THỰC TRẠNG QLRR THUẾ TRONG CÔNG TÁCTHANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG NAI THỜI GIAN QUA
2.2 Thực trạng qlrr thuế trong công tác thanh trathuế tại cục thuế đồng nai thời gian qua
2.2.1 Kết quả đạt được
2.2.1.7 Kết quả tổng hợp về QLRR trong công tác thanh tra thuế
a. Kết quả áp dụng QLRR trong lập kế hoạch thanh tra thuế
Kể từ khi có Luật Quản lý thuế năm 2012, để thực hiện thanh tra theo phương pháp phân tích rủi ro, theo quy định và hướng dẫn của Tổng cục thuế, Cục Thuế Đồng Nai đã triển khai như sau: trên cơ sở dữ liệu về NNT và Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế, CQT từng bước tiến hành áp dụng phân tích rủi ro, chấm điểm lựa chọn DN để đưa vào lập kế hoạch thanh tra hàng năm.
- Cục Thuế Đồng Nai thực hiện việc xếp hạng rủi ro, đánh giá chấm điểm rủi ro theo các tiêu chí phù hợp (trong 21 tiêu chí hướng dẫn) đối với các loại tờ khai thuế, BCTC của DN... Ở đây, Cục thuế Đồng Nai xác định các thang điểm chuẩn cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể trong quá trình lập kế hoạch thanh tra. Qua ba năm thực hiện (2012 – 2014), việc xây dựng kế hoạch thanh tra thuế dựa trên áp dụng phương pháp phân tích rủi ro đã dần dần đi vào bài bản, có tác dụng nâng cao hiệu quả thanh tra, cơ bản đã tìm trúng và đúng DN có nhiều sai phạm.
- Từ năm 2012 đến nay, Cục Thuế Đồng Nai đã triển khai áp dụng phần mềm ứng dụng lập kế hoạch thanh tra theo QLRR (gọi tắt là TPR, do Tổng cục thuế quy định áp dụng thống nhất trên cả nước) đối với tất cả các DN do Cục Thuế trực tiếp quản lý.
Phần mềm TPR này được kết nối, tích hợp với phần mềm Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế bao gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu BCTC DN để lấy các thông tin về BCTC phục vụ phân tích rủi ro. Đồng thời, TPR cũng chiết xuất số liệu về Tờ khai thuế GTGT, TNDN trên phần mềm Hệ thống quản lý thuế cấp cục (QLT), phần mềm Quản lý thuế TNCN (PIT) để phân tích về số liệu kê khai thuế, nộp thuế. Các ứng dụng hỗ trợ này có tác dụng đổ dữ liệu về TPR để TPR sàng lọc, chấm điểm rủi ro DN. Đồng thời, tập hợp các vướng mắc trong quá trình nhập liệu để tiến hành nâng cấp phần mềm ứng dụng lập kế hoạch thanh tra thuế (TPR).
Việc áp dụng phần mềm ứng dụng này trong toàn ngành thuế đã giúp công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế đảm bảo khoa học hơn, nhanh hơn, việc phê duyệt và giao kế hoạch thanh tra thuế năm (quyết định do BTC ban hành) cho Cục Thuế Đồng Nai cũng kịp thời. Từ đó, tạo điều kiện cho Cục Thuế Đồng Nai chủ động
trong việc triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra ngay từ đầu năm, góp phần nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra thuế.
- Việc lập kế hoạch thanh tra trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học đã đáp ứng được các yêu cầu trong công tác lập kế hoạch thanh tra, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra; tiết kiệm nhân lực, vừa khắc phục được các nhược điểm của phương pháp lập kế hoạch thanh tra truyền thống (kế hoạch lập chính xác hơn, toàn diện hơn và khách quan hơn so với phương pháp truyền thống).
- Công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm trên cơ sở QLRR bảo đảm được tính khách quan và tiết kiệm được thời gian lập kế hoạch thanh tra. Công tác xây dựng kế hoạch đã dần dần trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện thanh tra có hiệu quả. Cùng với việc lựa chọn đối tượng thanh tra theo các tiêu chí đánh giá rủi ro, hàng năm còn hướng trọng tâm vào một số đối tượng có khả năng rủi ro cao trong các ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn:
Năm 2013: Cục Thuế Đồng Nai đặt trọng tâm vào thanh tra các DN lỗ có dấu hiệu chuyển giá, tập trung các DN FDI; các DN có số thuế nộp lớn; DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; các DN được hưởng ưu đãi, miễn, giảm thuế, các DN đang được ưu đãi kinh doanh Khu công nghiệp, khu chế xuất; thanh tra kết hợp với kiểm tra sau hoàn thuế (tập trung các DN kinh doanh bất động sản); thanh tra các DN tạm nhập tái xuất; các lĩnh vực phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài (liên kết đào tạo, bản quyền sản xuất, tiêu thụ ô tô,...). Đồng thời, kế hoạch 2013 tập trung vào khai thác ngành lĩnh vực có nguồn thu cao như: dược phẩm, dịch vụ du lịch, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình, kinh doanh vàng bạc, bất động sản, điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, khoáng sản, kinh doanh trực tuyến, trò chơi điện tử, thiết bị y tế...
