan hệ một chiều với lịch sử, con người đã được nhìn trong nhiều mối quan hệ nhiều chiều với xã hội, với tự nhiên, với con người và với chính mình. Trước đây với cảm hứng sử thi, văn học chủ yếu quan tâm đến con người với vai trò xã hội trong tư cách là động lực cách mạng. Giờ đây vẫn là những con người xã hội song hiện thực xã hội đã thay đổi, đa chiều và chưa hoàn kết. Khoa học ngày càng phát triển, nhu cầu khám phá về con người ngày càng lớn. Và trong hành trình tự tìm hiểu, khám phá bản thân dường như con người chưa bao giờ dừng lại. Nhà văn Nguyễn Khải đã viết: “Cái thế giới tinh thần của con người là vô cùng phức tạp, vì sự vận động của nó luôn nhằm tới cái thật cao, thật xa. Càng có tuổi thì nhu cầu càng hướng tới tận thiên, tận mĩ thậm chí cả cái vô cùng nữa càng mãnh liệt. Gần như là một day dứt một khoắc khoải.” (Nguyễn Khải - mấy lời nói lại, nói thêm. Báo Văn nghệ 12/3/1988).
Văn xuôi sau năm 1975, coi trọng khả năng thức tỉnh chân lý, coi trọng phân tích nhận thức đời sống và hứng thú nghiên cứu khiến cho cái nhìn của văn
chương về con người trở nên tỉnh táo hơn, duy lý hơn. Nhưng nhờ vậy mà nó lại thâm nhập vào cả cõi mờ xa của ý thức và vô thức, vùng bí ẩn của tâm linh. Văn học đi tìm “những con người khác nhau” bên trong con người để khám phá những miền bí ẩn của cõi tâm linh. Yếu tố tâm linh như linh tính giấc mộng không có trong văn học giai đoạn trước nhưng nó không thuộc vào một quan niệm đa chiều phức tạp. Nó có mục đích làm nổi bật bản chất người hơn là nói về cái bí ẩn của con người bên trong con người. Trong khi đó, xu hướng đổi mới nổi bật của văn học sau 1975 là quan niệm mới về con người - con người cá nhân phức tạp và đầy bí ẩn và có lẽ cái vỉa tầng bí ẩn khó lý giải nhất là đời sống tâm linh của mỗi con người.
Với Trung Trung Đỉnh, trước sau ông cũng không thoát nổi cuộc chiến tranh, viết gì rồi cũng quay về cái đó. Đó là nỗi ám ảnh lớn nhất trong đời ông. Bởi toàn bộ tuổi trẻ của ông đã nằm lại nơi chiến trường. Trong giấc mơ của mình, hằng đêm Xoay (Tiễn biệt những ngày buồn) vẫn nghe được những lời tâm sự của các liệt sĩ “Đánh mất bản thân mình rồi thì còn ai cứu được”.
Các nhân vật của ông dường như lúc nào cũng sống bằng nhiều chiều của thời gian: hư - thực, quá khứ - hiện tại - tương lai. Thường thì khi con người rơi vào trạng thái khủng hoảng về niềm tin hay ý thức được về điều ác, nó sẽ bắt gặp tiếng nói của tâm linh. Như Thương (Ngược chiều cái chết), Xoay (Tiễn biệt những ngày buồn), nhân vật nhà văn (Sống khó hơn là chết), Bình (Ngõ lỗ thủng). Ký ức về chiến tranh và đặc biệt từ sau cái chết của Rơ Lan Thương luôn ám ảnh nhân vật “tôi” và người cha của anh trong mỗi giấc mơ.
Mong muốn xây dựng một vùng đất Tây Nguyên sau chiến tranh thật cao đẹp nhưng để làm được nó người ta đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn, sự đấu tranh giành giật địa vị, đấu tranh với chính tính bảo thủ, cố chấp và sự kém cỏi của bản thân mình thậm chí là cả tính mạng con người. Hằng đêm những ký ức đó lại ám ảnh hiện về. Con người luôn sống với hiện tại nhưng
quá khứ cũng là một phần cuộc sống không thể tách rời. Nhân vật đồng tiền và nhà văn trong hành trình đi khám phá lòng tốt của con người, đi đến tận cùng của những số phận mà vẫn không thể lý giải nổi, để rồi cuối cùng của cuộc hành trình ấy họ lại quay về với quá khứ như một bản năng vô thức.
“Nhà văn nhăn nhó phì ra: “Sao lại nói về chiến tranh vào lúc này?”. Tôi thấy nhà văn của tôi đang vò đầu bứt tai, đó là động tác biểu hiện sự bức xúc để tự vươn lên vượt qua nỗi ẩn ức sâu xa đang ám ảnh anh ta. Chẳng là anh ta đã từng là lính, từng từ trong binh lửa sống sót trở về. Cái gì anh ta cũng nhìn nhận bằng quá khứ. Ngay cả con ma men vênh vang với đời bằng những đồng tiền, nhằm thỏa mãn mối hận thù manh mún anh ta cũng bảo hắn là sản phẩm của cuộc chiến tranh vừa qua” [17,43]. Quả thật với Trung Trung Đỉnh, chiến tranh và ký ức về nó là một phần cuộc sống của ông không thể tách rời.
Thế giới tâm linh của con người là một vùng bí ẩn, sâu kín nhất, một cái gì đó không thành tên mà người ta cố dẹp bỏ, giấu kín. Bình (Ngõ lỗ thủng) thấy mình đang sống trong một cõi cô đơn rùng rợn giữa những con người mà ít nhiều trong mình đều mang những “lỗ thủng” nhân cách. Cô đơn, hối hận, tuyệt vọng để rồi hằng đêm Bình lại hốt hoảng vùng dậy khi nhận ra tiếng nói từ trong mộng mị. Trong những lần mộng mị anh lại thấy tiếng kêu cứu của mỗi con người đang dắt díu nhau đi trong bóng tối, thấy chính mình bị đóng đinh câu rút, “lũ người ma quỷ vây chặt lấy tôi và tôi rơi xuống một vực thẳm đầy rắn rết” [15,60]. Tác giả vừa viết vừa hoàn thiện quá trình tự nhận thức, như là lộn trái con người mình ra để đong đếm, phán xét, để rồi vượt lên chính bản thân mình.
Sức mạnh tâm linh có khi có tác dụng làm thanh lọc tâm hồn con người, làm cho nó đẹp đẽ hơn, cao quý hơn. Chính những nhân vật trong tiểu tuyết Trung Trung Đỉnh mỗi khi bế tắc, hụt hẫng, tuyệt vọng, đều tìm về với ký ức của một thời oanh liệt. Ở đó họ thấy nhẹ nhõm, an bình, tĩnh lặng và có dịp để
chiêm nghiệm về bản thân và cuộc đời. Điều đó giúp họ có thêm sức mạnh cho cuộc sống hiện tại nhiều cám dỗ, để giữ mình đừng trượt. Phát hiện bình diện con người ở bên kia bờ lý tính, con người vô thức, tâm linh là một thành tựu và đóng góp rất quan trọng của văn học sau năm 1975 trong nỗ lực đổi mới và cách tân của nhà văn.
Chương 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT