Điều kiện tư tưởng - lí luận

Một phần của tài liệu Hiện tượng học của edmund husserl và sự hiện diện của nó ở việt nam (Trang 26 - 32)

Chương 1 Sự ra đời và phát triển của hiện tượng học cuûa Edmund Husserl

1.1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời hiện tượng học cuûa Edmund Husserl

1.1.2. Điều kiện tư tưởng - lí luận

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng châu Âu trải qua một thời kì khủng hoảng. Chìa khoá để hiểu cuộc khủng hoảng ấy là những bước đi ngoạn mục của khoa học tự nhiên. Nguồn gốc của sự tan vỡ đó chính là ở chủ nghĩa duy lí và chủ nghĩa cơ giới. Chủ nghĩa duy lí không còn là biện pháp tối ưu, người ta bắt đầu nghi ngờ giá trị độc tôn và khả năng của nó trong việc giải quyết các vấn đề căn bản của cuộc sống.

Khoa học duy lí, từ những năm cuối của thế kỉ XIX, rơi dần vào khủng hoảng còn kéo dài đến tận ngày nay, không phải vì người ta “ngả lòng” hay

“bất mãn” nó, mà chính vì khoa học hiện đại đem đến một bức tranh về thế giới mới không như nó đã từng miêu tả… Người ta thấy không thể giản lược khoa học nhân văn vào những tổng hợp lí hoá được; con người phải là chủ thể và hiện diện tạo nên sự kiện khách quan của khoa học; những giá trị tâm linh còn quan trọng hơn “những mối liên hệ lắp lại và ổn định giữa các sự vật”

mà khoa học phát hiện.

Khoa học duy lí bộc lộ thành kiến tai hại là tự nhiên và tinh thần đều có thể truy nhận theo kiểu luật nhân quả. Tất cả thực tại đều được quy vào

“hệ thống vật chất” trong đó những hiện tượng nối kết với nhau bởi một mối liên hệ mà mọi diễn biến được xác định rõ rệt từ trước và được giảng giải bởi những biểu đồ cơ học. Trên nền tảng tâm - vật lí, người ta có niềm tin rằng khảo cứu của khoa học sẽ được thuận tiện và chắc chắn hơn. Không ít người còn cho rằng, chỉ những phát biểu của khoa học thực nghiệm mới được coi là có giá trị. Khả năng xây dựng khoa học về tinh thần độc lập bị bác bỏ. Người

ta muốn nghiên cứu tâm lí, ý thức của con người như kiểu nhà vật lí nghiên cứu một kết cấu vật chất, cho nên, khoa học thực nghiệm lên ngôi và đã quyết tâm áp dụng phương pháp thực nghiệm cho nghiên cứu đời sống tinh thần của con người. Điều này đã góp phần dẫn tới, theo Husserl, cuộc khủng hoảng của con người phương Tây hiện đại. Khủng hoảng này phản ánh sự

“ngây thơ” của chủ nghĩa duy lí hiện đại, bởi nó đặt trên nền tảng của một luận cứ đáng ngờ là thế giới tự nhiên gồm toàn bộ sự vật (kể cả con người), cho nên, nhận thức, chân lí “khách quan” dựa trên tồn tại ngoài bản ngã.

Theo Husserl, trong đời sống ý thức của con người không có hệ thống cấu trúc của cái vật lí, nó lại càng không phải là một cỗ máy cơ giới, vì thế, những sinh hoạt của tâm lí, ý thức con người không thể có cơ chế của cái vật lí. Đi ngược lại với chủ nghĩa tự nhiên đồng nhất đời sống tinh thần, ý thức với sự kiện tự nhiên, Husserl nêu lên sự khác biệt căn bản giữa hai loại hiện tượng tâm lí và vật lí, theo đó, không thể dùng phương pháp và phương tiện của vật lí học để nghiên cứu tâm lí, ý thức con người được. Sự vật cảm tính là những cái có bản tính, có thể cho ta phản ánh, nhận thức nhiều lần, ngược lại, tâm thể (từ mà Husserl thường dùng để chỉ thực tại tâm lí, ý thức của con người) xuất hiện rồi mất đi, chứ không “tồn tại mãi trong hiện hữu” như sự vật cảm tính; tồn tại của nó khác với tồn tại của sự vật cảm tính. Thế nên, đối với những hiện tượng tâm lí, ý thức, thì “hiện hữu chính là biểu hiện”. Sự biểu hiện này là bản chất của nó. Husserl mô tả sự khác nhau đó: các hiện tượng tâm thể không có một bản tính, nhưng có bản chất.

Do đó, con người phải trở thành đối tượng của khoa học, nhận thức con người phải hướng vào cái mà khoa học còn để trong bóng tối - cái nghiệm sinh của mỗi nhân vị. Từ đây, xuất hiện ý hướng muốn thoát khỏi khủng

hoảng bằng cách đi tìm một nền tảng nghiên cứu mới. Hiện tượng học của Husserl ra đời như một sự lựa chọn góp phần khắc phục sự khủng hoảng nói treân.