Năm 2014: Cục Thuế Đồng Nai triển khai kế hoạch thanh tra theo Quyết định số 88/QĐ-TCT ngày 10/02/2014 và Quyết định số 89/QĐ-TCT ngày 10/02/2014 về việc giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra DN năm 2014, tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế; các DN cổ phần hóa và thoái vốn; đối chiếu chéo hóa đơn, tập trung cơ sở dữ liệu về NNT; phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn
ngừa các DN cố tình kinh doanh trái phép nhằm trốn thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, tăng cường giám sát hoạt động của công tác thanh tra.
Năm 2015: Cục Thuế Đồng Nai lại tập trung vào thanh tra các DN báo lỗ kéo dài qua nhiều năm, tập trung các DN FDI...
Quá trình áp dụng QLRR vào lập kế hoạch thanh tra thuế thời gian qua tại Cục Thuế Đồng Nai cho thấy điểm tích cực cần phát huy đó là: đã lựa chọn khá chính xác đối tượng cần thực hiện thanh tra, thể hiện ở chỗ: 100% số DN được lựa chọn có rủi ro cao đưa vào kế hoạch thanh tra, khi tiến hành thanh tra đều phát hiện có vi phạm pháp luật và đều bị truy thu thuế ở những mức độ khác nhau. (xem ở điểm b mục 2.2.1.7 bên dưới).
- Về tỷ lệ DN được lựa chọn đưa vào lập kế hoạch thanh tra hàng năm những năm qua, Cục thuế Đồng Nai tuân thủ theo đúng quy định của Tổng cục thuế là chọn ra 1,5%DN/tổng số DN đang hoạt động để đưa vào lập kế hoạch thanh tra hàng năm (thực tế quy định từ 1% đến 2% tổng số DN đang hoạt động).
Trong danh sách DN được lựa chọn đó, Cục thuế Đồng Nai chọn ra 95% số DN (hay trường hợp thanh tra) thuộc diện lựa chọn qua phân tích, đánh giá xếp hạng rủi ro để đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm (thực tế quy định phải đạt không dưới 90% số DN). Bên cạnh đó, chọn ra 5% số DN còn lại thuộc diện lựa chọn theo tiêu chí ngẫu nhiên để đưa vào kế hoạch thanh tra cùng kỳ. Chính việc lựa chọn danh sánh DN và số DN áp dụng QLRR để đưa vào kế hoạch thanh tra thuế hàng năm với tỷ lệ cao trên đây cũng tạo ra hiệu ứng tích cực là tăng được số thuế truy thu vào NSNN, có tác dụng răn đe đối với các DN khác trong việc tuân thủ pháp luật thuế trong thời gian qua (xem ở điểm b mục 2.2.1.7 bên dưới).
Kết quả áp dụng QLRR trong quá trình chuẩn bị và thực hiện thanh tra thuế tại DN
Trước khi tiến hành thanh tra thuế tại DN, CCTT thuế thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, các BCTC và các hồ sơ tài liệu có liên quan để xác định những nội dung có rủi ro cao về thuế, từ đó xác định rõ phạm vi thanh tra, những nội dung cụ thể cần kiểm tra kỹ khi thực hiện thanh tra tại trụ sở DN. Việc phân tích rủi ro này được hỗ trợ bởi phần mềm TPR. Quá trình thanh tra tại DN, CBTT thuế thực hiện việc đối
chiếu, so sánh hồ sơ, sổ sách với các dấu hiệu nghi vấn đã có từ khâu phân tích thông tin tại trụ sở CQT để xem giữa nghi ngờ với thực tế có chính xác không? đồng thời, dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu về NNT, CBTT thuế lựa chọn các chỉ tiêu có rủi ro cao để tiến hành xác minh, thu thập hồ sơ và bằng chứng đáng tin cậy để đưa ra nhận xét, kết luận thanh tra hợp lý.
