THỰC TRẠNG QLRR THUẾ TRONG CÔNG TÁCTHANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG NAI THỜI GIAN QUA
2.2 Thực trạng qlrr thuế trong công tác thanh trathuế tại cục thuế đồng nai thời gian qua
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại
2.2.3.2 Tổ chức bộ máy và số lượng, trình độ, năng lực đội ngũ thanh tra thuế
Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay của ngành Thuế là mô hình quản lý theo chức năng. Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của mô hình này là tính chia đoạn trong công tác quản lý có thể dẫn tới việc quản lý DN không được tốt. Mỗi bộ phận chức năng chỉ tập trung vào khía cạnh hẹp của DN như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề SXKD...và tách biệt với công việc của các bộ phận khác, dẫn đến sự kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong CQT là chưa tốt, đặc biệt là sự phối hợp giữa chuyên gia công nghệ thông tin (Phòng tin học) với CCTT (các phòng thanh tra thuế) tại Cục thuế Đồng Nai chưa cao, còn lỗi nhịp, từ đó, phần mềm ứng dụng kỹ
thuật QLRR vào thanh tra thuế chưa phát huy hiệu quả trong công tác thanh tra thuế đối với DN.
Nhận thức về tầm quan trọng của phương thức QLRR trong quản lý thuế nói chung và trong công tác thanh tra thuế nói riêng đối với DN ở công chức thuế còn chưa đầy đủ, chưa đồng đều. Tâm lý ngại đổi mới còn tồn tại ở nhiều CCTT thuế.
Bằng chứng là: CCTT vẫn chưa thực sự thay đổi nhận thức về thanh tra rủi ro theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, chưa có kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro mà vẫn thực hiện chủ yếu là thanh tra toàn diện, thanh tra quyết toán thuế. (như đã trình bày ở mục 2.2.2.2)
Về số lượng CCTT thuế tại Cục thuế Đồng Nai, thực ra so với số lượng DN tỉnh quản lý mỗi năm đều tăng lên, hơn nữa, phần lớn là DNFDI với nhiều lĩnh vực hoạt động đa dạng và phức tạp, đặc biệt là vấn đề chuyển giá. Do vậy, số lượng CCTT thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai còn thiếu so với yêu cầu công việc thực tế.
Bằng chứng là: Còn nhiều hồ sơ thanh tra kéo dài, số lượng hồ sơ thanh tra tồn đọng các năm trước chuyển sang năm sau vẫn còn lớn (như đã trình bày ở mục 2.2.2.2). Dẫn đến hạn chế trên thì có nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề là số lượng CCTT thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai chưa đủ để đáp ứng yêu cầu công việc.
Về trình độ, năng lực đội ngũ CCTT thuế tại Cục thuế Đồng Nai.
Như đã trình bày ở mục 2.2.1.2 Mặc dù, đội ngũ CCTT thuế cơ bản có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp định kỳ, tuy nhiên, do chưa được đào tạo chuyên sâu bài bản, việc đào tạo bồi dưỡng cập nhật còn ít nên trình độ nghiệp vụ của một bộ phận CCTT còn hạn chế, không chỉ về nghiệp vụ kế toán mà cả kỹ năng tin học. Yếu kém về nghiệp vụ kế toán khiến CCTT không tiếp cận và tìm ra gian lận của DN cho dù phần mềm QLRR đã chỉ ra dấu hiệu của gian lận. Yếu kém về trình độ tin học khiến CCTT không vận hành tốt phần mềm quản lý được trang bị và làm cho tiến độ thanh tra chậm, bằng chứng là: Việc phát hiện các thủ đoạn gian lận của DN còn có hạn chế nhất định. Một số các hành vi vi phạm có thể phát hiện ngay trên hồ sơ khai thuế nhưng CBTT thuế chưa phát hiện kịp thời... Kết quả khảo sát của tác giả thể hiện ở Biểu đồ 2.7 dưới đây cũng trùng với nhận định trên.
(Nguồn: Tác giả khảo sát) Biểu đồ 2.7: Trình độ năng lực của CCTT thuế có đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra Kết quả khảo sát cho thấy: có đến 54% số CCTT thuế được hỏi cho rằng:
Trình độ năng lực của CCTT thuế tại Cục thuế Đồng Nai đã đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chỉ có 10% số CCTT thuế cho rằng: Trình độ năng lực của CCTT thuế tại Cục thuế Đồng Nai đã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đáng chú ý có tới 34% số CCTT thuế cho rằng: chỉ đáp ứng ở mức thấp, đặc biệt có 2% ý kiến cho rằng: chưa đáp ứng được.
Về thời gian tham gia công tác thanh tra của đội ngũ CCTT tại Cục thuế Đồng Nai qua thống kê cho thấy: tỷ lệ CCTT có năm công tác đến đủ 5 năm có tỷ trọng cao nhất: 63,9%, tỷ lệ CCTT có năm công tác từ 6-10 năm đạt 20,3% và tỷ lệ CCTT có thâm niên trên 10 năm chỉ đạt 15,8%. Điều này cho thấy có tới 84,2% số CCTT đang có số năm công tác ít (từ 2-10 năm), do đó, kinh nghiệm thanh tra sẽ không nhiều và sẽ gặp khó khăn trong việc thanh tra các chuyên ngành phức tạp và khó như: chuyển giá, thương mại điện tử, bán hàng đa cấp…
Đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận CCTT chưa tốt. Điển hình: năm 2015, có 2 CCTT thuế tại Cục thuế Đồng Nai nhận quyết định cảnh cáo do đã thông đồng với DNFDI để giảm nhẹ mức độ truy thuế khi đang thi hành công vụ. Mọi kỹ thuật hiện đại sẽ trở nên vô nghĩa khi tồn tại tham nhũng trong lực lượng CCTT thuế, bởi vì kỹ thuật hiện đại cho phép xác định đúng đối tượng gian lận, xác định đúng vấn đề trọng tâm, đúng nội dung sai phạm và mức độ sai phạm nhưng kỹ thuật hiện đại không
ngăn chặn được CCTT thông đồng với NNT bỏ qua sai phạm để mưu lợi cá nhân.
Đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công tác thanh tra thuế theo QLRR.
Thu nhập của CCTT thuế chưa được đảm bảo so với yêu cầu công việc.
Thu nhập và đời sống của CCTT thuế chưa đảm bảo, chưa hợp lý trong tương quan so sánh với các ngành nghề khác trong xã hội, đặc biệt lại gắn liền với mội trường rất nhạy cảm về tiền bạc. Đây cũng là yếu tố làm cho công chức thuế khó cưỡng lại cám dỗ vật chất, khó giữ tính liêm chính.
Qua phân tích trên, cho thấy, về đội ngũ CCTT tại Cục thuế Đồng Nai, cần có những điều chỉnh tăng cường mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng cũng như cần được đãi ngộ tương xứng để đáp ứng nhiệm vụ thanh tra thuế trong thời gian tới.