Hiện tượng học Husserl ra đời còn chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết triết học, đặc biệt là thuyết duy nghiệm của John Locke và David Hume, cách mạng Copernic của Kant, thuyết thực dụng của William James, thuyết Cogito của René Descartes, tâm lí học của Franz Brentano.

John Locke (1632-1704), triết gia thế kỉ XVII, nhà sáng lập trường phái duy nghiệm ở Anh. Tư tưởng của Locke ít nhiều có ảnh hưởng đến sự hình thành hiện tượng học. Ông được coi là người có sự giải thích độc đáo về phương thức hoạt động của tinh thần, ý thức. Theo ông, phạm vi nhận thức của con người bị giới hạn vào kinh nghiệm, kinh nghiệm là căn nguyên duy nhất của các ý tưởng. Mặc dù trước đó đã có không ít nhà duy nghiệm như Bacon, Hobbes, nhưng với Locke thì tri thức được giới hạn vào các ý niệm và ý niệm được sinh ra do các sự vật chúng ta kinh nghiệm. Phải phân biệt kinh nghiệm bên ngoài hay cảm giác và kinh nghiệm bên trong hay tư duy hay sự phản tỉnh; kinh nghiệm phản tỉnh có sau khi có kinh nghiệm cảm giác, không có gì trong trí tuệ mà trước đó nó lại không có trong cảm giác. Về đối tượng kinh nghiệm, Locke phân biệt đặc tính sơ cấp và đặc tính thứ cấp của chúng.

Đặc tính sơ cấp là những thuộc tính, phẩm chất không tách rời của đối tượng như trọng lượng, thể tích, hình thức vận động của nó; còn đặc tính thứ cấp là những thuộc tính, phẩm chất mang tính cảm quan và tâm lí, gắn với kinh nghiệm như màu sắc, âm thanh, mùi vị.

David Hume (1711-1776) thừa nhận những yếu tố duy nghiệm ở triết học của Locke và Berkeley, gạt bỏ những yếu tố siêu hình học khỏi học

thuyết của họ và đem đến thuyết duy nghiệm một hình thức mới. Ông quan tâm đến công thức của Berkeley: esse est percipi. Hume cho là có một chủ thể tri giác, một percipiens, đồng thời cũng có một khách thể của tri giác, một perceptum để tri giác chủ thể ấy có thể nhận thức chủ thể tri giác, vậy nên, mọi bản thể, đều được chuyển đổi trong một tổng hợp các hiện tượng. Nội dung của trí tuệ được tạo thành bởi các ấn tượng và ý niệm, các ý niệm chẳng qua chỉ là bản sao được mô phỏng từ các ấn tượng. Tuy nhiên, không phải ý niệm nào cũng là phản ảnh của một ấn tượng tương ứng, có những ý niệm là kết quả của sự liên kết của các ý niệm với nhau theo phẩm chất. Có ba phẩm chất để các ý niệm liên kết: tương tự, kế cận về thời gian và không gian, tính nhân quả. Với quan niệm duy nghiệm cực đoan, Hume cho rằng tư duy của con người không thể vượt ngoài phạm vi kinh nghiệm trực tiếp của nó. Trong chừng mực nhất định, những quan niệm ấy làm cho tư tưởng David Hume có mối liên hệ với học thuyết duy hiện tượng, cho rằng không có gì là thực, ngoại trừ kinh nghiệm giác quan.

William James (1842-1910) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa thực dụng, hình thành vào cuối thế kỉ XIX. Với quan niệm thuyết thực dụng chỉ là một phương pháp, ông bác bỏ thuyết duy lí vì nó có tính chất giáo điều và tách rời cuộc sống. Thuyết thực dụng chủ trương bám vào đời sống, lấy những gợi ý từ những sự kiện, gợi ý từ đời sống để đi tới những khái niệm mới, nó từ chối mọi công thức được coi là chung cuộc. James đưa ra một quan niệm về chân lí: chân lí xảy ra cho một ý niệm. Quan niệm này có ý nghĩa là các ý niệm trở thành đúng, được làm thành đúng bởi các sự kiện, làm cho chân lí trở thành một phần của kinh nghiệm; các chân lí trở thành đúng khi chúng giúp con người tạo được sự nối kết thành công giữa các thành phần

khác nhau trong kinh nghiệm, đối lập với quan niệm truyền thống về chân lí.

Theo James, niềm tin hoặc nói chung là “dòng ý thức” nảy sinh từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của con người trước hoàn cảnh, nên chỉ có thể “thông hiểu”, chứ không thể “giảng giải” nó được. Một cách hiểu gần với hiện tượng học.

