Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh Đồng Nai. Thực trạng và giải pháp: luận văn thạc sĩ (Trang 109 - 112)

3.3.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính

Một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, minh bạch sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, nâng cao hiệu quả thanh tra thuế. Để giảm thiểu rủi ro thuế và nâng cao tính tuân thủ của DN thì hệ thống chính sách, pháp luật thuế cần phải được điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt được các yêu cầu sau: thống nhất, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản, ổn định, mang tính pháp lý cao và phải có sự tương đồng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với cách nhìn đó, xin kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính sửa đổi một số nội dung của các văn bản pháp luật liên quan đến thanh tra thuế theo QLRR như sau:

(i) Hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ trong quy định giữa Luật Thanh tra năm 2010 và Luật Quản lý thuế năm 2012, trong đó yêu cầu trọng tâm là việc bổ sung, hoàn thiện phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay đối với thanh tra thuế theo QLRR. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động thanh tra thuế phát huy hiệu quả tối đa trong thời gian tới,

(ii) Kiến nghị Bộ tài chính quan tâm thực sự, hơn nữa đến việc hướng dẫn triển khai về quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế đối với DN. Vì thời gian qua, Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đã bổ sung qui định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tuy nhiên tới gần 03 năm sau, Thông tư 204/2015/TT-BTC hướng dẫn chi tiết về áp dụng QLRR vào hoạt động thanh tra thuế mới được ban hành hướng dẫn thực hiện. Đây là sự chậm trễ rất đáng tiếc, đó là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho ngành thuế cả nước và Cục thuế Đồng Nai nói riêng trong quá trình triển khai áp dụng QLRR vào hoạt động thanh tra thuế vì không có kim chỉ nam dẫn đường, phải tự chòi đạp, làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, dẫn đến kết quả không thể tốt được trong các năm từ 2016 trở về trước. Hơn nữa, áp dụng QLRR vào hoạt động thanh tra thuế cho đến nay vẫn là phương thức quản lý thuế tiên tiến, hiện đại nhưng còn khá mới mẻ. Do vậy, kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm có chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên hơn, chi tiết hơn cho ngành thuế Việt Nam triển khai, chẳng hạn nên có hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể về thiết kế Bộ tiêu chí mới khoa học, sát thực tế, phục vụ

phân tích đánh giá rủi ro đối với NNT để đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm theo QLRR.

(iii) Về vị trí, vai trò và chính sách đãi ngộ đối với công chức thanh tra chuyên ngành (trong đó có thanh tra thuế) cần phải nghiên cứu, quy định cụ thể, bảo đảm chính sách, chế độ của đội ngũ cán bộ này tương tự như các Thanh tra viên, vì bản chất công việc, trách nhiệm và quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành không có sự khác biệt nhiều trước và sau khi thay đổi chức năng và tên gọi, theo đó đề xuất công chức thanh tra chuyên ngành là ngạch công chức đặc thù tương tự như ngạch Thanh tra viên.

(iv) Kiến nghị Chính phủ và Bộ tài chính tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh tra, nhất là các quy định liên quan tới hoạt động của Đoàn thanh tra, giám sát Đoàn thanh tra hoặc việc thực hiện một số quyền trong hoạt động thanh tra, trong đó có thanh tra thuế. Đặc biệt, sớm triển khai qui định của Luật Thanh tra về thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập, vì đây là một phương thức thanh tra khá phù hợp với đặc thù ngành thuế.

(v) Vấn đề chuyển giá nảy sinh trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung, hầu hết phát sinh từ DN FDI đặc biệt là các công ty đa quốc gia và đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho nền KTXH nước ta, tuy nhiên, Nhà nước, Chính phủ và BTC vẫn chưa ban hành các văn bản pháp lý kịp thời, hữu hiệu để xử lý triệt để hiện tượng chuyển giá. Từ đó, Cục thuế Đồng Nai cũng không có cơ sở pháp lý cao để giải quyết các trường hợp có dấu hiệu chuyển giá tại một số DNFDI trên địa bàn trong thời gian qua. Từ đó, chắc hẳn đã làm mất đi một nguồn thu tiềm năng cho NSNN đồng thời gây bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các loại hình DN. Thực ra, mãi tới năm giữa năm 2017, các quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết, thực chất là biện pháp xử lý vấn đề chuyển giá một cách căn cơ mới được ban hành, hướng dẫn thực hiện (theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ và Thông tư số 41/2017/TT-BTC, ngày 28/04/2017 của BTC). Như vậy, cũng là quá trễ so với yêu cầu thực tế đặt ra của các năm trước đây.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm, có sự điều chỉnh kịp thời những quy định hướng dẫn kiểm soát chuyển

giá hiện nay (theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ và Thông tư số 41/2017/TT-BTC, ngày 28/04/2017 của BTC) cho phù hợp với thực tế, vì theo phản ánh của hầu hết các DN, đặc biệt là các DN FDI, các quy định kiểm soát chuyển giá hiện nay là quá phức tạp, khó khai báo, dẫn đến tốn nhiều thời gian cho DN trong việc báo cáo về giao dịch liên kết và chuyển giá.

Ngoài ra, các luật thuế chủ yếu áp dụng cho các DN, đặc biệt là các quy định về ưu đãi miễn giảm thuế TNDN thời gian qua thường xuyên được điều chỉnh...

cũng gây khó khăn cho CCTT thuế trong việc phân tích đánh giá rủi ro. Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính từng bước hạn chế, tiến tới bỏ hẳn các quy định về ưu đãi miễn giảm thuế TNDN vì thực tế, chúng không gây hiệu ứng tích cực là bao. Vấn đề các DN và nhà đầu tư mong muốn và quan tâm hơn chính là có một hệ thống thuế minh bạch, công bằng, dễ làm, dễ hiểu và có tính cạnh tranh hợp lý.

3.3.2 Đối với Tổng cục thuế

Hoạt động thanh tra thuế theo QLRR hiện nay không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc buộc các DN và NNT tuân thủ việc nộp thuế đầy đủ kịp thời cho NSNN mà nó còn tạo ra nguồn thu đáng kể cho NSNN thông qua việc truy thu thuế và phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra thuế, thực tế nguồn thu này tại Cục thuế Đồng Nai những năm qua đã chứng minh điều đó. Do vậy, trong những năm tới, công tác thanh tra thuế theo phương thức QLRR tiếp tục phải được đẩy mạnh. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả áp dụng QLRR trong công tác thanh tra thuế, tác giả đề nghị Tổng cục thuế, ngay trong năm 2019, cho phép thành lập các Đội thanh tra thuế tại các Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung (vì từ trước đến nay chưa có Chi cục thuế nào thuộc Cục thuế Đồng Nai có Đội thanh tra thuế đi vào hoạt động cả) và các Đội thanh tra thuế này sẽ chính thức triển khai công tác thanh tra thuế ngay trong năm 2019 đối với các DN và NNT trên địa bàn. Đây là việc làm cần thiết vì nó phù hợp với bối cảnh không thể tăng biên chế cho các phòng thanh tra cấp Cục, mà số lượng DN cấp Cục quản lý cứ tăng lên!!! Việc làm này sẽ đảm bảo tăng thêm được số lượng DN đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm. Mặt khác, chắc chắn sẽ tăng thêm được nguồn thu đáng kể cho NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh Đồng Nai. Thực trạng và giải pháp: luận văn thạc sĩ (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)