THỰC TRẠNG QLRR THUẾ TRONG CÔNG TÁCTHANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG NAI THỜI GIAN QUA
2.2 Thực trạng qlrr thuế trong công tác thanh trathuế tại cục thuế đồng nai thời gian qua
2.2.1 Kết quả đạt được
2.2.1.2 Tổ chức bộ máy và số lượng, trình độ, năng lực đội ngũ thanh tra thuế
Về tổ chức bộ máy thanh tra thuế
Theo quy định hiện hành, tổ chức bộ máy thanh tra thuế của Việt Nam hiện nay được tổ chức thống nhất theo hệ thống dọc. Theo đó, mô hình tổ chức thanh tra thuế của Cục thuế Đồng Nai thời gian qua được bố trí theo sơ đồ sau:
(Nguồn:Cục thuế Đồng Nai ) Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy thanh tra thuế tại Cục thuế Đồng Nai
Qua sơ đồ 2.2 trên đây cho thấy: tổ chức thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai được tổ chức theo mô hình chức năng, bao gồm: 02 phòng thanh tra thuế chuyên môn; đặc biệt, được sự chấp thuận của Tổng cục thuế, Cục thuế Đồng Nai còn có thêm 01 phòng thanh tra giá chuyển nhượng (transfer pricing), có nhiệm vụ thanh tra chuyên sâu về chuyển giá, tập trung vào các DN FDI với số lượng khoảng 851 DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Riêng đối với các Chi cục Thuế: được thành lập Đội thanh tra thuế nhưng hiện nay chưa có Chi cục Thuế nào trực thuộc Cục thuế Đồng Nai thành lập Đội Thanh tra.
Thời gian qua, các phòng thanh tra thuế trên đây đã được tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận thanh tra thuế theo đúng quy định cụ thể ở cấp Cục thuế để đảm bảo chức năng thanh tra được thực hiện thống nhất trong toàn ngành Thuế. Cụ thể: các phòng thanh tra thuế đó chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Thuế Đồng Nai và sự chỉ đạo về công tác nghiệp vụ thanh tra
Cục thuế Đồng Nai
Phòng Thanh tra
thuế số 1
Tổng cục thuế (Vụ Thanh tra)
Phòng Thanh tra
thuế số 2
Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng
của Thanh tra Tổng cục Thuế. Chính việc tổ chức bộ phận thanh tra thuế nói trên, gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQT các cấp theo hướng: thống nhất theo hệ thống dọc và mang tính chuyên môn hoá sâu, dẫn đến hệ quả là số lượng và chất lượng CCTT thuế ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu QLRR trong công tác thanh tra thuế.
Thời gian qua, các phòng thanh tra thuế cũng đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao, đó là: giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến DN thuộc phạm vi Cục Thuế Đồng Nai quản lý.
Về cơ bản, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thanh tra thuế thuộc Cục thuế Đồng Nai cũng có những điểm như thanh tra chuyên ngành, đó là: xây dựng kế hoạch thanh tra trình thủ trưởng cơ quan phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được cơ quan thanh tra cấp trên giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với thanh tra cấp trên.
Ngoài ra, các phòng thanh tra thuế thuộc Cục thuế Đồng Nai còn có những nhiệm vụ quyền hạn khác so với thanh tra chuyên ngành, gồm:
- Nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc trốn thuế, gian lận về thuế của DN. Thu thập, xử lý, sử dụng thông tin từ DN, CQT và bên thứ ba; tổ chức phân tích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN, xác định các ngành nghề, loại hình, lĩnh vực có rủi ro về thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác giám định tư pháp về thuế; cử giám định viên trực tiếp việc giám định tư pháp về thuế theo thẩm quyền được phân công.
Quyền trong thanh tra thuế được mở rộng hơn: thanh tra thuế được yêu cầu tổ chức tín dụng phong toả tài khoản của đối tượng thanh tra và bổ sung thêm thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cho Tổng cục trưởng, Cục trưởng.
Thanh tra thuế cũng được quyền yêu cầu đối tượng thanh tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Trường hợp phát hiện đối tượng thanh tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, kịp thời thì được quyền áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý.
Chính các quy định mở rộng nhiệm vụ và quyền hạn về thanh tra thuế trên đây, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng thanh tra thuế thuộc Cục thuế Đồng Nai triển khai công việc trước, trong và sau khi đưa ra kết luận thanh tra một cách chủ động hơn, đem lại hiệu quả hơn trong công tác thanh tra theo cơ chế QLRR thời gian qua (xem mục 2.2.1.7).
Về số lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ thanh tra thuế
Tính đến 31/12/2017, Số lượng công chức làm công tác thanh tra thuế thuộc Cục thuế Đồng Nai là 38 người, chiếm tỷ lệ 4,6% tổng số công chức thuộc Cục thuế Đồng Nai; trong đó, Thanh tra viên 32 người, chiếm 84,21% lực lượng thanh tra;
Thanh tra viên chính 6 người, chiếm 15,79% lực lượng thanh tra.
Về trình độ, năng lực CCTT thuế, được phân loại như sau:
- 07 người có trình độ trên đại học chuyên ngành kinh tế chiếm 18,42 %;
- 31 người có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành kinh tế chiếm 81,58 %
Hàng năm, Cục thuế Đồng Nai đều tổ chức cho đội ngũ CCTT thuế trực thuộc được tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ thanh tra ngắn ngày, kể cả bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong thi hành công vụ với nhiều hình thức phong phú như: mời chuyên gia đến giảng tại chỗ, cử đi học tại các trường đại học có uy tín hoặc cử theo học các lợp do Tổng cục thuế bồi dưỡng cho toàn ngành thanh tra thuế...
Như vậy, với số lượng đội ngũ CCTT thuế tương đối đáp ứng được khối lượng công tác thanh tra thuế trên địa bàn, lại cơ bản có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp định kỳ. Chính vì thế, yếu tố này cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả thanh tra thuế của bộ phận thanh tra thuế Cục thuế Đồng Nai thời gian qua.