Chương 1 Sự ra đời và phát triển của hiện tượng học cuûa Edmund Husserl
1.3. Khái niệm hiện tượng học, quá trình hình thành và phát triển hiện tượng học của Edmund Husserl
1.3.3. Quá trình hình thành và phát triển hiện tượng học cuûa Edmund Husserl
Hiện tượng học với tư cách khoa học về bản chất là con đường mới chưa có dấu chân đi qua. Husserl đã dành hết đời mình cho sự khai mở một
phong trào hùng mạnh mệnh danh là hiện tượng học ở châu Âu cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nêu rõ sự phân chia các thời kì lịch sử của hiện tượng học sẽ giúp chúng ta nắm được những nội dung tư tưởng của Husserl trong từng thời kì. Tiêu chí phân kì là dựa trên cơ sở những chuyển biến tư tưởng của Husserl trong từng thời kì, chứ không dựa vào mốc thời gian hoạt động của ông. Có thể phân chia quá trình hình thành và phát triển hiện tượng học
thành 3 thời kì như sau:
Thời kì chủ nghĩa tâm lí: thời kì này có tác phẩm tiêu biểu là Triết học của toán học (1891 – 1900).
Khi đến trường đại học Halle để theo học Carl Stumpf, Husserl đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của người thầy này trong việc nghiên cứu tâm lí học.
Trong luận văn Khái niệm về con soá, Husserl đã lần đầu tiên vận dụng tâm lí học của Stumpf vào nghiên cứu số học. Được sự khích lệ của Brentano, Husserl đã hướng sự nghiên cứu của mình về triết lí cho toán học và năm 1891 ông đã cho xuất bản quyển sách đầu tiên Triết học của toán học, tại đây người ta thấy những nội dung cốt lõi luận điểm của ông trong luận văn bốn năm trước đó. Trong công trình này, mục tiêu trình bày của ông là một số ý niệm lôgic học và toán học cơ bản đều được xây dựng trên nền tảng hay ít ra cũng có mối liên hệ nội tại với các tác động tâm lí, cho nên, chủ nghĩa tâm lí là xuất phát điểm để nghiên cứu cơ sở tâm lí học cho khái niệm con số. Theo Husserl, ý niệm con số lẽ ra là một ý niệm toán học thuần lí tồn tại biệt lập, trái lại, nó chịu ảnh hưởng của chủ thể tâm lí khi thực hiện hành vi đếm những con số. Vì thế, ông ra sức chứng minh rằng: những thực tại toán học hay lôgic thường được coi là những chân lí tự nội, thuần lí không lệ thuộc ý thức của chủ tri tâm lí nhưng kì thực, chúng lại thiết yếu có tính cách tâm lí
[xem: 70, tr. 103]. Trên cơ sở đó, ông còn khẳng định: chuỗi thời gian tiếp theo cũng không thể nào trấn áp nỗi điều kiện tiên quyết tâm lí học cho những hình thức xa hơn của hầu hết khái niệm con số cụ thể và kể cả những phức tạp nhất của khái niệm con số nói chung [xem: 192, p. 29]. Những đặc tính lôgic của các khái niệm và nguyên tắc toán học được Husserl đặt trong mối tương quan với tác động của chủ thể tâm lí và xem chúng được khởi phát từ trạng huống tâm lí của con người. Để giải thích về điều này, Husserl đã nhắc lại định nghĩa của Euclide về con số: “con số là vô số đơn vị hợp lại”
[192, p. 15], nhưng đồng thời cũng cho rằng định nghĩa này sẽ không có nghĩa nếu như nó không được phân tích tìm ra nguồn gốc tâm lí của nó. Theo ông, cơ sở của khái niệm “nhiều” trong tâm lí học là cơ sở của khái niệm con số trong tâm lí học. Khái niệm “nhiều” này không phải là phạm trù, cũng không phải là “loại”, mà là kết quả của sự trừu tượng tâm lí hay của quá trình phản tỉnh của con người. Husserl đã gọi sự trừu tượng những thành phần cụ thể, cá biệt là “sự liên kết tụ hợp”; sự liên kết này không hề tồn tại trong sự liên hệ bản thân đối tượng, mà chính là tồn tại trong hoạt động tri giác của con người
“nối liền” nhiều đơn vị riêng biệt thành một tổng số. Trên cơ sở đồng tính của chúng mà ý thức tâm lí mới “cấu thành” chúng thành một tổng số gọi là
“nhiều”. Chỉ có sự “liên kết”, “nối liền” này mới là ngọn nguồn cho mọi ý nieọm “nhieàu”.
Thời kì hình thành hiện tượng học với tư cách là “tâm lí học mô tả”, tác phẩm tiêu biểu là Những nghiên cứu lôgic (1901 – 1912).
