Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh Đồng Nai. Thực trạng và giải pháp: luận văn thạc sĩ (Trang 86 - 89)

THỰC TRẠNG QLRR THUẾ TRONG CÔNG TÁCTHANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG NAI THỜI GIAN QUA

2.2 Thực trạng qlrr thuế trong công tác thanh trathuế tại cục thuế đồng nai thời gian qua

2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại

2.2.3.4 Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thanh tra thuế

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục, đó là:

(i) Chưa có quy trình chuẩn về cách thức thu thập và xử lý dữ liệu thông tin quản lý thuế từ những nguồn khác nhau với những cách thức phù hợp. Điều này làm cho cơ sở dữ liệu về DN của ngành Thuế nói chung và Cục thuế Đồng Nai nói riêng thu thập được chưa đầy đủ, chưa được cập nhật kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh tra trên cơ sở phân tích rủi ro. Các thông tin đầy đủ chủ yếu là lịch sử chấp hành pháp luật thuế của DN. Thông tin về hoạt động SXKD của DN có liên quan đến đối tác kinh doanh của DN còn ít. Thông tin thu thập, tiếp nhận từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Hải quan, Tài chính, Kho bạc nhà nước, Công an, Công thương, Kế hoạch đầu tư... cũng còn hình thức. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế của ngành Thuế nói chung và Cục thuế Đồng Nai nói riêng chưa bao quát đầy đủ thông tin về DN, còn nghèo nàn, mức độ tích hợp thông tin, dữ liệu còn thấp, mới chỉ tích hợp được một số thông tin cơ bản theo từng DN, chưa tích hợp được các thông tin của bên liên kết với DN trên hệ thống tin

học ngành Thuế. Mặt khác, do hạn chế về trình độ máy tính của CBTT và do chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu về DN nên có tình trạng thông tin, dữ liệu không được cập nhật đầy đủ và thường xuyên vào hệ thống mặc dù luôn có sự thay đổi từ phía DN như: giải thể, sáp nhập, mở rộng DN... Từ đó, thiếu thông tin chính xác về DN kéo theo khi phân tích đánh giá rủi ro về DN cũng sẽ không chính xác, đúng đắn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thanh tra thuế theo QLRR thời gian qua cụ thể: Việc lựa chọn danh sách DN để đưa vào kế hoạch thanh tra thuế chưa thực sự hợp lý (như đã trình bày ở mục 2.2.2.1)

- Mức độ sai lệch thông tin về DN (vốn, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế) trên hệ thống cơ sở dữ liệu về DN, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế do Cục thuế Đồng Nai quản lý so với thực tế khi thanh tra là không nhỏ. Cụ thể: Khi thanh tra thực tế tại DN, tiếp cận hồ sơ tại DN so với thông tin dữ liệu lưu trữ tại CQT cho thấy khác biệt thông tin xảy ra khá thường xuyên và có mức độ sai lệch không nhỏ.

Những phân tích trên, trùng với kết quả khảo sát của tác giả theo Biểu đồ 2.9 dưới đây.

34%

56%

8%

2%

Sai lệch rất lớn Sai lệch lớn Sai lệch nhỏ

Sai lệch không đáng kể Không có sai lệch

(Nguồn: Tác giả khảo sát) Biểu đồ 2.9: Sai lệch thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu về DN với thực tế

thanh tra

Kết quả khảo sát cho thấy: có đến 34% số CCTT thuế được hỏi cho rằng: có sự sai lệch thông tin lớn, 56% cho là có sai lệch nhỏ, 8% cho là có sai lệch không

đáng kể và chỉ 2% cho là không có sai lệch. Kết quả khảo sát này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự thay đổi phương pháp, cách thức thu thập thông tin về NNT để đảm bảo dữ liệu, thông tin được đầy đủ, chính xác hơn.

(ii) Thông tin về mối quan hệ hoặc các giao dịch quốc tế của DN, đặc biệt là các công ty thuộc hệ thống công ty đa quốc gia còn rất sơ sài, không đáp ứng yêu cầu QLRR trong thanh tra thuế đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Đây chính là mấu chốt vấn đề khiến hầu hết các trường hợp nghi ngờ chuyển giá quốc tế nhưng không thể chứng minh trong thực tế.

(iii) CQT chưa có bộ phận nghiệp vụ đặc biệt để thu thập thông tin của những đối tượng đặc thù. Xã hội ngày càng hiện đại đi cùng với nó là những giao dịch hiện đại của người nộp thuế. Để có đầy đủ thông tin tốt phục vụ áp dụng QLRR vào hoạt động thanh tra thuế cần có những thông tin đặc thù. Những thông tin này không thể thu thập theo những cách thức thông thường, nó phải được thu thập theo những nghiệp vụ đặc biệt và điều này phải được pháp luật cho phép bằng hành lang pháp lý và tổ chức bộ máy chuyên biệt.

(iv) Hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ QLRR thuế còn hạn chế

Để áp dụng QLRR trong quản lý thuế thì hệ thống công nghệ thông tin và đường truyền internet là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin ở Cục thuế Đồng Nai nói riêng và ngành thuế Việt Nam nói chung thời gian qua, trong đó có hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, trung tâm xử lý dữ liệu, trang thiết bị phần cứng, phần mềm... chậm được nâng cấp và đồng bộ hóa; bắt đầu từ năm 2014, ngành thuế ứng dụng phần mềm tích hợp TMS để áp dụng cho mọi chức năng quản lý thuế nhưng phần mềm mới này chưa kết nối tốt dữ liệu thông tin của các phần mềm quản lý thuế cũ nên thường xảy ra nhiều trục trặc trong vận hành. Hơn nữa, đường truyền internet với dung lượng còn hạn chế và tốc độ chậm, dẫn đến vẫn còn xảy ra sự cố nghẽn mạch vào những ngày cao điểm gây phiền hà, mất thời gian cho DN trong việc khai báo thuế, nộp báo cáo quyết toán thuế, BCTC qua internet trong thời gian qua. Tình trạng này cũng là một nguyên nhân làm cho việc khai thác, thu thập, xử lý dữ liệu về DN phục vụ QLRR trong công tác thanh tra thuế gặp khó khăn thời gian qua.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh Đồng Nai. Thực trạng và giải pháp: luận văn thạc sĩ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)