Một số đặc điểm nội dung môn Toán 4

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kích thích tư duy cho học sinh trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (LV01140) (Trang 30 - 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.1. Một số đặc điểm nội dung môn Toán 4

1.3.1.1. Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của DH toán ở tiểu học

Quá trình dạy và học trong chƣơng trình tiểu học đƣợc chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 và giai đoạn lớp 4, 5.

Giai đoạn lớp 1, 2, 3 có thể hiểu là giai đoạn học tập cơ bản, là giai đoạn học sinh đƣợc chuẩn bị kiến thức cơ bản nhất về số học và 4 phép tính trên tập số tự nhiên (phạm vi 100 000), về đo lƣờng với các đơn vị và dụng cụ đo thông dụng nhất, về hình học với những nhận biết dơn giản và vẽ các hình hình học đơn giản, quen thuộc. Ngoài ra, học sinh còn đƣợc trang bị kĩ năng phát hiện và giải quyết tình huống có vấn đền trong học tập, đời sống thông qua việc giải và trình bày bài giải của một số dạng toán có lời văn... đặc biệt ở giai đoạn này, học sinh đƣợc chuẩn bị về PP tự học, tự làm việc với các tài liệu học tập nhƣ đồ d ng học tập, SGK... Cũng nhƣ kĩ năng giao tiếp trong học tập nhóm. C ng với đó là sự phát triển các năng lực tƣ duy: Phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa ở mức độ ph hợp với lứa tuổi; từng bƣớc hình thành tƣ duy phê phán, biết lựa chọn và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí.

Ở lớp 4, 5 là giai đoạn học tập sâu hơn (so với lớp 1,2,3). Giai đoạn trƣớc đó học sinh chủ yếu nhận biết các khái niệm ban đầu đơn giản, hình thức bên ngoài, những khái niệm riêng lẻ... giai đoạn lớp 4,5, học sinh vẫn tiếp tục học các kĩ năng cơ bản đó nhƣng ở mức độ sâu hơn, khái quát hơn tƣờng minh hơn. Học sinh bƣớc đầu liên kết các khái niệm riêng lẻ đã học ở giai đoạn trƣớc thành những cái tổng thể, những khái niệm có tính khái quát cao hơn.

Có thể nói nội dung môn toán lớp 1,2,3, đã cung cấp những kiến thức nền những kĩ năng sơ đẳng để đến lớp 4, 5 thì liên kết tổng hợp, bổ sung và tạo điều kiện mở rộng, phát triển chất lƣợng các kiến thức và kĩ năng đó. Tuy nhiên một trong những điểm đổi mới của nội dung chƣơng trình là không quá nhấn mạnh tính hàn lâm của tính nội dung dạy học mà tăng cƣờng các hoạt động thực hành luyện tập, tập trung vào một số nội dung cơ bản, trọng tâm tránh giàn trải tăng chất liệu thực tế trong nội dung. Đặc biệt chú trọng hỗ trợ đúng mức của các thiết bị dạy học.

Tóm lại giai đoạn học toán 4 là giai đoạn mới của quá trình học tập môn toán Tiểu học. Giai đoạn học tập sâu hơn, học sinh học tập với nhiều hoạt động có tính khái quát, trừu tƣợng; tiếp tục đƣợc rèn luyện và phát triển các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác.

1.3.1.2. Toán 4 bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính

thức dạy học phân số

Trong chƣơng trình môn toán ở tiểu học, số học là nội dung trọng tâm, là hạt nhân của toàn bộ quá trình DH toán từ lớp 1 đến lớp 5. Các nội dung khác nhƣ giải toán đo lƣờng, yếu tố thống kê, yếu tố hình học đƣợc tích hợp vào các nội dung số học.

Ở học kì I, của lớp 4, môn toán chủ yếu vào tập trung và bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hóa, khái quát hóa về số tự nhiên, dãy số tự nhiên, hệ đếm thập phân, bốn phép tính và một số tính chất của chúng. Bổ sung, tổng kết các bảng đơn vị đo khối lƣợng, độ dài và tiếp tục giới thiệu một số đo diện tích.

Nhƣ vậy việc dạy học số tự nhiên đƣợc thực hiện liên tục từ lớp học kì I của lớp 4 theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tƣợng. Việc dạy học số tự nhiên luôn gắn với việc vận dụng, thực hành và ứng dụng vào cuộc sống.

Ở học kì II của lớp 4, môn toán chủ yếu tập trung vào dạy học phân số. Từ học kì II của lớp 2, HS đã đƣợc làm quen với phân số dạng n1 với n = 1,2,3...9. Lớp 3, học sinh đƣợc làm quen với các phần b ng nhau của đơn vị thông qua giải bài toán có lời văn. Lớp 4, phân số đƣợc dạy chính thức và có hệ thống bao gồm tên gọi, cách đọc, viết, so sánh, 4 phép tính trên phân số.

