THỰC TRẠNG QLRR THUẾ TRONG CÔNG TÁCTHANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG NAI THỜI GIAN QUA
2.2 Thực trạng qlrr thuế trong công tác thanh trathuế tại cục thuế đồng nai thời gian qua
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại
2.2.3.3 Quy trình và phương pháp thanh tra thuế theo QLRR
Thời gian qua, ngành thuế chưa làm tốt công tác khảo sát thực tế và thảo luận kỹ lưỡng khi xây dựng quy trình thanh tra thuế theo QLRR, dẫn đến quy trình vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện ở những bất hợp lý của các tiêu chí đánh giá rủi ro khi lập kế hoạch thanh tra, các tiêu chí đánh giá rủi ro này trong một số trường hợp không phản ánh đúng bản chất của giao dịch kinh tế, không phản ánh đầy đủ mức độ và tác động của những yếu tố mà tiêu chí đo lường đó đưa ra. Cụ thể như sau:
(i) Các tiêu chí phân tích, đánh giá mức độ rủi ro về thuế của DN tuy nhiều nhưng chưa trọng tâm, chưa phản ánh đầy đủ rủi ro về thuế, gây khó khăn cho việc phân tích rủi ro để lựa chọn các DN đưa vào lập kế hoạch thanh tra. Cụ thể: 8 tiêu chí tĩnh được Tổng cục Thuế ban hành hướng dẫn thực hiện chấm điểm rủi ro thống nhất trong toàn ngành thuế từ năm 2012 đến nay, thực tế cho thấy, hầu hết các tiêu chí đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Điển hình là:
- Tiêu chí 2: Đánh giá rủi ro theo sự biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/Doanh thu” các năm. Tiêu chí này Tổng cục Thuế đưa ra với nhận định: trong các loại thuế phải nộp, số thuế phải nộp lớn nhất sẽ là thuế TNDN và sẽ gán điểm rủi ro cao hay thấp dựa vào mức biến động của thuế TNDN. Do đó, nếu mức biến động về thuế TNDN lớn hơn mức độ biến động về doanh thu thì rủi ro về thuế sẽ
thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nếu đặt trọng số và gán hệ số cao cho tiêu chí này vào các DN FDI thì sẽ không hiệu quả vì các DN này thường xuyên báo lỗ, do đó sẽ không phát sinh thuế TNDN phải nộp.
- Tiêu chí 5: Tình hình tuân thủ nộp hồ sơ khai thuế và Tiêu chí 6: Số lần xử lý vi phạm hành chính thuế. Về bản chất, hai tiêu chí Tình hình tuân thủ nộp hồ sơ khai thuế và Số lần xử lý vi phạm hành chính thuế luôn gắn liền với nhau vì theo Luật Quản lý thuế, nếu DN nộp chậm hồ sơ khai thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Việc tách rời thành 2 tiêu chí rủi ro để chấm điểm như vậy dẫn đến hiện tượng trùng lắp, trong khi đó còn nhiều tiêu chí khác sát và trúng hơn như tổng số thuế phát sinh, sự tăng giảm bất thường của doanh thu… chưa được đưa vào nội dung chấm điểm bắt buộc chung.
(ii) Hệ thống tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro của DN chưa được xây dựng hoàn chỉnh, có quá nhiều tiêu chuẩn để đánh giá mức độ vi phạm thuế, hay các tiêu chuẩn phân loại DN để xác định vi phạm thanh tra chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc lựa chọn các DN được thanh tra. Cụ thể: qua nghiên cứu 21 tiêu chí của Tổng cục Thuế áp dụng trong phần mềm TPR - Lập kế hoạch thanh tra năm 2014 (và tiếp tục áp dụng cho các năm tiếp theo) cho thấy: một số tiêu chí còn chưa phản ánh đúng bản chất của phân tích rủi ro về thuế. Dưới đây là các phân tích cụ thể về những bất cập của các tiêu chí này. Điển hình là:
- Tiêu chí “Doanh thu”:
CQT lấy số liệu Doanh thu từ một số các khoản thu được của DN, bao gồm
“Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (trừ đi các khoản giảm trừ). Đối với các Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng, doanh thu gồm: Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Đối với các Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ gồm: thu từ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh”. Như vậy, nếu hiểu doanh thu bao gồm tất cả các khoản thu được của DN (chứ không phải là các khoản thu được bắt buộc phải xuất hóa đơn) thì cách thống kê của CQT về cơ bản là đúng, nhưng như thế vẫn chưa đủ vì nguồn thu của DN theo cách tính của CQT còn thiếu các khoản thu nhập sau đây:
+Thiếu: Doanh thu từ hoạt động tài chính và Thu nhập khác.
