Về kĩ năng giải toán của học sinh tiểu học hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kích thích tư duy cho học sinh trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (LV01140) (Trang 46 - 50)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.5.Về kĩ năng giải toán của học sinh tiểu học hiện nay

Qua thực tế điều tra từ các kì thi chất lƣợng cuối năm học 2012 - 2013 ở 5 trƣờng tiểu học trong huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Tiểu học Thị trấn Lục Ngạn, tiểu học Phú Nhuận, tiểu học Phì Điền, tiểu học Tân Hoa, tiểu học Giáp Sơn) về giải toán có văn của HS lớp 4. Chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: - Chúng tôi chỉ điều tra một câu về giải toán có văn trong bài làm của HS. Qua tổng hợp kết quả của 531 bài làm của HS ở khối lớp 4 thì có 239 bài giải đúng và

đạt yêu cầu, 145 bài chỉ giải đƣợc một phần của bài toán, còn lại 147 bài không biết cách giải bài toán.

+ Đối với bài toán có văn trong đề bài cho HS lớp 4, biểu điểm đƣa ra là 2,5 điểm. Chúng tôi đã thống kê điểm từng bài của HS với các mức điểm: 0,5 điểm; 1 điểm; 1,5 điểm; 2 điểm và 2,5 điểm.

- Sau đây là kết quả điểm cụ thể ở từng mức:

Bảng kết quả điểm bài toán có văn

Đề thi chất lượng cuối năm học 2012 – 2013 môn toán 4

TRƢỜNG TIỂU HỌC

Số HS

KẾT QUẢ KIỂM TRA

Điểm 0,5 Điểm 1 Điểm 1,5 Điểm 2 Điểm 2,5

Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ %

Phì Điền 118 15 12,71 19 16,10 28 23,72 34 28,81 22 18,64 Giáp Sơn 96 10 10,41 24 25,0 19 19,79 21 21,87 22 22,91 Thị Trấn 101 10 9,90 20 19,8 29 28,71 18 17,82 24 23,76 Tân Hoa 119 13 10,92 40 33,61 24 20,16 22 18,48 20 16,80 Phú Nhuận 97 16 16,48 31 31,95 27 27,83 9 9,28 14 14,43 Tổng số 531 64 12,05 134 25,23 127 23,91 104 19,58 102 19,2 Nhận xét:

- Qua kết quả trên, chúng tôi thấy r ng: Kĩ năng giải toán có văn của HS Tiểu học hiện nay còn rất hạn chế, chƣa đạt đƣợc yêu cầu đặt ra. Các bài giải không đúng của HS phần lớn do các em không hiểu đề bài và đặt lời giải một cách t y tiện không đúng với yêu cầu của đề bài, những bài giải đúng một phần thì cũng phần lớn mắc lỗi về phần lời giải. Có rất nhiều bài HS làm phép tính thì đúng nhƣng lời giải lại bị sai do đó theo biểu điểm các bài đó hoặc không cho điểm hoặc chỉ đƣợc

khuyến khích cho 0,5 điểm. Có nhiều bài HS lại quên ghi đáp số và cũng bị trừ 0,5 điểm.

- Nhƣ vậy có thể nói GV chƣa thật sự chú ý vào việc rèn phát triển tƣ duy cho HS tạo cầu lối giữa nội dung bài học và vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết vấn đề bài toán có văn trong quá trình dạy học, đặc biệt là cách đặt lời giải cho phép tính của bài toán.

Đánh giá:

- Từ kết quả thu đƣợc qua các giờ thử nghiệm cũng nhƣ trong quá trình đi dự giờ trực tiếp một số giáo viên dạy khối 4 ở 2 trƣờng Tiểu học Phú Nhuận và Tiểu học Tân Hoa tác giả có đánh giá về giờ dạy- học nhƣ sau:

+ Hầu hết trong giờ học phần giải quyết nhiệm vụ các bài toán có lời văn HS rất trầm. Trầm diễn ra ở mức độ dơ tay phát biểu xây dựng bài, GV hỏi gì thì HS mới giám trả lời một cách thụ động, bài khó cũng không hỏi bạn hai hỏi cô, hỏi thầy bài dễ cũng không xung phong chữa bài, không có sự giúp đỡ giữa bạn học khá và bạn học trung bình vẫn chủ yếu là "mạnh ai ngƣời đấy làm" những học sinh làm đƣợc bài thì chủ yếu là các dạng bài toán ở dạng tái hiện củng cố hay thay số. + Quy trình các em đƣợc lĩnh hội vốn kiến thức trong nội dung bài học liên quan đến toán có văn là máy móc là dập khuôn mà chƣa có sự can thiệp của quá trình kích thích tƣ duy trực tiếp vào các em. Vì vậy trong các giờ học liên quan đến toán có văn HS thiếu tự tin hoặc không có kết nối liên quan đến giải quyết vấn đề trong bài toán, dẫn đến việc HS không có hứng thú với tiết học, hiệu quả của một giờ học không cao.