1.3.1.3. Toán 4 kế thừa và phát huy các kết quả đổi mới PPDH toán và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập toán ở các lớp 1,2,3.

Cụ thể là:

Giáo viên phải lập kế hoạch, tổ chức hƣớng dẫn và hợp tác với học sinh triển khai các hoạt động học tập để thực hiện kế hoạch dạy học (cả năm, từng tuần, từng bài).

Học sinh phải tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, có trách nhiệm và có hứng thú đối với việc học tập môn toán.

Cả giáo viên và học sinh đều phải chủ động, linh hoạt trong dạy và học; phát triển năng lực học tập toán theo từng đối tƣợng học sinh; tạo ra môi trƣờng học tập thân thiện và hợp tác; sử dụng các thiết bị dạy học một cách khoa học, hợp lí và ph hợp với từng nhận thức của lứa tuổi.

Phối hợp giữa kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra định kì, giữa các hình thức kiểm tra.

Thực hiện dạy học và kiểm tra theo chuẩn chƣơng trình (chuẩn kiến thức kĩ năng); đảm bảo công b ng, trung thực, khách quan, phân loại tích cực trong kiểm tra.

1.3.2. Nội dung chƣơng trình SGK tiểu học đối với dạy toán có lời văn

Đối với khối lớp 1:

Biết giải và trình bày giải các bài toán đơn b ng một phép tính cộng (hoặc trừ) trong đó nội dung chính của bài toán là thêm (bớt) một số đơn vị. Muc đích: Bƣớc đầu phát triển tƣ duy, rèn luyện phƣơng pháp giải toán và kĩ năng diễn đạt vấn đề, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề b ng ngôn ngữ nói - viết.

Đối với khối lớp 2:

Học sinh: Giải và trình bày giải các bài toán đơn về cộng, trừ. Trong đó có bài toán về nhiều hơn, ít hơn, các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bảng nhân, chia 2,3,4,5. Bƣớc đầu tập làm quen bài toán có nội dung hình học.

- Tự đặt đƣợc đề toán theo điều kiện cho trƣớc.

- Chƣơng trình đƣợc xen kẽ với các mạch kiến thức khác. Phƣơng pháp

Khi dạy toán có lời văn. Giáo viên giúp học sinh biết cách giải toán. Học sinh tự tìm cách giải toán qua 3 bƣớc:

- Tóm tắt bài toán.

- Tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ. Trình bày bài giải.

+ về phần tóm tắt bài toán có thể tóm tắt b ng lời, b ng sơ đồ.

+ về trình bày bài giải: Giáo viên kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời b ng lời. Giáo viên cần cho thời gian luyện nhiều.

Đối với khối lớp 3:

Các bài toán đơn:

Tìm một trong các phần b ng nhau của đơn vị. Gấp một số lên nhiều, giảm đi một số lần. So sánh gấp (bé) một số lần.

Giải bài toán hợp có hai phép tính (hoặc hai bƣớc tính) Phƣơng pháp:

Đọc kỹ đề bài toán

Tóm tắt bài toán b ng lời hoặc sơ đồ (không trình bày trong bài giải nếu không cần thiết).

Nêu bài giải đầy đủ hai bƣớc tính (trình bày trong vở ghi). Các dạng bài tập:

Bài toán đơn, bài toán giải b ng hai phép tính (kèm minh hoạ sơ đồ hoặc không minh hoạ)

Đối với khối lớp 4:

HS biết tự tóm tắt bài toán b ng cách ghi ngắn gọn hoặc b ng sơ đồ, hình vẽ.

Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bƣớc tính, trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng, Tìm phân số của một số, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- Các em có thể nêu bài toán rồi giải theo sơ đồ ho trƣớc Phƣơng pháp:

- Đọc kĩ đề toán - Phân tích bài toán

- Tóm tắt đề toán (hạn chế ghi vào vở)

- Nêu bài giải đầy đủ có ba bƣớc tính (trình bày vào vở ghi)

Đối với khối lớp 5:

HS tự phân biệt bài toán thuộc dạng toán gì.

Thực hiện đủ ba bƣớc tính với các bài toán Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.

Ở lớp này học sinh chủ yếu đƣợc ôn lại các dạng toán cơ bản ở lớp 4 : Tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hieeuh của hai số đó, Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. Ngoài ra HS đƣợc làm quen với kiến thức mới về Bài toán rút về c ng đơn vị, bài toán về tỉ số phần trăm, Bài toán về chuyển động đều, Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích).

Phƣơng pháp: - Đọc kĩ đề toán

- Phân tích bài toán theo cách hiểu riêng (nhiều hƣớng giải) - Tóm tắt đề toán (chủ yếu ở dạng bài toán chuyển động đều)

Thể hiện đƣợc mối quan hệ toán học và cuộc sống liên quan đến vận tốc, thời gian, quãng đƣờng.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kích thích tư duy cho học sinh trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (LV01140) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)