CÔNG TÁC THANH TRA THUẾ
1.2 QLRR trong công tác thanh tra thuế
1.2.4 Các tiêu chí, chỉ số đánh giá rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN
1.2.4.1 Các tiêu chí định lượng
Các tiêu chí định lượng đánh giá rủi ro của DN gồm (i) Tiêu chí rủi ro tĩnh là tiêu chí có tính ổn định tương đối, ít biến động giữa các kỳ tính thuế và (ii) Tiêu chí rủi ro động là tiêu chí có thể biến động theo thời gian gắn với hoạt động SXKD hoặc sự thay đổi trong tính tuân thủ của NNT. Cụ thể xem sơ đồ 1.2 sau:
Sơ đồ 1.2: Các tiêu chí định lượng đánh giá rủi ro
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) a. Các tiêu chí rủi ro tĩnh
Thuộc hệ thống tiêu chí rủi ro định lượng tĩnh có tiêu chí sau: Mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư; Tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng vốn điều lệ. Cụ thể:
(i) Mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư:
Mức vốn điều lệ hoặc mức vốn đầu tư là mức vốn mà chủ sở hữu DN bỏ ra để đầu tư vào hoạt động SXKD và được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ý nghĩa của tiêu chí: Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của DN lớn phản ánh khả năng tài chính vững vàng. DN vốn lớn thường ít có rủi ro về thuế hơn DN vốn nhỏ.
Mặc dù DN có thể tăng/giảm vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư nhưng thường chỉ thay đổi gắn với những quyết định dài hạn của chủ DN, không gắn với quá trình kinh doanh bình thường của DN.
(ii) Tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng vốn điều lệ:
CÁC TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG
CÁC TIÊU CHÍ RỦI RO TĨNH
Mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư
Tỷ trọng vốn nhà nước trong
tổng vốn điều lệ Nhóm tiêu chí về
sự bất thường của hoạt động SXKD Nhóm tiêu chí về tài chính của DN Nhóm tiêu chí tuân thủ pháp luật thuế
CÁC TIÊU CHÍ RỦI RO ĐỘNG
Tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng
vốn điều lệ
= Số vốn nhà nước đầu tư Tổng số vốn điều lệ của DN
x 100%
Ý nghĩa của tiêu chí: cho biết DN đó là DN nhà nước với cơ chế tài chính chặt chẽ. Mức độ rủi ro của những DN này thường thấp hơn DN khác.Tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng vốn điều lệ 100 %.
b. Các tiêu chí rủi ro động
Các tiêu chí rủi ro động là các tiêu chí phản ánh các rủi ro thường xuyên biến động, riêng biệt từng loại hình DN, được CQT áp dụng trong từng thời kỳ và yêu cầu quản lý. Thuộc nhóm tiêu chí động, có thể thống kê 2 nhóm tiêu chí:
b1. Nhóm tiêu chí về tình hình tuân thủ pháp luật thuế Thuộc nhóm tiêu chí này gồm có 4 tiêu chí sau:
(i) Số lần chậm nộp hồ sơ khai thuế trong một năm: Chỉ tiêu này cho biết mức độ chấp hành về thời hạn nộp tờ khai thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ ý thức tuân thủ của NNT thấp, mức độ rủi ro về thuế cao.
(ii) Tỷ lệ thuế thu nhập DN phát sinh so với doanh thu thuần của DN:
Ý nghĩa của tiêu chí: Được sử dụng để so sánh giữa các năm nhằm thấy được mức độ nộp thuế TNDN so với doanh thu thuần của DN. Nếu tỷ lệ này quá thấp so với tỷ lệ chung của ngành thì có dấu hiệu rủi ro. Tỷ lệ này biến động quá nhiều giữa các năm cũng có dấu hiệu rủi ro.
(iii) Tỷ lệ thuế GTGT phát sinh so với doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra
Ý nghĩa của tiêu chí: Được sử dụng để so sánh giữa các năm nhằm thấy được mức độ nộp thuế GTGT so với doanh thu của DN. Tương tự như tiêu chí tỷ lệ thuế thu nhập DN so với doanh thu thuần, nếu tỷ lệ này quá thấp so với tỷ lệ chung của ngành thì có dấu hiệu rủi ro. Tỷ lệ này biến động quá nhiều giữa các năm cũng có dấu hiệu rủi ro.