Thời gian qua, Cục Thuế Đồng Nai đã hoàn thành nghiên cứu, triển khai hệ thống quản lý luồng công việc kết hợp với giám sát hoạt động các phòng thanh tra tại Cục Thuế Đồng Nai thông qua việc triển khai và nâng cấp ứng dụng TPR, góp phần hỗ trợ giám sát việc triển khai thực hiện thanh tra theo kế hoạch và tra cứu số liệu báo cáo công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kết quả thanh tra, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đồng thời, đã hoàn thành việc triển khai phân tích nghiệp vụ để xây dựng ứng dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN...
Nhờ áp dụng QLRR trong quá trình thanh tra tại trụ sở DN, sự nỗ lực của các phòng thanh tra tại Cục Thuế Đồng Nai với nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau mà công tác thanh tra thuế tại trụ sở DN trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể như sau:
- Áp dụng QLRR trong công tác thanh tra thuế tại trụ sở DN đã nâng cao mức độ phát hiện sai sót, gian lận thuế của DN, qua đó, truy thu thuế đầy đủ, kịp thời, góp phần tăng nguồn thu cho NSNN. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.3 dưới đây.
Bảng 2.2: Kết quả truy thu thuế theo quyết định thanh tra 2014-2017
Năm Cuộc thanh tra
Số thuế truy thu
Số thuế truy thu bình quân 1 cuộc thanh tra
Thu tiền phạt vi phạm hành
chính sau thanh tra (triệu đồng) Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ so với năm trước
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ lệ so với năm trước
2014 275 592.182 210% 2.153 160,43% 90.397
2015 275 385.695 65% 1.402 65,12% 115.477
2016 160 601.643 156% 3.760 268,18% 194.770
2017 197 698.399 116% 3.545 94,28% 227.385
Tổng 907 2.277.919 628.029
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm của Cục Thuế Đồng Nai)
Tình hình trên được biểu diễn lại qua biểu đồ dưới đây:
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Biểu đồ 2.2: Số thuế truy thu sau thanh tra từ năm 2014-2017
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Biểu đồ 2.3: Số thuế truy thu bình quân/cuộc thanh tra từ năm 2014-2017.
Qua Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.2 trên đây cho thấy: giai đoạn 2014-2017, tổng số thuế truy thu vào NSNN tăng thêm sau thanh tra đạt 2.278 tỷ đồng, đây là con số rất lớn, góp phần gia tăng số thu từ thuế vào NSNN tỉnh Đồng Nai, trong đó: năm 2014 tăng cao nhất l à 110% so với năm 2013, năm 2015 đạt 65% so với năm 2014, năm 2016 tăng 56% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 16% so với 2016.
- Số thuế truy thu theo quyết định thanh tra so với số thuế DN đã kê khai là khá lớn, cho thấy các phòng thanh tra tại Cục Thuế Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong phân tích, đánh giá rủi ro, tìm ra được các sai phạm trọng yếu trong các hồ sơ thuế và trên BCTC của DN.
- Kết quả truy thu cũng cho thấy: số lượng DN được thanh tra giảm qua các năm nhưng số thuế truy thu nộp vào NSNN lại có tốc độ tăng cao hơn bởi vì đã phát hiện được nhiều DN có sai phạm lớn. Điển hình: mặc dù năm 2016 số DN được thanh tra giảm 42% so với năm 2015 nhưng số thuế truy thu lại tăng vượt hơn tới 56% so với năm 2015. Điều đáng nói ở đây là:
100 % các DN được lựa chọn đưa vào lập kế hoạch thanh tra sau khi đã được đánh giá chấm điểm có rủi ro cao thì khi tiến hành thanh tra đều phát hiện có sai phạm về thuế và có phát sinh số thuế truy thu lớn.
Qua Biểu đồ 2.3 trên đây, cũng cho thấy: Kết quả bình quân một DN bị truy thu thuế qua thanh tra tại các năm như sau: năm 2014: 2,1 tỷ đồng/DN, năm 2015:
1,4 tỷ đồng/DN, năm 2016: 3,7 tỷ đồng/DN, năm 2017: 3,5 tỷ đồng/DN. Như vậy, số thuế truy thu bình quân một DN là khá lớn, trong đó năm 2016 đạt mức cao nhất là 3,7 tỷ đồng/DN. Điều đó chứng tỏ rằng: công tác thanh tra thuế đã được triển khai khá toàn diện trên cơ sở phân tích rủi ro, từ đó đã nâng cao được số thuế truy thu của thanh tra thuế Cục Thuế Đồng Nai. Mặt khác, số thuế truy thu bình quân cao cũng chứng tỏ việc lựa chọn phương pháp thanh tra thuế trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro đã từng bước phát huy hiệu quả, vừa tăng được nguồn thu cho NSNN, vừa không gây phiền hà cho các DN, vừa tránh lãng phí nguồn lực của CQT trong hoạt động thanh tra thuế.
