Bài 6 SOẠN THẢO ĐIỀU LỆ, QUY CHẾ, QUY ĐỊNH, NỘI QUY
3. SOẠN THẢO ĐIỀU LỆ, QUY CHẾ, QUY ĐỊNH, NỘI QUY
3.4. Soạn thảo nội quy
3.4.3. Nội quy lao độngcủa doanh nghiệp
Những nội dung chủ yếu của nội quy lao động được quy định22 như sau:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
- Trật tự tại nơi làm việc: Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động (trừ trường hợp thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình).
- An toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: Trách nhiệm nắm vững các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; chấp hành biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuân thủ nội quy, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc.
- Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: Danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ phải bảo vệ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Danh mục hành vi vi phạm, mức độ vi phạm tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật lao động; mức độ thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
22 theo Khoản 2 Điều 119 của Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 27 Nghị định 05/2015/NĐ-CP chi tiết thi hành Bộ luật Lao đông
Ví dụ:
TỔNG CÔNG TY A
CÔNG TY B
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NỘI QUY CỦA CÔNG TY B
(Ban hành kèm theo Quyết định số: ../QĐ-CTB ngày … tháng… năm… của Giám đốc Công ty B)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nội quy này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Công ty B và toàn thể nhân viên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nội quy này áp dụng đối với Lãnh đạo Công ty B, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và toàn thể nhân viên.
Điều 3. Đối với cơ quan Văn phòng
1. Không tổ chức cúng, các hình thức mê tín dị đoan trong cơ quan, đốt nến, nhang trong phòng làm việc, tàng trữ văn hoá phẩm, chất kích thích, gây nghiện thuộc loại cấm lưu hành.
2. Tạo điều kiện cho Công đoàn, các đoàn thể hoạt động, tham gia các phong trào và xây dựng chính quyền.
3. Duy trì hội nghị cán bộ, công chức hàng năm; tổ chức trực báo hàng tuần, đội tự vệ, đội phòng cháy chữa cháy cơ quan.
4. Tổ chức vui chơi, giải trí, lễ hội lành mạnh, không phô trương hình thức, đảm bảo an ninh và trật tự.
152
5. Trang bị cơ sở vật chất cho cán bộ, công chức làm việc, trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
6. Treo băng rôn tuyên truyền trong các ngày lễ lớn theo hướng dẫn của Sở Văn hoá thông tin.
Điều 4. Đối với tổ chức, cá nhân liên hệ làm việc
1. Không trong trạng thái say rượu, quá khích không kiểm soát được hành vi bản thân hoặc có biểu hiện gây mất trật tự tại cơ quan; không mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại vào cơ quan.
2. Phải thực hiện việc dừng xe, tắt máy, dắt bộ để gọn gàng, đúng nơi quy định, theo hướng dẫn của nhân viên bảo vệ.
3. Phải xuất trình giấy tờ tùy thân và trình bày nội dung cần làm việc để nhân viên bảo vệ đăng ký vào sổ và hướng dẫn cụ thể.
Điều 5. Trách nhiệm cán bộ, công chức
1. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/2/1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29/4/2005 Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân.
2. Làm việc với tinh thần tận tụy, sáng tạo trung thực, không vụ lợi, gương mẫu về đạo đức, lối sống; tích cực học tập để nâng cao về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, sẵng sàn hợp tác và thẳng thắn góp ý kiến xây dựng với đồng nghiệp.
3. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ, công việc của tổ chức, cá nhân đúng quy định của pháp luật, không được cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu, đòi hối lộ gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân; sau khi giải quyết xong, có trách nhiệm, sắp xếp văn bản, tài liệu trong hồ sơ theo quy định.
4. Có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các Quy chế: làm việc, bảo mật, chi
tiêu nội bộ, quản lý tài chính và tài sản và Nghị quyết cán bộ, công chức hàng năm.
5. Được trang bị thẻ chức vụ, chức danh đang đảm nhận; phải đeo thẻ thống nhất trong giờ làm việc tại cơ quan, các sở, ngành, địa phương; bảo quản thẻ của mình không được thất lạc và bị hỏng; nghiêm cấm việc cho mượn thẻ.
6. Khi phát hiện có các hiện tượng nghi ngờ việc mất tài liệu, tài sản cơ quan, người phát hiện và thủ trưởng đơn vị trực tiếp của đơn vị đó phải lập biên bản giữ nguyên hiện trường và báo ngay cho Chánh Văn phòng và Trưởng phòng Quản trị - Tài vụ để xử lý.
Điều 6. Những việc nhân viên không được làm
1. Có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ bí mật của Công ty, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, cung cấp, tiêu hủy trái phép làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán các loại bí mật nhà nước.
2. Không được lợi dụng vị trí công tác để làm môi giới, dịch vụ hoặc làm tư vấn dưới mọi hình thức (trực tiếp hoặc gián tiếp) trong khi giải quyết công việc hoặc có những thái độ hành vi khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Không được để lộ thông tin, tài liệu về nội dung chỉ đạo của lãnh đạo Công ty, đơn vị ra ngoài cơ quan và cho người không có trách nhiệm trong quá trình xử lý vụ
việc đang được xử lý.
Điều 7. Trang phục 1. Y phục:
a/ Đối với Nam: Áo sơ mi, quần âu, áo bỏ trong quần thắt lưng trang nhã; đi giầy hoặc dép có quai hậu, không mặc áo quần bò, áo thun, quần áo có in hình, chữ,
b/ Đối với nữ: áo sơ mi, quần âu, váy dài, áo dài truyền thống, đi giầy hoặc dép có quai hậu, không mặc áo quần bò, áo trống cổ, áo không có ống tay, áo phông,
154 quần áo in hình, chữ.
