Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

Một phần của tài liệu Giáo trình soạn thảo văn bản hành chính (Trang 25 - 29)

Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

2.2. Yêu cầu về hình thức

2.2.2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

Đề mục này được trình bày ở bên trái, phía trên, chiếm khoảng 1/2 dòng giấy theo chiều ngang, ngang hàng với Quốc hiệu/Tiêu ngữ, bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 12 hoặc 13, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ

1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên gọi chính thức của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản. Tuỳ thuộc cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức mà khi ban hành văn bản, phần thể thức này được trình bày theo một trong hai cách sau đây:

- Chỉ ghi một tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: cách này được sử dụng khi cơ quan ban hành văn bản có sự độc lập tương đối trong mối quan hệ với cơ quan cấp trên, như văn bản của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; tổ chức xã hội, doanh nghiệp ở cấp trung ương, …

Cách trình bày: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt theo qui định tại văn bản thành lập, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đề mục này được trình bày như sau:

TẬP ĐOÀN THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH A

- Ghi tên hai cơ quan, tổ chức: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Cách thức trình bày này được áp dụng đối với các văn bản được ban hành bởi các cơ quan, tổ chức có sự lệ thuộc chặt chẽ vào cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp về tổ chức và hoạt động. Đó là các đơn vị trực thuộc các cơ quan trong bộ máy nhà nước như: tổng cục, viện… thuộc bộ; các cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương như các sở, phòng, ban…; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu…

Cách trình bày: Tên cơ quan, tổ chức cấp trên được ghi ở dòng thứ nhất, bằng kiểu chữ in hoa, kiểu chữ đứng, cỡ chữ từ 12 đến 13 và dòng thứ hai ghi tên cơ quan,

tổ chức ban hành văn bản bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 13, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA LUẬT

Với văn bản của tổ chức Đảng:

Phần tên cơ quan ban hành được qui định cụ thể tại Hướng dẫn số 11-HĐ/VPTW ngày 28/5/2004 của Văn phòng Trung ương Đảng Hướng dẫn về thể thức văn bản của Đảng. Theo đó, có hai cách trình bày cụ thể như sau:

- Cách 1: Chỉ ghi tên cơ quan ban hành văn bản. Cách này được áp dụng trong những văn bản của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (ghi chung là Ban Chấp hành trung ương) hoặc Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố, đảng bộ trực thuộc Trung ương và của Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương (ghi chung là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ).

Ví dụ:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

THÀNH UỶ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *

- Cách 2: Ghi tên cơ quan ban hành văn bản và đảng bộ cấp trên trực tiếp. Cách này được áp dụng đối với văn bản của Ban Chấp hành đảng bộ huyện, quận và tương đương, văn bản của Ban Thường vụ huyện uỷ, quận uỷ và tương đương (ghi chung là huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ)

Ví dụ:

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC HUYỆN UỶ SÔNG LÔ

*

Với văn bản của chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng uỷ bộ phận ghi chung là chi bộ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Ví dụ:

ĐẢNG BỘ QUẬN CẦU GIẤY CHI BỘ PHƯỜNG NGHĨA TÂN *

Với văn bản của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

Phần tên cơ quan ban hành văn bản cũng được hướng dẫn trình bày tương tự.

Theo đó, chỉ ghi tên cơ quan ban hành trong trường hợp các văn bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (ghi chung là Ban Chấp hành trung ương)

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ***

Hoặc văn bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc (ghi chung là: Ban Chấp hành đoàn + Tên đơn vị). Nếu tên cơ quan, đơn vị, địa phương quá dài, có thể cho phép viết tắt đối với cụm từ Ban Chấp hành (viết tắt là BCH) và cụm từ thành phố (viết tắt là TP.). Ví dụ:

BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ***

Trường hợp văn bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn cấp huyện và tương đương: ghi chung là Ban Chấp hành đoàn + Tên đơn vị và tên tổ chức đoàn cấp trên trực tiếp. Ví dụ:

TỈNH ĐOÀN HÀ TĨNH

BCH ĐOÀN HUYỆN CAN LỘC ***

Văn bản của Đoàn bộ phận ghi chung là là Ban Chấp hành đoàn + Tên đơn vị và tên tổ chức đoàn cấp trên trực tiếp.

Ví dụ:

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BCH LIÊN CHI ĐOÀN KHOA LUẬT

***

Một phần của tài liệu Giáo trình soạn thảo văn bản hành chính (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)