Ngoài số thuế truy thu, các phòng thanh tra tại Cục Thuế Đồng Nai còn thu được khoản tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế sau thanh tra cũng khá lớn (chiếm tỷ lệ khoảng 28% số thuế truy thu sau thanh tra các năm), cụ thể: năm 2014 là 90,4 tỷ đồng, năm 2015 là 115,5 tỷ đồng, năm 2016 là 194,8 tỷ đồng, năm 2017 chiếm cao nhất là 227 tỷ đồng, tổng cộng 4 năm là 628 tỷ đồng, qua đó đã góp phần tăng thêm nguồn thu đáng kể cho NSNN.
(ii) Trên cơ sở xác định đúng đắn rủi ro ở những DN FDI kê khai lỗ kéo dài, Cục Thuế Đồng Nai đã tập trung thanh tra chuyên đề ở những DN này và đã phát
hiện khá chính xác sai sót, gian lận thuế, từ đó, đã cắt giảm lỗ so với kê khai của DN. Kết quả này thể hiện qua Bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.3: Tình hình giảm lỗ sau thanh tra 2014-2017
Năm
Số DN lỗ đã thanh tra
Số lỗ giảm qua thanh tra (tỷ đồng)
Tỷ lệ thay đổi giảm lỗ so với năm trước
Số lỗ giảm bình quân 1 DN
(tỷ đồng)
2014 31 890 28,7
2015 32 442 49,66% 13,8
2016 71 3.443 778,95% 48,5
2017 69 3.108 90,27% 45,1
Tổng 203 7.883
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm của Cục Thuế Đồng Nai) Qua Bảng 2.3 trên đây cho thấy: tính chung cho giai đoạn 2014- 2017, Cục Thuế Đồng Nai đã thanh tra 203 DN có kết quả SXKD thua lỗ, qua thanh tra đã cắt giảm lỗ 7.883 tỷ đồng sai quy định, giảm trung bình 38,83 tỷ đồng/DN. Nhìn chung, việc lựa chọn các DN báo lỗ liên tục để tiến hành thanh tra là khá chính xác trên cơ sở phân tích đánh giá rủi ro, hầu như không có DN nào sau thanh tra mà không bị cắt giảm lỗ. Năm 2016 và năm 2017 là 2 năm có số lỗ cắt giảm nhiều nhất.
Riêng năm 2016, số lỗ giảm bình quân một DN là lớn nhất: giảm trung bình 48,5 tỷ đồng/DN.
Kết quả thanh tra giảm lỗ nêu trên đã tạo tác động lan toả tích cực đến các DN FDI, đáng lưu ý là các DN sau thanh tra hoặc chưa được thanh tra đã chấn chỉnh lại công tác hạch toán kế toán, báo cáo kết quả SXKD trung thực hơn để tự giảm lỗ dẫn đến có phát sinh thu nhập chịu thuế để nộp thuế TNDN theo quy định. Từ đó, góp phần tăng số thu thuế tại Đồng Nai ngày càng lớn trong các năm qua (đã trình bày ở mục 2.1.3).
(iii) Thời gian bình quân tiến hành một cuộc thanh tra tại trụ sở DN đã được rút ngắn nhờ việc áp dụng QLRR, có kết quả này là bởi vì CCTT đã tiến hành làm tốt hơn bước phân tích hồ sơ của DN tại trụ sở CQT, qua đó xác định đúng trọng tâm, trọng điểm thanh tra khi tiến hành thanh tra tại trụ sở DN.
Theo số liệu thống kê của Cục thuế Đồng Nai, hiện nay số ngày trung bình một cuộc thanh tra DN lớn hết 20-45 ngày làm việc. Số ngày trung bình một cuộc thanh tra DN vừa hết 15-20 ngày. Thời gian ban hành Kết luận thanh tra sau khi kết thúc thanh tra trong khoảng 30 ngày. Đạt được kết quả trên là do đã chú trọng hơn khâu phân tích rủi ro trước khi tiến hành thanh tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các dấu hiệu nghi vấn. Việc áp dụng các công cụ hỗ trợ như phần mềm tra cứu hoá đơn của DN bỏ trốn, hóa đơn trùng, phần mềm phân tích BCTC DN, phần mềm tính toán số liệu đã hỗ trợ rút ngắn thời gian thanh tra tại DN. So với cách thực hiện thanh tra toàn diện trước đây thì thời gian thanh tra khi áp dụng QLRR đã được giảm đi bình quân khoảng 05 ngày/cuộc thanh tra. Cho thấy hiệu quả thanh tra thuế theo QLRR cũng đã được nâng lên so với trước khi áp dụng.