Khi tập 1, quyển Triết học của toán học của Husserl ra đời, không ít nhà khoa học thắc mắc, chẳng hạn, nhà toán học lừng danh thời kì ấy là Gottlob Frege. Theo nhà toán học này, nếu Husserl cho tâm lí là khởi nguồn
của ý niệm con số hay lôgic, thì Husserl đã giản lược toán học và lôgic học, vốn là một khoa học thuần lí, vào cái tương đối của thuyết duy tâm lí thường nghiệm, tất yếu sẽ dẫn đến thái độ hoài nghi tất cả. Frege chủ trương ngược lại Husserl, khi cho rằng: những ý niệm toán học và lôgic học thực là những vấn đề thuần lí, còn những sinh hoạt và tác động tâm lí lại là những sự kiện khác, giữa chúng không có liên hệ như Husserl đã phân tích. Trước nguy cơ sa chân theo khuynh hướng “chủ nghĩa tâm lí”, Husserl tìm cách thoát khỏi vấn nạn này bằng cách cho xuất bản 2 quyển sách tựa đề là Những nghiên cứu lôgic. Tại công trình mới này, ông đưa ra một quan niệm mới hoàn toàn đi ngược lại những kết luận của thời kì trước trong Triết học của toán học:
toán học và lôgic học không thể bị lệ thuộc vào tâm lí được, thế giới của số học hoàn toàn khác với thế giới của tâm lí học, các hình thức khái niệm, phán đoán, suy lí trong lôgic học đều không có những hoạt động tâm lí tương ứng, nội dung của nó không liên quan gì đến hiện tượng tâm lí. Trong khi phê phán một cách căn bản và triệt để mưu toan tạo lập lôgic học trên cơ sở tâm lí học, Husserl cho rằng, lôgic học cần có lĩnh vực thuần tuý để tránh sự đối lập gay gắt giữa lôgic và tâm lí. Từ những chuyển hướng này, Husserl chuyển hướng sang quan niệm triết học như là một khoa học thuần tuý, siêu nghiệm, mà ông gọi là hiện tượng học. Do chưa có một ý niệm chính xác, nên trong một quyển Những nghiên cứu lôgic được ấn bản, ông gọi hiện tượng học là
“tâm lí học mô tả” [193] (Psychologie descriptive, Descritive psychological), một khái niệm mà ông thường nhắc tới trong tác phẩm đầu tay - Triết học của toán học.
Thời kì hiện tượng học duy tâm tiên nghiệm, kéo dài hơn 25 năm (1913 – 1938). Husserl ra sức tìm tòi một con đường mới với “Ego tiên nghiệm”,
“Thế giới đời sống”, “Cộng đồng nhân vị”, tác phẩm tiêu biểu là Những ý tưởng đến với một hiện tượng học thuần tuý và triết học hiện tượng học, Cuộc khủng hoảng của khoa học châu Âu và hiện tượng học tiên nghiệm.
Sau khi cho xuất bản tập 1 của quyển Những ý tưởng đến với một hiện tượng học thuần tuý và triết học hiện tượng học, vào năm 1913, Husserl chuyển sang lập trường hiện tượng học tiên nghiệm, nhất là sau khi Husserl đến Fribourg, ông đã tập trung nghiên cứu ý thức chủ thể và kết cấu của nó.
Ở quyển sách này, ông đã giới thiệu hàng loạt danh từ chuyên môn như noèse (hành vi ý thức được), noème (đối tượng nhắm tới). Lôgic và toán học thuần tuý dựa trên trực giác bản chất, mà danh từ ông dùng là Eidos. Ông cho rằng, nếu hiện tượng học không đi đến hiện tượng học tiên nghiệm thì tất yếu sẽ dẫn đến con đường chủ nghĩa tâm lí. Nhà triết học Pháp Descartes khi đề xuất phương pháp hoài nghi và thực hiện sự giản lược đã tạo được căn bản cho triết lí của mình với quan niệm về Cogito, nhưng Cogito của ông cũng chỉ là tư duy của cái tôi kinh nghiệm, chứ chưa đạt đến cái tôi thuần tuý, siêu nghiệm. Hạn chế này, theo Husserl làm cho nhị nguyên luận của Descartes rơi vào bế tắc khi phải nhờ đến Thượng đế. Ted Honderich đã giải thích Ego tiên nghiệm theo quan điểm của Husserl: “không phải là bản thể biết suy nghĩ, cũng không phải là con người có xác thịt, hay ngay cả dòng chảy kinh nghiệm của tôi - tôi ý thức được kinh nghiệm của tôi, do đó tôi độc lập với nó; tôi là bản ngã tiên nghiệm và thuần tuý” [41, tr. 503], cho nên, trong chừng mực đó, Ego tiên nghiệm, nói như Kant, “phải có khả năng đồng hành với tất cả những biểu hiện về tôi”. Hiện tượng học tiên nghiệm đã làm cho học thuyết của Husserl chuyển sang một giai đoạn mới khi nó đi sâu tìm hiểu kết cấu của tính ý hướng, chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa chủ thể kinh
nghiệm và chủ thể siêu nghiệm, nghiên cứu kết cấu của chủ thể siêu nghiệm
[39].
Suốt cuộc đời mình, Husserl nỗ lực tìm cách xây dựng một phương pháp đáng tin cậy để thực hiện nguyện vọng làm cho triết học trở thành
“khoa học đệ nhất”. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những nghiên cứu về toán học và lôgic trên cơ sở quy luật tâm lí. Nhưng không bao lâu, ông thấy rằng như vậy sẽ dẫn tới chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa tương đối. Từ đó, ông đứng lên phê phán chủ nghĩa tâm lí và chuyển dần sang nhận thức học. Phương pháp của hiện tượng học được phát triển thành phương pháp nghiên cứu nhận thức học.