1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức đã học về soạn thảo văn bản.
- Nhớ lại chương trình soạn thảo word, cách khởi động và một số các phím chức năng sử dụng khi soạn thảo.
- Học sinh biết sử dụng 10 ngón để gõ văn bản và biết cách tạo chữ đậm, chữ nghiêng.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết khởi động phần mềm và thao tác thành thạo một số các phím chức năng khi soạn thảo.
- Học sinh thực hành thành thạo khi soạn thảo văn bản tiếng việt theo kiểu Telex bằng 10 ngón.
- Thực hiện thành thạo các bước tạo chữ đậm, chữ nghiêng.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tính kiên trì, ý thức tự học và ham muốn tìm tòi hiểu biết khám phá máy tính.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
II. Tài liệu và phương tiện làm việc:
1.Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, máy vi tính, máy chiếu hắt, máy Projector, trang vẽ, bảng phụ …..
2. Chuẩn bị của trò:
-Vở, SGK, đồ dùng học tập ….
III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1/) -Kiểm tra sĩ số học sinh.
-Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
B. Hoạt động dạy và học:
TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3-4/
1. Kiểm tra bài cũ. GV? Em hãy cho cô biết thế nào là sao chép văn bản?
GV? Em hãy nêu các bước sao chép văn bản?
GV? Các em nhận xét cho cô câu trả lời đúng chưa của bạn?
GV: Nhận xét, cho điểm và chốt kiến thức.
-Vậy bài trước cô đã hướng dẫn các em cách sao chép văn bản.
Trong khi soạn thảo những đoạn văn bản giống nhau ta có thể sao chép lại mà không cần gõ lại làm thế rất nhanh khi soạn thảo. Để sao chép văn bản ta tiến hành:
B1: Chọn phần văn bản cần sao chép.
HSTL: Sao chép văn bản là từ một văn bản tạo thành 2 hay nhiều văn bản giống hệt nhau.
-HS: B1: Chọn phần văn bản cần sao chép.
B2: Nháy chuột ở nút sao để đưa nội dung vào bộ nhớ.
B3: Đặt con trỏ soạn thảo tại nơi cần sao chép.
B4: Nháy chuột ở nút Dán để dán nội dung từ bộ nhớ vào.
-HS: Bạn đã trả lời đúng rồi ạ.
-HS lắng nghe
12- 16/
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài mới
B2: Nháy chuột ở nút sao (Copy) hoặc nhấn (Ctrl + C) để đưa nội dung vào bộ nhớ.
B3: Đặt con trỏ soạn thảo tại nơi cần sao chép.
B4: Nháy chuột ở nút Dán (Paste) hoặc nhấn (Ctrl + V) để dán nội dung từ bộ nhớ vào.
GV: Các em quan sát sự khác nhau của các đoạn văn bản trên máy?
GV:Các em sẽ thấy các đoạn văn bản được trình bày khác nhau, đoạn 1 trình bày chữ thường, đoạn hai trình bày chữ đậm, đoạn 3 trình bày chữ nghiêng.
Làm thế nào để trình bày được như vậy cô cùng các em tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: “ Trình bày chữ đậm, chữ nghiêng”.
GV: Ghi nội dung bài học lên bảng.
GV: Các em quan sát đọc thầm cho cô nội dung cách trình bày chữ đậm, chữ nghiêng trong SGK trang 86.
GV? Bạn nào nhanh có thể lên bảng chỉ cho cô đâu là biểu tượng chữ đậm, đâu là biểu tượng chữ nghiêng?
GV: Các em quan sát lên màn hình (GVchỉ) biểu tượng chữ đậm là chữ B, biểu tượng chữ nghiêng là chữ I, còn biểu tượng chữ gạch chân chính là chữ U đấy các em ạ.
GV? Để thực hiện tạo chữ đậm, chữ nghiêng ta làm thế nào?
-HS: Cả lớp quan sát.
HS: Ghi nội dung bài học vào vở
-HS: Lên bảng chỉ biểu tượng chữ đậm và chữ nghiêng.
-HS: Quan sát lắng nghe.
-HS: Ta thực hiện 2 bước:
B1: Chọn phần văn bản muốn trình bày.
B2: Nhát nút B để tạo chữ đậm hoặc nháy nút I để tạo chữ
5- 7/
Hoạt động 1: Giúp học sinh nhận dạng biểu tượng và tạo chữ đậm, chữ nghiêng.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi.
-GV:Các em nhận xét cho cô câu trả lời của bạn?
GV: Để tạo chữ đậm hoặc nghiêng ta tiến hành như sau:
B1: Chọn phần văn bản muốn trình bày.
B2: Nhát nút B để tạo chữ đậm hoặc nháy nút I để tạo chữ nghiêng.
_GV? Mời 2-3 học sinh đọc ghi chú ?
*GV: Đó chính là trường hợp các em gõ nội dung văn bản sau đó mới trình bày, em cũng có thể chọn một trong 2 biểu tượng để tạo chữ sau đó mới trình bày thì tại vị trí con trỏ soạn thảo sẽ là chữ đậm hoặc nghiêng.
GV: Các em quan sát trên màn hình cô sẽ thực hiện các thao tác trình bày chữ đậm, chữ nghiêng cho cả lớp cùng quan sát.
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện lại cách tạo chữ trên máy.
*GV: Các em ạ ngoài ra ta còn có thể trình bày chữ đậm, nghiêng hoặc gạch chân bằng 2 cách đó chính là sử dụng bằng biểu tượng hoặc bàn phím ta tiến hành như sau:
B1: Chọn phần văn bản muốn trình bày.
B2: Nhát nút B hoặc nhấn (Ctrl +B)để tạo chữ đậm hoặc nháy nút I hoặc (Ctrl+ I) để tạo chữ nghiêng, nhấn nút U hoặc (Ctrl+U) để tạo chữ gạch chân.
GV: Ngoài ra muốn hủy bỏ việc tạo chữ ta bôi đen và kích vào
nghiêng.
-HS: Bạn trả lời đúng.
-HS: Lắng nghe và quan sát.
-HS: Đọc bài.
-HS: Lắng nghe.
-HS: Cả lớp quan sát và lắng nghe.
-HS: Lên bảng thực hiện.
-HS: Lắng nghe và ghi vở
-HS: Lắng nghe và quan sát
biểu tượng chữ đó một lần nữa đấy các em ạ.Các em cùng quan sát các bước thực hiện trên máy.
GV: Hướng dẫn học sinh cách chơi trò “ Ai nhanh ai đúng”
GV: Nêu cách chơi và luật chơi.
GV: Nhận xét đánh giá khen đội chơi tốt động viên đội còn chưa tốt.
-HS: Tham gia trò chơi.
3-4/
3. Củng cố:GV củng cố lại nội dung bài ôn lại kiến thức và nhận xét tiết học.
-GV? Các em hãy cho cô biết có mấy cách tạo chữ đậm, chữ nghiêng?
-GV? Em hãy nêu các bước tạo kiểu chữ đó?
- HS: trả lời - HS: trả lời.
1/ 4. Dặn dò -Các em về ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho tiết thực hành giờ sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
...
Tuần :………