THỰC TRẠNG QLRR THUẾ TRONG CÔNG TÁCTHANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG NAI THỜI GIAN QUA
2.2 Thực trạng qlrr thuế trong công tác thanh trathuế tại cục thuế đồng nai thời gian qua
2.2.2 Tồn tại, hạn chế về QLRR trong thanh tra thuế tại Cục thuế Đồng Nai
2.2.2.1 Hạn chế khi áp dụng QLRR trong lập kế hoạch thanh tra thuế
Áp dụng QLRR vào lập kế hoạch thanh tra thuế vẫn còn một số hạn chế ở các khía cạnh cụ thể sau:
(i) Số lượng DN được lựa chọn có dấu hiệu rủi ro để đưa vào kế hoạch thanh tra là chưa đầy đủ so với yêu cầu thực tế, bởi vậy khả năng để thất thu thuế do không lựa chọn đúng mức NNT để đưa vào kế hoạch thanh tra là hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả khảo sát của tác giả thể hiện ở Biểu đồ 2.4 dưới đây minh chứng thêm cho nhận định này.
0% 16%
52%
28%
4%
Hoàn toàn Phù hợp Khá phù hợp
(Nguồn: Tác giả khảo sát) Biểu đồ 2.4: Xác định về số lượng DN được lựa chọn thanh tra hàng năm
Biểu đồ 2.4 trên cho thấy: có 16% CCTT thuế cho rằng xác định số lượng DN được lựa chọn đưa vào thanh tra hàng năm hiện nay là khá phù hợp, 52 % cho rằng phù hợp, chỉ có 4 % cho rằng cần phải giảm bớt, tuy nhiên có tới 28% CCTT thuế đề xuất cần tăng thêm số lượng DN được đưa vào kế hoạch thanh tra thuế, điều đó chứng tỏ rằng: cần phải đạt được số lượng DN đủ lớn đưa vào kế hoạch thanh tra thuế, có như thế, tác dụng răn đe, phòng ngừa hành vi không tuân thủ thuế của DN mới thực sự phát huy hiệu quả. Mặt khác, CQT cần tăng cường bố trí nguồn lực để đáp ứng số lượng DN được thanh tra theo QLRR tăng lên qua đó, không ngừng gia tăng số thuế truy thu đáng kể vào cho NSNN.
(ii) Việc lựa chọn danh sách DN để đưa vào kế hoạch thanh tra thuế chưa thực sự hợp lý. Thể hiện ở chỗ: 100% số DN được lựa chọn qua phân tích, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao để đưa vào kế hoạch thanh tra thuế, mặc dù, khi thực hiện thanh tra đều phát hiện có gian lận, tuy nhiên, vẫn có một bộ phận DN, mức độ sai sót hoặc gian lận không lớn, không nghiêm trọng, điều này thể hiện ở chỗ: số thuế truy thu trong năm 2015 chỉ có 385,7 tỷ đồng, giảm so với năm 2014 là 206 tỷ đồng. Riêng số thuế truy thu bình quân/DN cũng giảm. Nếu số thuế truy thu bình quân/DN năm 2014 là 2,153 tỷ đồng/DN thì sang năm 2015 số thuế truy thu bình quân/DN giảm chỉ còn 1,402 tỷ đồng (đã trình bày Bảng 2.2, điểm b, mục 2.2.1.7 bên trên). Điều này có thể do công tác thanh tra đang có dấu hiệu chững lại, phương pháp thanh tra cần phải cải tiến, hoặc cũng có thể NNT có thể đã tuân thủ thuế tốt
hơn nên số thuế thất thu ngày càng giảm. Mặt khác, một số DN theo tiêu chí chấm điểm thuộc diện rủi ro vừa nhưng thực tế tiến hành thanh tra lại cho thấy có nhiều sai sót, thậm chí có gian lận lớn về thuế. Đặc biệt hơn, theo Báo cáo của Cục thuế Đồng Nai, có tới 50% số DN thuộc diện lựa chọn theo tiêu chí ngẫu nhiên để đưa vào kế hoạch thanh tra (không nằm trong diện phân tích, đánh giá rủi ro), khi thực hiện thanh tra vẫn phát hiện có gian lận thanh tra thuế. Tình trạng này, môt mặt phản ánh mức độ gian lận thuế khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự lựa chọn DN qua phân tích, xếp hạng rủi ro để đưa vào kế hoạch thanh tra thuế hàng năm là chưa hợp lý.
(iii) Xác định mức độ hành vi vi phạm thuế của DN theo QLRR khi đưa vào lập kế hoạch thanh tra so với kết quả thanh tra thực tế còn có sự chênh lệch đáng kể.
Kết quả khảo sát của tác giả thể hiện ở Biểu đồ 2.5 dưới đây sẽ làm sáng tỏ cho nhận định này.
Kết quả khảo sát cho thấy: có đến 54% các CCTT thuế được hỏi cho rằng: đánh giá mức độ hành vi vi phạm thuế khi phân tích rủi ro hồ sơ DN để đưa vào kế hoạch thanh tra so với hành vi vi phạm được phát hiện qua thực tế thanh tra là tương đối phù hợp, thực tế ít nghiêm trọng hơn so với đánh giá ban đầu là 6%. Tuy nhiên, có đến 40%
CCTT thuế cho rằng khi thanh tra tại trụ sở DN đã phát hiện ra nhiều hành vi vi phạm thuế của DN nghiêm trọng hơn so với đánh giá dự kiến ban đầu.