+Thiếu: Thu nhập từ hoạt động khác và Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.
+Thiếu: Các khoản thu nhập khác ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh.
- Tiêu chí “Thuế TNDN phát sinh”:
Tác giả cho rằng nếu đã dùng tiêu chí 2: “Thuế TNDN phát sinh” thì tiêu chí 5
“So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế TNDN phát sinh/Doanh thu) giữa các năm” là trùng lặp, vì ý nghĩa của hai tiêu chí này đều nói lên sự biến động của số thuế TNDN phải nộp qua các năm, số thuế TNDN biến động so với chính nó hay biến động so với doanh thu thì đều thể hiện sự biến động đó là bình thường hay bất thường, do đó, CQT không nhất thiết phải dùng đến 2 tiêu chí.
- Tiêu chí “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”:
Công thức tính hệ số khả năng thanh toán nhanh, thống kê thiếu Tài sản ngắn hạn khác ở phần tử số. Ở rất nhiều DN thường “ẩn” nội dung kinh tế vào tiêu chí này, do đó, nếu thống kê thiếu Tài sản ngắn hạn khác sẽ làm cho tiêu chí khả năng thanh toán nhanh không được chính xác.
(iii) Việc quy định áp dụng các tiêu chí QLRR đối với DN để đưa vào lập kế hoạch thanh tra thuế ban hành theo hướng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình DN nói chung là không hợp lý. Chẳng hạn: trong ngành xây dựng, khoản nợ phải thu thường khá lớn, khác xa với ngành thương mại dịch vụ, vì thế, không thể áp chung một thang điểm, một mức chuẩn để nhận xét khoản nợ phải thu của DN xây dựng là quản lý công nợ kém còn đối với DN thương mại là quản lý công nợ tốt. Tương tự, trong ngành ngân hàng, cho vay tiêu dùng, tiêu chí nợ xấu khác so với ngành sản xuất, xây dựng cơ bản. Tiêu chí chi phí trên doanh thu của ngành sản xuất khác ngành thương mại. Tiêu chí định mức tiêu hao nguyên vật liệu của ngành vận tải khác ngành sản xuất....
Những phân tích trên cho thấy bộ tiêu chí đánh giá rủi ro còn có nhiều hạn chế, trùng với kết quả khảo sát của tác giả theo Biểu đồ 2.8 dưới đây.
Kết quả khảo sát cho thấy: có đến 60% số CCTT thuế được hỏi cho rằng: Bộ tiêu chí phân tích rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra thuế mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu và cần được điều chỉnh thêm, có 2% cho rằng không đáp ứng yêu cầu thanh tra; tuy nhiên, có 36% số CCTT thuế cho là bộ tiêu chí đáp ứng được yêu cầu QLRR, chỉ có 2% số CCTT thuế cho rằng bộ tiêu chí tốt, đáp ứng được yêu cầu
phân tích. Kết quả khảo sát trên cho thấy, rất cần có một sự điều chỉnh, bổ sung trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra thuế.
2%
36%
60%
2%
Rất tốt Tốt
Đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro
Đáp ứng một phần và cần điều chỉnh thêm
Không đáp ứng yêu cầu thanh tra
(Nguồn: Tác giả khảo sát) Biểu đồ 2.8: Chất lượng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro chấm điểm, xếp hạng DN