Tỷ lệ thuế TNDN so với doanh thu =
Số thuế TNDN phát sinh trong năm tính thuế Doanh thu thuần của DN
X 100%
Tỷ lệ thuế GTGT so với doanh thu hàng hóa, dịch vụ
bán ra
=
Số thuế GTGT phát sinh trong năm tính thuế
Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra
X 100%
(iv) Số thuế truy thu trong lần thanh tra gần nhất:
Cách xác định: là Số thuế truy thu và phạt ghi trên Quyết định truy thu của kỳ thanh tra gần nhất.
Ý nghĩa của tiêu chí: Tiêu chí số thuế truy thu trong lần thanh tra gần nhất một mặt cho biết khả năng phát hiện gian lận của CQT nhưng nó cũng phản ánh mức độ tuân thủ của DN. DN có số thuế truy thu trong lần thanh tra gần nhất càng lớn thì rủi ro về thuế càng cao.
b2. Nhóm tiêu chí về tình hình tài chính của DN Thuộc nhóm này có 16 tiêu chí, chi tiết như sau:
- Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu thuần;
- Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần;
- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần;
- Tỷ lệ lợi nhuận kế toán trước thuế so với vốn chủ sở hữu;
- Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần;
- Tỷ lệ chi phí bán hàng so với doanh thu thuần;
- Tỷ lệ chi phí quản lý so với doanh thu thuần;
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát;
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn;
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh;
- Tỷ lệ tổng dự phòng so với tổng chi phí SXKD;
- Tỷ lệ doanh thu thuần so với vốn chủ sở hữu;
- Tỷ lệ tổng doanh thu chịu thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra so với tổng doanh thu thuần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và thu nhập khác;
- Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu thuần;
- Tỷ lệ lỗ lũy kế so với vốn chủ sở hữu;
- Tỷ lệ doanh thu với đơn vị có quan hệ liên kết trong tổng số doanh thu Cách xác định và ý nghĩa của từng chỉ tiêu xem chi tiết ở Phụ lục 1
b3. Nhóm tiêu chí phản ánh sự bất thường về hoạt động SXKD của DN Nhóm tiêu chí này phản ánh khả năng xảy ra gian lận thuế do có những biến động bất thường về nghĩa vụ thuế, về tình hình SXKD, tình hình tài chính. Có thể coi đây là những tiêu chí thể hiện những dấu hiệu cụ thể của rủi ro. Cụ thể là:
- Các tiêu chí phản ánh sự bất thường về thuế phải nộp, quy mô kinh doanh của DN như: Doanh thu nhỏ hơn vốn chủ sở hữu; Số thuế TNDN được miễn giảm lớn; Có chênh lệch giữa doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNDN; Tổng lợi nhuận trước thuế thấp; Không phân bổ thuế GTGT đầu vào cho doanh thu không chịu thuế GTGT…
- Các tiêu chí liên quan đến các tài khoản tiềm ẩn rủi ro, gồm: Khách hàng trả tiền trước lớn; Chi phí phải trả lớn; Các khoản giảm trừ doanh thu lớn;
Hàng tồn kho ảo (tỷ lệ giữa hàng tồn kho và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ); Tổng chi phí dự phòng lớn (Dự phòng phải thu lớn; Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lớn); Lãi vay chưa vốn hóa; Dư có tài khoản Phải trả cho người bán lớn.
- Các tiêu chí liên quan đến hoàn thuế, gồm: Số thuế GTGT đề nghị hoàn;
Có số thuế GTGT âm lớn nhưng không đề nghị hoàn thuế.
Việc tính toán các tiêu chí rủi ro cần hết sức linh hoạt và không nên máy móc áp dụng chung cho toàn bộ loại hình DN nhằm luôn có sự so sánh qua các năm, so sánh với DN có cùng đặc điểm, quy mô hoặc so sánh với mức bình quân chung của ngành để làm rõ mức độ rủi ro về thuế trong tương quan chung.