2%
38%
54%
6%
Thực tế rất nghiêm trọng hơn Thực tế nghiêm trọng hơn Thực tế và đánh giá ban đầu không có khác biệt
Thực tế ít nghiêm trọng hơn Thực tế không có vi phạm như đánh giá ban đầu
(Nguồn: Tác giả khảo sát) Biểu đồ 2.5: Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm được phát hiện qua
thanh tra
Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân: số liệu của CQT thu thập từ các nguồn về DN chưa đầy đủ, chưa đúng đắn, còn sơ xài hoặc có thể do trình độ kỹ năng về QLRR thuế của CCTT thuế còn hạn chế, dẫn đến khi phân tích, đánh giá, chấm điểm rủi ro khó phát hiện ra hành vi nghiêm trọng, đến khi thực hiện thanh tra thực tế tại chỗ về chứng từ, sổ sách tại DN mới phát hiện được những chứng cứ, hành vi nghiêm trọng. Tình trạng này yêu cầu phải hoàn thiện hơn nữa bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT và Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế cũng như nâng cao trình độ kỹ năng QLRR thuế cho CCTT thuế nhằm đảm bảo việc phân tích, đánh giá, rủi ro đối với DN là hợp lý, chính xác ngay từ khi chuẩn bị thanh tra phù hợp với kết quả thực hiện thanh tra thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả QLRR trong công tác thanh tra thuế.
2.2.2.2 Hạn chế khi áp dụng QLRR trong quá trình chuẩn bị và thực hiện thanh tra thuế tại DN
Ở bước này, áp dụng QLRR trong quá trình thanh tra thuế tại DN đã bộc lộ những hạn chế sau:
(i) Tiến độ triển khai thực hiện thanh tra tại trụ sở NNT còn chậm, thời gian tiến hành thanh tra tuy đã được rút ngắn nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế và yêu cầu DN dẫn đến số lượng các DN được thực hiện thanh tra chưa theo kịp tiến độ kế hoạch đề ra, chất lượng thanh tra còn chưa cao. Nhiều hồ sơ thanh tra kéo dài, số lượng hồ sơ thanh tra tồn đọng các năm trước chuyển sang năm sau vẫn còn lớn, chậm giải quyết dứt điểm. Điển hình là:
- Năm 2016, kế hoạch thanh tra đưa ra là 165 DN nhưng thực tế chỉ thực hiện thanh tra được 160 DN nguyên nhân là do có tới 17 DNFDI được thanh tra, thời gian thanh tra kéo dài hơn dự kiến, DN họ chưa thông với dự thảo biên bản kết luận thanh tra, đoàn thanh tra phải tìm thêm các bằng chứng để chứng minh và thuyết phục họ ký biên bản...
- Có 2 trường hợp thanh tra tại DNFDI kéo dài tới hơn 1 năm mới kết thúc...
(ii) Việc phát hiện các thủ đoạn gian lận thuế của DN còn có hạn chế nhất định.
Một số hành vi vi phạm có thể phát hiện ngay trên hồ sơ khai thuế nhưng CBTT thuế chưa phát hiện kịp thời. Điển hình như vấn đề chuyển giá nảy sinh trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có khá nhiều DN FDI đặc biệt là các công ty đa
quốc gia có dấu hiệu chuyển giá như trong BCTC hàng năm liên tục khai lỗ không nộp thuế TNDN nhưng lại mở rộng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đây là một tình trạng bất bình thường. nhưng Cục thuế Đồng Nai nói riêng và Ngành thuế cả nước nói chung thời gian qua chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý kịp thời. Điều này không chỉ làm thất thu NSNN mà còn tạo mất bình đẳng giữa các DN cùng cạnh tranh trên thị trường và để lại nhiều hậu quả tiêu cực khác.
(iii) Phương pháp làm việc của một số CCTT thuế thuộc Cục thuế Đồng Nai chưa khoa học, tổ chức sắp xếp xử lý công việc vẫn chưa thực sự theo nguyên tắc rủi ro và trọng yếu. CCTT thuế vẫn chưa thực sự thay đổi nhận thức về thanh tra rủi ro theo Luật Quản lý thuế năm 2012, chưa có kỹ năng thực sự về phân tích, đánh giá rủi ro mà vẫn thực hiện chủ yếu là thanh tra toàn diện, thanh tra quyết toán thuế.
Từ đó, khi phương pháp thanh tra theo QLRR chưa được thuần thục, tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thanh tra.
(iv) Đánh giá chung về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình ra biên bản, kết luận thanh tra thuế, tựu trung lại có thể có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do hệ thống pháp luật, đặc biệt các quy định hướng dẫn về chuyển giá chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả. Kết quả khảo sát của tác giả thể hiện ở Biểu đồ 2.6 dưới đây minh chứng thêm cho nhận định này.
50%
6%
10%
34%
Do pháp luật thuế chưa chặt chẽ, còn lỗ hổng Do lãnh đạo cơ quan thuế xử lý chưa khách quan Do công chức thanh tra thuế thiếu đạo đức nghề nghiệp
Do đây là lĩnh vực đặc thù khó kiểm soát
Do các nguyên nhân khác
(Nguồn: Tác giả khảo sát) Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân của rủi ro khi ban hành biên bản, kết luận thanh tra
thuế
Kết quả khảo sát cho thấy: có đến 50% số CCTT thuế được hỏi cho rằng nguyên nhân của rủi ro khi ban hành biên bản, kết luận thanh tra thuế là do pháp luật thuế chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tế; đáng lưu ý khi có tới 34% CCTT thuế cho rằng đây là lĩnh vực đặc thù khó kiểm soát, 10% CCTT thuế thừa nhận do CCTT thiếu đạo đức nghề nghiệp và chỉ có 6% CCTT thuế cho rằng người đứng đầu của CQT chưa xử lý khách quan.