Khái quát chung về nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh (LV00893) (Trang 33 - 36)

Chương 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA

2.1. Khái quát chung về nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh

Cùng với xu hướng đổi mới của tiểu thuyết, nghệ thuật xây dựng nhân vật của thể loại không còn đi theo lối mòn cũ mà thể hiện rõ ràng những khám phá, thể nghiệm và sự phá cách của người nghệ sĩ. Vì thế, các dạng thức nhân vật được thể hiện cũng không trùng khít với cách phân chia loại hình nhân vật quen thuộc trước đó.

Theo cách phân chia nhân vật của các nhà nghiên cứu lý luận văn học, ta có các kiểu dạng như sau:

Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật đối với kết cấu cốt truyện tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật trung tâm, nhân vật chính và nhân vật phụ.

Dựa vào cấu trúc hình tượng nhân vật, chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng.

Dựa vào loại hình sáng tác, văn học chia thành nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân vật kịch.

Các nhà văn đương đại $ã bứt ra khỏi khuôn khổ của cách phân chia truyền thống để xây dựng nhiều kiểu dạng nhân vật mới, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề, thể hiện những nhận thức, quan niệm mới về cuộc đời. Con người được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đa chiều.

Trong cùng một bản thể có thể tồn tại nhiều sắc thái thẩm mỹ khác nhau, chứa đựng cả tốt và xấu, cả cao thượng và thấp hèn, có khi chứa đựng cả

“rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (Nguyễn Minh Châu). Dựa vào đặc điểm, tính cách, số phận nhân vật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh có thể nhận thấy rất rõ sự mới mẻ, phong phú và hấp dẫn của hệ thống nhân vật mà ông xây dựng.

Các nhân vật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh luôn tự thân hút vào nó toàn bộ thế giới đang sống, mặc dù không thấy có mối liên hệ rõ ràng nào giữa nhân vật với hiện thực xã hội cũng như giữa độc giả và thực tại trong tác phẩm hay trong đời sống. Sở dĩ có điều này là do nhà văn luôn đi từ cái nhìn của thời hiện tại để soi chiếu ngược về quá khứ. Cái nhìn đó xuất phát từ điểm nhìn của kẻ “lạc thời” vì nhiều nguyên nhân đã bị tách ra khỏi đám đông quần chúng mà đứng xa trông lại. Chính từ điểm nhìn từ xa này mà hiện thực bị “lạ hóa” trở thành một thế giới hư ảo, nhòe dấu vết. Để lần ra dấu vết đòi hỏi độc giả phải quay trở lại để tìm hiểu tác phẩm, và chính điều đó tạo nên sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm.

Với mỗi nhà văn, sự lựa chọn nhân vật để khái quát cuộc sống và truyền đạt tư tưởng là một việc làm đầy khó khăn, phức tạp. Với Trung Trung Đỉnh đa số các nhân vật được ông khai sinh từ cái tứ của những “đốm sáng ý tưởng”. Ông từng nói: “Tôi loay hoay với các nhân vật chính của mình, xoay quanh các trục ý tưởng mà tôi tâm đắc, ấy là con người ta trước hết phải tự biết mình là ai, sau đó hãy tin vào lực lượng bên ngoài. Thế rồi tôi viết bằng đốm sáng ý tưởng, bằng những gì mà tôi và bạn bè, chiến hữu của tôi đã và đang trải nghiệm qua”. Chính vì quan niệm sáng tác như vậy mà các nhân vật trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh chủ yếu là những con người của đời sống thường ngày, với đầy đủ các hạng, loại, nghề nghiệp. Trong đó, thành phần chính là những người đã đi qua hai cuộc chiến của dân tộc. Họ bước vào tác phẩm “với những gì vốn có”. Có loại hình nhân vật dị dạng như anh Gù (Ngõ Lỗ Thủng); có loại hình nhân vật bị tổn thương như: bà Điếc, Ron, Xoay, Mão (Tiễn biệt những ngày buồn), Hạnh, Gù, bà Huệ (Ngõ Lỗ Thủng), Rơ Lan Thương, tôi (Ngược chiều cái chết), Hải, nhà văn (Sống khó hơn là chết); có loại hình nhân vật đặc trưng trong cơ chế thị trường như Khoái (Tiễn biệt những ngày buồn), ông bộ trưởng, tay giám đốc tờ báo Hạnh Phúc

(Chuyện tình ngõ Lỗ Thủng), Thái (Ngược chiều cái chết), Ngô, tay tiến sĩ (Sống khó hơn là chết); có loại hình nhân vật mang ám ảnh quá khứ như:

Xoay, Ron, Mão (Tiễn biệt những ngày buồn), Bình (Ngõ Lỗ Thủng), Tôi (Ngược chiều cái chết), Hải, nhà văn (Sống khó hơn là chết)... Mỗi nhân vật bộc lộ nét tính cách, lối sống riêng, tiêu biểu và được chọn lọc kỹ lưỡng qua con mắt tinh tường và nhạy cảm của nhà văn. Đó là bà Còng với dáng “tất bật” - cái dáng mà “bao nhiêu người phải vào tù ra tội” [15,22]. Đó là anh Gù - người giữ cán cân công lý của xóm liều, là cái “bóng bảo lãnh thân thiện”

của cư dân nơi đó. Là Hạnh đáo để nhưng giàu tình yêu thương. Là Luân luôn lo lắng cho tất cả mọi người. Là Ron cung cúc tận tụy, cả tin. Là Khoái láu cá, thực dụng. Là Rơ Lan Thương hiền hậu, điềm đạm. Rơ Chăm Rót chín chắn, thông minh. Bình lém lỉnh, hồn nhiên. Bin linh hoạt, nhân hậu. Kon-lơ thực dụng kiểu Mỹ… Đồng thời nhà văn cũng xây dựng được những mẫu người thịnh hành của thời kinh tế mở cửa. Đây chính là minh chứng cho sự đa dạng và phong phú về loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.

Chúng tôi cho rằng, khó có thể phân loại nhân vật tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh theo cách phân chia thông thường, do đó chúng tôi phân chia dựa trên chính nội dung tác phẩm. Về cơ bản, nhân vật trung tâm trong các sáng tác của ông đều là người lính, nhà văn chú ý đến họ, miêu tả họ trong lúc cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt nhất và ngay cả khi hòa bình lập lại, khi họ phải bươn chải với cuộc sống đời thường để mưu sinh. Ngoài ra, Trung Trung Đỉnh còn xây dựng khá thành công hình ảnh người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, và những người phụ nữ với những mảng màu sáng, tối trong cuộc đời họ. Bên cạnh đó, các nhân vật khác mà nhà văn xây dựng mang ý nghĩa như những dấu cộng để ông có thể bày tỏ quan niệm của mình về cuộc đời hiện tại, cái cuộc đời mà cái xấu ở lẫn với cái tốt, cái thiêng liêng ở lẫn cái tầm thường…, tất cả lẫn lộn cùng nhau, khó tìm ra đường biên ranh giới. Các

nhân vật ấy đều được khắc họa rất thực qua chiều sâu tâm trạng, qua những nghĩ suy, dằn vặt trước các vấn đề bày ra trước mắt.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết của trung trung đỉnh (LV00893) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)