Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Phương pháp kích thích tư duy trong dạy học môn Toán
1.2.2. Phương pháp kích thích tư duy trong dạy học môn Toán
Trong thực tế, có nhiều nhà tâm lý, nhà sƣ phạm học đã quan tâm đến việc kích thích tƣ duy hay tích cực hóa hoạt động tƣ duy. C ng với các công trình của các nhà khoa học này, khái niệm “PPKTTD”, “phương pháp tích cực” đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, chƣa có một định nghĩa chính thức về các khái niệm này. Điểm chung có thể nhận thấy trong các quan niệm về
“PPKTTD” trong dạy học là để chỉ một hay một số phương pháp, thông qua việc tiến hành nó sẽ giúp con người trở nên linh hoạt và tích cực hơn với các đặc trƣng:
a) Là phương pháp hướng vào phát huy tính tích cực hoạt động của người học đƣợc tiến hành trên cơ sở kích thích nhu cầu, hứng thú nhận thức để họ tự
giác, độc lập tiến hành các hoạt động tìm tòi, lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, áp dụng vào học tập, hoạt động, đời sống. Trong dạy học, khi sử dụng phương pháp, GV không đóng vai trò truyền thụ tri thức đơn thuần b ng thuyết trình, giảng giải mà còn trang bị tri thức phương pháp, nhất là phương pháp tự học sáng tạo, linh hoạt, thích ứng với năng lực của bản thân người học. Để làm được việc đó đòi hỏi lao động sư phạm của người GV rất công phu, cần tổ chức cho người học hoạt động, xử lý nhiều tình huống sư
phạm phức tạp, từ đó tạo cho người học thói quen năng động trong học tập, tư duy sáng tạo, có óc phê phán, làm cho người học chủ động trong nắm chương trình, mục tiêu, nội dung và phương pháp học tập.
b) Là hệ phương pháp hướng vào phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự tổ chức quá trình học tập, lao động của người học.
c) Khai thác tập thể người học như một môi trường và một phương tiện để dạy học. Người học tổ chức hoạt động trong tập thể với sự hợp tác chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau. Người dạy sử dụng phương pháp để thiết kế bài dạy thành các tình huống dưới dạng bài tập nhận thức, tổ chức hoạt động dưới sự tích cực tƣ duy của cá nhân kết hợp sự hợp tác tập thể, …có sự trợ giúp của khoa học và công nghệ.
Trong khuôn khổ những kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi quan niệm: “PPKTTD trong dạy học giải toán có lời văn được hiểu là phương pháp hướng tới việc kích thích nhu cầu, động cơ nhận thức của HS, thúc đẩy quá trình tƣ duy của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, tạo khả năng cho HS tự học và giải quyết vấn đề ”
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa PPDH và PPKTTD
J. Guilford cũng đã nghiên cứu về các năng lực trí tuệ. Trong mô hình của ông các tham số năng lực trí tuệ có sự quan hệ hữu cơ. Điều đó cho thấy, kích thích tƣ duy cũng sẽ đồng thời phát triển trí tuệ.
Hình 1.3: Mô hình tham số các năng lực trí tuệ của J. Guilford [21]
Các nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp dạy học có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển tư duy của người học. Trước hết, với tư cách là cách thức tổ chức hoạt động, giao lưu của cả người dạy và người học, phương pháp dạy học quyết định sự hoạt động của người học, từ đó dạy người học cách học, cách tư duy, cách vận động trong đời sống. Ngoài ra, phương pháp dạy học c ng với tri thức, nhân cách, cách hoạt động của người thầy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để những hoạt động trí tuệ, cũng nhƣ có thể tạo ra những kích thích tâm lý tích cực đến người học. Phát triển tư duy cho HS là một trong những mục tiêu dạy học môn Toán ở trường Tiểu học và có thể xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất. Bởi vậy, PPKTTD có thể xem là một phương pháp hỗ trợ trong dạy học. Từ đó, ngoài hiệu quả do một phương pháp dạy học đem lại, chúng ta còn có thể thu lại những kết quả tốt đẹp nhƣ khơi dậy tiềm năng trí
tuệ, kích thích sự năng động, tự học, ...nhờ việc sử dụng PPKTTD. Có thể minh họa quan hệ giữa PPDH và PPKTTD trong dạy học môn Toán thông qua sơ đồ sau:
Hình 1.4: Quan hệ giữa PPDH và PPKTTD nói chung
Hình 1.5: Quan hệ giữa PPDHTC và PPKTTD trong dạy học môn Toán Theo Trần Bá Hoành, 1996 trong bài Phương pháp tích cực – đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 3/1996 thì: Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trƣng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Ông cũng chỉ ra những đặc trƣng của phương pháp tích cực bao gồm: Dạy học lấy HS làm trung tâm, trong kiểu dạy này, người thầy buộc phải coi trọng năng lực, trình độ, tính cách của mỗi học trò và có điều kiện để thực hiện cách dạy thích hợp với mỗi HS...
Theo hướng này đã ra đời các PPDH hợp tác – (cooperative method) và hình thành quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm.