Quy trình QLRR trong công tác thanh tra thuế đối với DN

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh Đồng Nai. Thực trạng và giải pháp: luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 34)

CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ

1.2 QLRR trong công tác thanh tra thuế

1.2.3 Quy trình QLRR trong công tác thanh tra thuế đối với DN

Để việc QLRR có thể đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế được những rủi ro tiềm tàng trong quá trình thanh tra thuế đến mức thấp nhất, cần phải xây dựng và thực hiện một quy trình QLRR khoa học, thống nhất. Theo các chuyên gia tài chính thuế, quy trình QLRR này bao gồm các bước như: (i) xác định loại rủi ro, (ii) phân tích rủi ro, (iii) đánh giá rủi ro, (iv) lựa chọn lập danh sách các đối tượng NNT đã được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao để lập kế hoạch và thực hiện.

Trong quy trình QLRR đó, ở bước phân tích rủi ro và đánh giá rủi ro đối với NNT, một yêu cầu cần thiết ở bước này là (i) xây dựng tiêu chí và chỉ số quản lý rủi ro và (ii) xây dựng tiêu chí và chỉ số đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT để có cơ sở so sánh, đánh giá hợp lý. Việc quy định các tiêu chí, chỉ số làm cơ sở để đánh giá, cần dựa vào tiêu chí về nghiệp vụ, tài chính, pháp lý, xã hội và một loạt các tiêu chí khác... Các tiêu chí, chỉ số này có thể thay đổi tuỳ theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách quản lý của CQT, phụ thuộc vào hoàn cảnh liên quan. Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở mức độ rủi ro về thuế mà CQT có thể chấp nhận được.

Dựa trên những đặc trưng của rủi ro về thuế và quy trình thanh tra thuế (đã trình bày ở mục 1.1.7), có thể xây dựng một quy trình QLRR trong công tác thanh tra thuế với các bước theo thứ tự, thể hiện ở sơ đồ 1.1 bên dưới.

(i) Bước 1: Xác định rủi ro về thuế: Xác định rủi ro bằng thực hiện hành động rà soát mọi nguồn gốc của rủi ro và triển vọng đối với mọi đối tác có liên quan như: các Cục thuế địa phương, các ngành khác hoặc xác định rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra từ tất cả các khía cạnh khác nhau, thu thập thông tin về DN.

(ii) Bước 2: Phân tích rủi ro về thuế: Phân tích rủi ro được hiểu là việc sử dụng các thông tin sẵn có một cách có hệ thống để xác định tần xuất xuất hiện của các rủi ro đã xác định và mức độ tác động có thể của các rủi ro đó. Phân tích rủi ro thuế đã được xác định bằng cách đánh giá khả năng xảy ra và hậu quả của những rủi ro về thuế có thể chấp nhận được. Đồng thời, sử dụng các phương pháp phân tích để so sánh giữa các chỉ tiêu xác định rủi ro. Phân tích

rủi ro gắn với việc xem xét các nguyên nhân gây ra rủi ro như: ý thức của DN hoặc sự thay đổi của chính sách thuế... cũng như hậu quả và khả năng xảy ra hậu quả đó. Rủi ro được phân tích bằng cách kết hợp xác suất của rủi ro và mức độ tác động nếu rủi ro xảy ra. Để áp dụng QLRR vào hoạt động thanh tra thuế, có nhiều nội dung cần phân tích, trong đó có hai nội dung quan trọng hàng đầu là (i) Phân tích báo cáo tài chính và (ii) Phân tích mức độ tuân thủ về kê khai thuế, nộp thuế của NNT (nội dung này sẽ trình bày ở bước 3).

Sơ đồ 1.1: Quy trình QLRR trong công tác thanh tra thuế

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Phân tích báo cáo tài chính được thực hiện qua 3 cách: là phân tích chiều dọc, phân tích chiều ngang các BCTC và phân tích các tỷ suất tài chính của DN.

Như vậy, trên cơ sở phân tích rủi ro, CQT có thể lựa chọn đối tượng thanh tra đúng đắn hơn, lựa chọn nội dung thanh tra và phạm vi thanh tra có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, khi phân tích cần lưu ý thêm các yếu tố đặc thù có thể gây ra rủi ro

Xác định rủi ro về thuế

Giám sát tình hình QLRR

Nguồn dữ liệu phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro:

- Báo cáo Tài chính;

- Tình hình đăng ký, kê khai, nộp thuế;

- Tình hình nợ thuế, số thuế truy thu & phạt (nếu có);

- Các vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện;

- Các kiến nghị, yêu cầu DN chấn chỉnh;

- Thông tin có được từ bên thứ ba

- Tiêu chí, chỉ số quản lý rủi ro; tiêu chí, chỉ số đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Lập kế hoạch và thực hiện thanh tra thuế

Đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro Phân tích rủi ro về thuế

Đánh giá rủi ro thuế

Đánhgiá tuân thủ pháp luật thuế

cao như: lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của DN, địa bàn được ưu đãi thuế, dễ dàng tránh thuế hoặc các giao dịch tài chính phức tạp như bán, cho thuê tài sản, DN có giao dịch với các bên liên kết hoặc có sự chuyển đổi những lợi nhuận sang các tổ chức không bị đánh thuế, bán các tài sản và khoản đầu tư lớn, có điều chỉnh về thuế lớn so với các thông tin tài chính công bố ra bên ngoài và thuế thấp hoặc không có thuế, hoặc trong lịch sử đã có các hành vi vi phạm về thuế để xác định mức độ rủi ro đối với từng DN.

Bước 3: Đánh giá rủi ro thuế: Cán bộ thanh tra áp các rủi ro ở các mức độ đã xác định được với các tiêu chí đã được xây dựng làm cơ sở để phân loại mức độ rủi ro, trong đó, xếp loại rủi ro thấp có thể chấp nhận và không cần thiết phải xử lý. Sau đó, xếp loại các rủi ro còn lại để áp dụng mức độ ưu tiên cần tập trung xử lý và đưa ra các biện pháp xử lý cho phù hợp. Đánh giá rủi ro ở đây tập trung vào hai phương diện:

- Thứ nhất, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của NNT: Đây thực chất là bước tập trung vào đánh giá, phân tích tình hình tuân thủ việc nộp tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế có đầy đủ, đúng hạn? tỷ lệ nợ đọng trên tổng số thuế phải nộp? mức độ chấp hành các quyết định của CQT về truy thu, xử phạt thuế, lịch sử hành vi vi phạm về thuế… Ở đây, cán bộ thanh tra có thể đánh giá được khả năng tuân thủ của DN đến đâu, theo mức từ NNT tuân thủ tốt đến NNT tuân thủ thấp. Theo quy định hiện hành, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của NNT bao gồm 03 mức: NNT tuân thủ tốt;

NNT tuân thủ trung bình và NNT tuân thủ kém dựa trên các chỉ số hay điều kiện để xếp loại vào từng mức cụ thể, từ đó xếp hạng mức độ tuân thủ thuế cao hay thấp của DN.

- Thứ hai, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của NNT: Trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT và dựa vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế, trong đó có nghiệp vụ thanh tra thuế, mà CQT đã thu thập được, cán bộ thanh tra thuế tiến hành đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của NNT theo các mức từ NNT có rủi ro rất thấp đến NNT có rủi ro cao nhất. Theo quy định hiện hành, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thuế của NNT bao gồm 06 mức: Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất

thấp; Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp; Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình; Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao; Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao; Hạng 6: Người nộp thuế có thời gian hoạt động dưới 12 tháng., làm cơ sở để lập kế hoạch thanh tra thuế.

Bước 4: Lập kế hoạch và thực hiện thanh tra thuế: Đây là công đoạn bắt buộc, thiết yếu trong quy trình QLRR trong công tác thanh tra thuế. Có thể nói, đây chính là quá trình biện pháp xử lý rủi ro thuế.

(i) Khi lập kế hoạch QLRR trong công tác thanh tra thuế, cán bộ thanh tra phải căn cứ vào: Kết quả đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của NNT, đã làm ở bước 3 và Danh sách các trường hợp được lựa chọn để thanh tra thuế tại trụ sở NNT, danh sách này được lập ra căn cứ vào tiêu chí lựa chọn đối tượng NNT có dấu hiệu rủi ro thuế để xây dựng kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT.

Theo quy định hiện hành, tiêu chí hay nguyên tắc lập danh sách các trường hợp được lựa chọn để thanh tra thuế là: số DN lập kế hoạch thanh tra thuế yêu cầu phải đạt tỷ lệ từ 1% đến 2% tổng số DN đang hoạt động và danh sách thanh tra do Bộ trưởng BTC quyết định;

Còn tiêu chí lựa chọn trường hợp thanh tra tại trụ sở NNT là:

- Số trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra theo kế hoạch hàng năm;

- Số trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá tỷ lệ 10% số lượng trường hợp được thanh tra theo kế hoạch hàng năm. Việc lựa chọn trường hợp thanh tra NNT do CQT quyết định.

(ii) Trong quá trình thực hiện kế hoạch QLRR trong công tác thanh tra thuế tại trụ sở NNT, đoàn thanh tra thuế thực hiện các biện pháp, quy trình thanh tra theo quy định. Cần phải chú ý sự thay đổi của rủi ro so với kế hoạch dự kiến để có bước xử lý rủi ro thích hợp nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu thanh tra.

Như vậy, qua phân tích các bước trong quy trình QLRR trong công tác thanh tra thuế, cho thấy: giữa các bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bước trước là điều kiện cho bước sau. Cụ thể: việc xác định rủi ro và đánh giá rủi ro sẽ quyết định khối lượng công việc thanh tra cần thực hiện. Nếu đánh giá rủi ro đúng và đánh giá

tuân thủ pháp luật thuế của NNT chính xác thì việc thanh tra sẽ được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, từ đó giúp công tác thanh tra đạt hiệu quả cao. Vì vậy, cần phải xem trọng tất cả các bước trong quy trình đó.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh Đồng Nai. Thực trạng và giải pháp: luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)