2. Lễ phục:
Lễ phục khi đón, tiếp khách nước ngoài, tham dự các buổi lễ và các cuộc họp trọng thể, hội nghị cán bộ, công chức hàng năm.
a) Đối với nam: quần, áo sơ mi dài tay, thắt cravat hoặc quần áo ký giả, quần áo Comple, đi giầy da;
b) Đối với nữ: quần áo dài truyền thống, quần áo Comple, bộ áo váy dài đi dép có quai hậu.
Điều 8. Những quy định về phòng cháy chữa cháy
1. Cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc và dùng các phương tiện gây cháy nơi để xe ô tô, xe máy và các thiết bị tài sản dễ cháy khác trong khu vực cơ quan. Những người sử dụng các chất dễ cháy nổ thiết bị và dụng cụ dễ cháy phải quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn, bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng chống cháy nổ.
2. Khi đến làm việc không được mang vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy vào cơ quan trừ trường hợp, do yêu cầu nhiệm vụ và được ý kiến của lãnh đạo Văn phòng.
3. Khi phát hiện cháy, nổ, cán bộ công chức viên chức phải thông báo ngay cho Trưởng phòng Quản trị - Tài vụ, Đội phòng cháy chữa cháy cơ quan đồng thời báo cho phòng cháy chữa cháy Công an (114).
4. Trước khi ra về hoặc đi ra khỏi phòng, phải có trách nhiệm tắt thiết bị dùng, và khóa cửa để đảm bảo an toàn tài liệu và tài sản cơ quan.
Điều 9. Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ cơ quan
1. Chịu sự quản lý của Trưởng phòng Quản trị-Tài vụ; trực, bảo vệ cơ quan trong thời gian xuyên suốt 24/24h kể cả trong 2 ngày nghỉ hàng tuần ngày, giờ cụ thể của từng bảo vệ tự thoả thuận sắp xếp và được sự thống nhất của Trưởng phòng Quản trị - Tài vụ.
2. Hướng dẫn khách đến liên hệ làm việc. Khách đến làm việc với đơn vị, cá nhân của Công ty thì báo ngay cho đơn vị, cá nhân có khách biết.
3. Theo dõi khách ra vào cơ quan, ghi vào sổ đầy đủ các thông tin về khách (họ và tên, cơ quan, đơn vị chứng minh nhân dân…) kể cả cán bộ, công chức Văn phòng làm việc ngoài giờ hành chính, quản lý phương tiện (xe máy, xe đạp, ô tô) của cán bộ, công chức, khách đến cơ quan làm việc.
4. Kiểm tra việc khoá cửa các phòng làm việc, cửa chính, phụ của trụ sở cuối giờ làm việc hàng ngày, bảo vệ tài sản của cơ quan, không được để xảy ra tình trạng mất mát, nếu để xảy ra mất mát nhân viên bảo vệ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
5. Giữ gìn vệ sinh, tuyệt đối không được đưa người thân vào nghỉ lại trong phòng thường trực bảo vệ.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
1. Lãnh đạo Công ty, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quán triệt cho nhân viên của đơn vị thực hiện Nội quy này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần bổ sung, sửa đổi thì kiến nghị về
Phòng Hành chính – Tổ chức đề nghị Giám đốc Công ty xem xét bổ sung cho phù hợp./.
GIÁM ĐỐC
1. BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Soạn thảo nội quy an toàn lao động tại Công ty TNHH A 2. Soạn thảo Quy chế làm việc của Sở Tư pháp tỉnh A
2. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm quy chế, quy định và nội quy? Phân biệt quy chế, quy định, nội quy?
156
2. Trình bày yêu cầu đối với điều lệ, quy chế, quy định, nội quy?
3. Nêu cách trình bày nội dung, hình thức của điều lệ, quy chế, quy định, nội quy?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư
2. Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư
3. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính.
4..Văn phòng Trung ương Đảng, Hướng dẫn số 11-HĐ/VPTW ngày 28/5/2004 của hướng dẫn thể thức văn bản của Đảng
5. Văn phòng Trung ương Đoàn,Hướng dẫn số 29-HD/VP ngày 20/5/2009 của Hướng dẫn thể thức văn bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
6. Đào Duy Anh, Từ điển Hán - Việt, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1992.
7. Lê A và Đinh Thanh Huệ - Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục năm 2007 8. Lê Văn In và Phạm Hưng, Phương pháp soạn thảo văn bản hành chính, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2003
9. Lê Văn In – Giáo trình văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ chí Minh 2009.
10. TS. Dương Văn Khảm, Công tác văn thư lưu trữ, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2003, tr.24 6. TS. Lưu Kiếm Thanh, Giáo trình Văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, 2008.
11. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Kĩ thuật soạn thảo văn bản, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.
12. Trường Đại học Luật Hà Nội (TS. Đoàn Thị Tố Uyên chủ biên) Giáo trình Kĩ thuật soạn thảo văn bản hành chính thông dụng, Nxb Tư pháp 2017.
13. Tạ Thị Thanh Tâm - Giáo trình môn Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước, Nxb Hành chính năm 2006
14. TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Cần sử dụng phù hợp những thuật ngữ liên quan đến công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính, Tạp chí Văn thư, lưu trữ Việt Nam, Số 7/2015
15. Bùi Khắc Việt Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lí nhà nước – Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998
158 Bài 7