1. Kiến thức:
-Học sinh nhận biết được biểu tượng Logo, biết khởi động/thoát khỏi logo.
-Học sinh biết giải thích nội dung một số câu lệnh lặp, biết chỉ ra các hành động bị lặp, số lần lặp.
-Học sinh nhận hiểu được cách viết đúng, cách viết sai trong các mẫu câu lệnh được đưa ra.
2. Kĩ năng:
- Biết khởi động/ thoát khỏi logo một cách thành thạo. Biết nhập câu lệnh vào ngăn nhập lệnh.
-Học sinh biết các câu lệnh đơn giản và giải thích được chức năng của từng lệnh.
- Học sinh biết sử dụng câu lệnh lặp để viết được một câu lệnh lặp đơn giản khi vẽ hình.
- Học sinh có thể tự khám phá thử nghiệm các câu lệnh để có thể vẽ một số hình vẽ giáo viên yêu cầu.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tính kiên trì, ý thức tự học và ham muốn tìm tòi hiểu biết khám phá máy tính.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
II. Tài liệu và phương tiện làm việc:
1.Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, máy vi tính, máy chiếu hắt, máy Projector, trang vẽ, bảng phụ …..
2. Chuẩn bị của trò:
-Vở, SGK, đồ dùng học tập ….
III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1/) -Kiểm tra sĩ số học sinh.
-Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
B. Hoạt động dạy và học:
TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3-4/
1. Kiểm tra bài cũ.
GV? Em hãy cho cô biết chúng ta đã được học tất cả bao nhiêu câu lệnh?
GV? Em hãy nêu và giải thích một số câu lệnh đã học?
-GV? Trong các cặp lệnh sau cặp lệnh nào không phải là lệnh trái ngược nhau:
FD-BK; RT-LT; Bye- Home;
PU-PD; HT-ST;
-HS: Em đã được học tất cả 12 câu lệnh.
-HS: giải thích một số câu lệnh do giáo viên nêu.
-HS: Thưa cô đó là cặp lệnh Bye-Home ạ.
13- 15/
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 1:
Hướng dẫn các em biết cách sử dụng câu lệnh lặp khi vẽ hình.
-GV: Các em nhận xét câu trả lời của bạn?
-GV: Ở các tiết học trước cô đã hướng dẫn các em làm quen với logo và một số câu lệnh của logo. Ví dụ để vẽ hình vuông cô phải sử dụng 4 lệnh FD và 3 lệnh RT. Các em thấy các câu lệnh này như thế nào?
GV: Bạn đã nhận xét rất đúng rồi đấy các em thấy để vẽ một hình vuông ta phải sử dụng rất nhiều câu lệnh được lặp đi lặp lại nhiều lần và các câu lệnh đó thì giống nhau vậy làm thế nào để em có thể vẽ nhanh khi phải sử dụng các câu lệnh giống nhau. Cô cùng các em tìm hiểu qua bài “ Sử dụng câu lệnh lặp”
-GV: Ghi nội dung bài học lên bảng.
GV? Câu lệnh lặp là lệnh được sử dụng khi chúng ta vẽ hình trong logo mà các câu lệnh đó được lặp đi lặp lại nhiều lần ví dụ như hình vuông có 4 cạnh bằng nhau thì lặp 4 lần. Vậy hình chữ nhật thì lặp mấy lần?
GV? Đúng rồi hình chữ nhật có 2 chiều dài và 2 chiều rộng vậy nó sẽ lặp 2 lần.
GV? Các em quan sát đây là hình ngũ giác có 6 cạnh bằng nhau vậy hình ngũ giác sẽ lặp mấy lần? Để sử dụng câu lệnh lặp đi lặp lại nhiều lần các em dùng lệnh Repeat
GV? Bây giờ các em đọc thầm nội dung phần 1 trong SGK trang 101. Để vẽ hình vuông bằng cách sử dụng lệnh lặp
-HS: Bạn trả lời đúng rồi ạ.
-HS: Thưa cô có 4 câu lệnh FD giống nhau và 3 câu lệnh RT giống nhau ạ.
-HS: Ghi nội dung bài học vào vở.
-HS: Thưa cô lặp 2 lần ạ.
-HS: Thưa cô lặp 6 lần.
-HS: Cả lớp đọc thầm.
-HS: Để vẽ hình vuông người ta dùng lệnh: Repeat 4 [FD 100 RT
6-
8/ Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh làm quen với lệnh wait.
người ta đã làm như thế nào?
GV: Các em quan sát lên màn hình xem cô sử dụng câu lệnh lặp để vẽ hình vuông các em thấy có nhanh hơn không?
GV? Các em chú ý phải viết câu lệnh đúng từng chữ, em muốn mở ngoặc vuông hoặc đóng ngoặc vuông em quan sát trên bàn phím có phím kí hiệu ngoặc vuông ở một số máy em chỉ cần bấm vào phím đó nhưng có một số máy các em phải bấm 2 lần liên tiếp thì mới được mở hoặc đóng ngoặc vuông đấy các em ạ.
GV? Mời 2-3 học sinh đọc chú ý trong SGK trang 102 (phần trên).
GV? Số n trong câu lệnh chỉ gì?
GV? Giữa chữ Repeat và n phải có dấu gì?
GV? Phần trong ngoặc vuông dùng để gõ gì?
GV? Bây giờ cả lớp quan sát cho cô để vẽ hình lục giác cô sử dụng câu lệnh lặp:
Repeat 6 [FD 50 RT 60]
GV: Giải thích repeat 6 là số cạnh lặp của hình vẽ là 6, fd cách 50 là độ dài của mỗi cạnh là 50 bước còn rt 60 là rùa quay phải 60 độ chính là = 360 : 6= 60 độ vì tổng các góc từ hình tứ giác trở đi là 360 độ.
GV? Vậy để vẽ hình ngũ giác cô sử dụng câu lệnh lặp như thế nào? Ngũ là mấy?
GV? Một bạn giải thích tại sao lại là rt 72?
GV? Tương tự các em về nhà xem cho cô muốn vẽ hình chữ
90].
-HS: Thưa cô có ạ.
-HS: Lắng nghe và quan sát.
-2-3 HS đọc bài.
-HS: Số n chỉ số lần lặp của hình vẽ.
-HS: Thưa cô phải có dấu cách.
-HS: Phần trong ngoặc là nơi ghi các lệnh được lặp lại.
-HS: lắng nghe cô giáo giải thích.
-HS: Ngũ là 5 câu lệnh vẽ hình ngũ giác là: Repeat 5 [FD 50 RT 72]
-HS: Thưa cô ta lấy 360: 5 = 72 .
nhật, bát giác thì sử dụng câu lệnh như thế nào để vẽ?
GV? Có thể hướng dẫn các em làm bài tập số 1 còn các bài tập còn lại yêu cầu học sinh về nhà tự làm để tiết sau kiểm tra.
GV? Khi kết thúc câu lệnh em bấm Enter máy tính sẽ hiện ngay hình vẽ ra vậy làm thế nào để có thể xem được hình đó được vẽ như thế nào cô cùng các em tìm hiểu qua phần 2.
GV? Mời 2-3 học sinh đọc to nội dung phần 2 SGK trang 104.
GV? Đưa ra cách sử dụng câu lệnh wait.