Emmanuel Kant (1724-1804) cho rằng, thế giới này là kết quả của sự tổng hợp (synthèse) mà chủ thể siêu nghiệm (transcendental subject) xây dựng nên từ những kinh nghiệm, những định luật của lôgic học, toán học và những khoa học tự nhiên đều có giá trị đối với thế giới này, còn những chủ thể thuần tuý (pure subject) không thể đặt dưới những định luật đó. Kant chia thực tại thành hai thế giới: một, thế giới của kinh nghiệm và hiện tượng (phénomène), thế giới chủ thể bất biến với đối với những định luật cơ giới;

hai, thế giới “vật tự thân” (das ding an sich; chose-en-soi), của “bản thể”

(noumène) tồn tại đàng sau hiện tượng, không thể biết được. Học thuyết của Kant được xem như là sự tổng hợp của hai yếu tố chính yếu của triết học thời cận đại: chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa chủ quan [xem: 5, tr. 30 -31]. Tư tưởng của Kant là suối nguồn cho nhiều học thuyết triết học thế kỉ XIX. Ảnh hưởng không nhỏ tư tưởng của Kant đến hiện tượng học Husserl là học thuyết về cái tiên nghiệm (a priori), được xem như là cái siêu nghiệm (transcendant). Trong phạm vi nào đó, “bước ngoặt Copernic” của triết học Kant trong việc hướng nghiên cứu tự nhiên sang nghiên cứu con người với tư cách là chủ thể ý thức, nghiên cứu tồn tại sang nghiên cứu hoạt động của con người làm tiền đề cho những nghiên cứu về bản ngã, về ý thức siêu nghiệm mà hiện tượng học là một trong những điểm nhấn cho khuynh hướng này.

René Descartes (1596-1650), nhà triết học Pháp, một trong những đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy lí tại châu Âu lục địa, người được Husserl

tôn dương là “ông tổ thực sự của hiện tượng học”.

Mặc dù ảnh hưởng đến tư tưởng của Hussrel có rất nhiều học thuyết, thế nhưng ảnh hưởng của Descartes mới là quyết định, khiến Husserl chọn điểm xuất phát cho học thuyết của mình là cái Tôi tư duy (le Cogito). Với Descartes, tư tưởng là mọi trạng thái của ý thức, cảm xúc, ý chí, cũng như động tác của trí thông minh, nhưng tại mệnh đề nổi tiếng “Tôi tư duy, do đó, tôi tồn tại” (Je pense donc je suis), Descartes nhằm đến sự suy tưởng theo nghĩa hẹp hơn là tôi đang suy tưởng [145]. Cũng tại mệnh đề này, bản thể của cái “Tôi tồn tại” được hiểu rằng là bản thể của một tồn tại người đang tư duy (và không biết có bản thể nào khác); chính điều này đưa Descartes đến chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Do vậy, có người nói rằng, Descartes đi từ tư tưởng đến tư tưởng. Con đường đi đó đã ảnh hưởng đến Husserl khi xây dựng học thuyết về ý thức. Cogito có dạng nguyên khởi của nó là Dubito (Tôi hoài nghi). Dubito được Descartes phát triển thành một phương pháp nhận thức đã tác động đến Husserl trong quá trình ông xây dựng phương pháp hiện tượng học. Trong mọi trường hợp, Husserl đã vượt qua tư tưởng tiền bối, đưa chúng lên một trình độ mới, cao hơn.

Franz Brentano (1838-1917) trước tiên là một tu sĩ dòng Saint- Dominique, nhưng sau này đã từ bỏ giáo hội. Chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Aristote (và Thomas d’Aquin), người mà ông gọi là “con người cho mọi thời đại”, công trình của ông nhằm vào tâm lí và bản thể học. Tâm lí học duy nghiệm của Brentano là khoa học về kinh nghiệm nội tâm hay ý thức. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tâm lí học Brentano là tính ý hướng trí năng.

Theo đó, ý thức hữu thức thể hiện mình như một bản thể ý hướng đến một đối tượng đồng thời phản tỉnh mình. Phân tích trạng thái tri thức của những hiện

tượng ý hướng, ông gọi là “mô tả hiện tượng học” hay “tri thức hiện tượng học”. Một khái niệm mà Husserl đã kế thừa trong giai đoạn ban đầu của quá trình xây dựng hiện trượng học. Ảnh hưởng của Brentano không chỉ đối với Husserl, tư tưởng của ông còn là nguồn cảm hứng của nhiều triết gia khác như Anton Marty, Franz Kafka, Sigmund Freud, Alexius Meinong, Tadeusz Kotarbinski, Thomas G. Marasyk, Max Scheler và Martin Heidegger. Người ta có đủ cơ sở để tôn xưng ông là “tiền bối của hiện tượng học”, và là “điểm tựa” cho triết lí của Áo [41, tr. 148]. Cuộc khủng hoảng về tư tưởng - lí luận đưa đến khủng hoảng khoa học và tạo nên sự chuyển hướng ngoạn mục của khoa học cận đại đến khoa học hiện đại.

Một phần của tài liệu Hiện tượng học của edmund husserl và sự hiện diện của nó ở việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)