Ƣu điểm, hạn chế của biện pháp1

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kích thích tư duy cho học sinh trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (LV01140) (Trang 65 - 67)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.5. Ƣu điểm, hạn chế của biện pháp1

Trong dạy học không có bất kì một phƣơng pháp nào là duy nhất và tối ƣu cho một bài học cụ thể. Có sự thành công cần sự phối, kết hợp giữa các phƣơng pháp một cách linh hoạt, ph hợp và tất cả các phƣơng pháp hay biện pháp để áp dụng cũng chứa đựng những điểm mạnh và điểm hạn chế của nó. Đối với biện pháp kích thích tƣ duy học sinh thông qua việc thiết kế bài toán có lời văn cũng có những ƣu điểm và hạn chế trong quá trình vận dụng.

Ƣu điểm

a) Đối với giáo viên

Thông qua mục tiêu mà bài học đƣa ra GV có thể thiết kế các bài toán tƣơng tự nh m giúp cho ngƣời học thêm cơ hội kiểm tra kiến thức cũng nhƣ nâng cao khả năng tƣ duy cho một vấn đề có nhiều con đƣờng để giải quyết thông qua giải bài toán tƣơng tự.

GV có thể thêm cơ hội tiếp xúc với một phƣơng pháp dạy mới và có thời gian trải nghiệm giúp GV có thể nâng cao trình độ chuyên môn nói chung và với dạy học giải toán có lời văn nói riêng.

GV có thể trau dồi kiến thức của nội dung bài học để tự thiết kế các đề toán độc lập ph hợp với từng đối tƣợng trong lớp học

Qua rèn luyện thƣờng xuyên GV có thể xây dựng các đề thi cho học sinh ở các cấp mang tính chất mới mẻ tạo sự hứng thú và hấp dẫn cho ngƣời tham gia thi.

a) Đối với học sinh

Học sinh sẽ giải quyết vấn đề trong mỗi bài toán có lời văn trong sự kích thích tƣ duy sáng tạo thông qua các bài toán do GV thiết thế theo đối tƣợng cụ thể trong lớp học.

Phƣơng pháp 1 nếu áp dụng một cách linh hoạt sẽ là đòn bầy giúp cho sự cân b ng tƣơng đối giữa các học sinh trong c ng một lớp học (học sinh trung bình sẽ có sự đam mê về môn học còn học sinh khá giỏi có thêm cơ hội giúp đỡ bạn c ng tiến với mình thông qua học nhóm). Tạo sự đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong lớp học hơn.

Từ quá trình HS giải quyết vấn đề và đạt đúng với yêu cầu của bài toán do giáo viên thiết kế sẽ là động lực cho các em và tạo niềm tin về khả năng của mình giúp học sinh từ thích học đến mong muốn đƣợc học môn toán.

Hạn chế

a)Đối với giáo viên

GV giảng dạy ở môi trƣờng sƣ phạm không chỉ việc lên lớp giảng dạy mà bên cạnh đó còn phải hoàn thành các loại sổ sách giấy tờ liên quan, sinh hoạt chuyên môn, thi giảng, họp hành... vậy để có một bài học hay đã là cả một vấn đề trong đó đòi hỏi quá trình GV tự thiết kế đề bài toán cũng lại là một vấn đề không phải ít thời gian của mỗi GV.

Trình độ cũng nhƣ mô hình đào tạo không giống nhau nên yêu cầu việc thiết kế một bài toán sao cho ph hợp với các trò trong lớp là một khó khăn với GV đặc biệt là các giáo viên chƣa hề tiếp xúc với phƣơng pháp tiên tiến nào.

Do khung chƣơng trình có sự giới hạn về thời gian cho mỗi tiết học (tối thiểu 35 phút tối đa không qua 40 phút) với cấp tiểu học nên giáo viên khi áp dụng biện pháp 1 vào trong bài học là còn hạn chế.

Nhận thức về cái mới của một số GV trong dạy học vẫn còn mang tính chất "cố hữu" trong tƣ tƣởng nên việc thêm một cái mới d là hay nhƣng cũng là khó khăn khi thực hiện.

b) Đối với học sinh

Đây không hẳn là biện pháp duy nhất kích thích tƣ duy của các em song để làm quen và tạo động cơ thích ứng cần có thời gian và cần có tinh thần tự giác cao.

Biện pháp này đòi hỏi ở ngƣời học cần có sự phối kết hợp giữa các thành viên trong mỗi nhóm để giải quyết vấn đề của bài học (ngƣời làm xong trƣớc cần có sự nhiệt tình hƣớng dẫn cách giải quyết vấn đề cho bạn chƣa làm đƣợc bài tập ngồi c ng nhóm).

Nếu không tổ chức thƣờng xuyên hay làm qua loa sẽ dẫn tới khả năng tự học của các e về viện pháp là không khả dụng.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kích thích tư duy cho học sinh trong dạy học giải toán có lời văn lớp 4 (LV01140) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)