+ Các bài toán có văn đƣợc GV đƣa ra một cách "trung thành" với văn bản và truyền thụ chọn vẹn tới ngƣời học, chƣa chú ý tới kiến thức của HS v ng miền để đƣa ra các số liệu, câu hỏi,... nh m kích thích, hứng thú giúp ngƣời học phát triển tƣ duy học và giải toán có lời văn.

+ Quá trình học của HS diễn ra theo thời gian giải quyết nhiệm vụ bài học và lĩnh hội tri thức. Một trong hai nhiệm vụ trên bị khuyết thì hoạt động học của trò không có kết quả, không giải quyết đƣợc nhiệm vụ mà mục tiêu của bài học đƣa ra. Chủ quan của tác giả đánh giá trong giờ học có liên quan đến toán có văn thì các trò không thực sự đƣợc tƣ duy và không đƣợc kích thích tƣ duy nên dẫn đến hoạt động lĩnh hội và giải quyết nhiệm vụ của trò thấp.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày đƣợc một số nhóm các PPKTTD. Việc phân loại theo từng nhóm gợi ý cho việc sử dụng các phƣơng pháp trong dạy học toán phần "Giải toán có lời văn" lớp 4 sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng tiếp theo. Cũng trong chƣơng này, các kết quả điều tra lí luận và thực tiễn đã cho thấy vai trò của GV và những kết quả mà các em đã đạt đƣợc trong học tập trên bình diện tự xác định mục đích, phƣơng pháp và vai trò môn học của HS còn khá xa so với lý luận, cũng nhƣ sự hiểu biết, đánh giá của GV về chủ đề "Giải toán có lời văn" và quá trình kích thích tƣ của ngƣời học còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội của ngƣời học. Từ đó đặt ra một vấn đề là cần làm cho ngƣời dạy ý thức sâu sắc hơn việc dạy tƣ duy, kích thích tƣ duy cho ngƣời học; lấy đó làm cơ sở giúp cho ngƣời học tiếp cận với phƣơng pháp dạy học tích cực, phát huy đƣợc tính độc lập, linh hoạt, tích cực tƣ duy. Bản thân GV cũng phải tích cực tƣ duy để sáng tạo hơn trong quá trình lao động. Bênh cạnh đó cũng cho thấy thực tế giáo viên ở bậc tiểu học còn chƣa làm tốt nhiệm vụ phát triển tƣ duy cho ngƣời học. Kết quả nghiên cứu ở chƣơng 1 sẽ là cơ sở lý luận vững chắc cho việc áp dụng các PPDH, kích thích tƣ duy ở bậc tiểu học nh m mục đích đề ra các phƣơng pháp khắc phục tình trạng thực hiện nhiệm vụ phát triển tƣ duy còn hạn chế trong dạy học hiện nay.

Chƣơng 2 – MỘ SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TƢ DUY CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 4

Trong chƣơng này, tác giả trình bày một số biện pháp cụ thể kích thích tƣ duy cho HS. Mỗi biện pháp sẽ đƣợc trình bày theo năm vấn đề: Mục tiêu, cơ sở biện pháp, nội dung (phƣơng thức vận dụng và ví dụ áp dụng), các yêu cầu cơ bản với GV khi thực hiện biện pháp và ƣu điểm, hạn chế của biện pháp. Các ví dụ đƣợc chọn lọc từ chủ đề "Giải toán có lời văn" lớp 4. Mỗi biện pháp đƣợc hình thành từ các PPKTTD thành từng nhóm theo tiêu chí đã đƣợc trình bày trong Chƣơng 1. Thông qua đó, việc hình dung việc thực hiện biện pháp nhƣ là việc thể hiện phƣơng pháp dạy học mới, áp dụng PPKTTD là một hình mẫu có thể học tập.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kích thích tư duy cho học sinh trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (LV01140) (Trang 46 - 50)