Chương 1 Sự ra đời và phát triển của hiện tượng học cuûa Edmund Husserl
2.3. Những phạm trù khác biểu hiện lập trường của hiện tượng học cuûa Edmund Husserl
2.3.1. Thế giới đời sống
Trong sự phát triển hiện tượng học của Husserl, nếu chỉ dừng lại ở những tác phẩm lớn và được truyền bá rộng rãi như Những nghiên cứu lôgic, Những ý tưởng đến với một hiện tượng học thuần tuý và triết học hiện tượng học, Lôgic hình thức và siêu nghiệm… thì có thể nghĩ tới hiện tượng học của Husserl chỉ hạn hẹp trong việc triển khai tính ý hướng, sự tương hỗ giữa sở tri và năng tri, với ngã tiên nghiệm thuần lí trong một cơ cấu ý hướng. Nhất là với ý niệm về sự “cấu thành” khiến người ta càng có thêm lí do để gán cho Husserl một khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm - duy ngã. Đó là nói như cách nói của những người chưa đến với hiện tượng học Husserl. Sự thực trong duy tâm tiên nghiệm của ông có bao hàm kinh nghiệm sống thực (nghiệm sinh). Đây mới là tiến triển hợp lí của lập trường của Husserl. Cho nên, tiếp tục đi đến hiện tượng học, nói như Merleau-Ponty, phải triển khai những gì “còn chưa được tư duy” trong phương pháp giản lược nổi tiếng và quá trình “cấu thành”.
Thuật ngữ Lebenswelt, được một số học giả nước ta chuyển dịch sang tiếng Việt bằng nhiều tên gọi khác nhau như Thế giới đời sống, Thế giới cuộc sống, Thế giới sống…
Thế giới đời sống là khái niệm được Husserl đề xuất từ sau khi nghiên cứu vấn đề khủng hoảng châu Âu hiện đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Việc tạo lập khái niệm Thế giới đời sống là mục tiêu của các nỗ lực kiên trì của Husserl từ những năm đầu của thập kỉ thứ hai, thế kỉ XX cho đến cuối đời, bắt đầu từ chỗ nghiên cứu sự khủng hoảng. Vấn đề khủng hoảng đã
được Husserl nghiên cứu khá sớm thể hiện trong một tư liệu chép tay vào năm 1922 - 1923, còn khái niệm Lebenswelt - Thế giới đời sống theo đó cũng xuất hiện vào những năm 1924 và 1926. Khái niệm này trở thành khái niệm căn bản trong tư tưởng của Husserl và được xem là khái niệm trung tâm của triết học về sự khủng hoảng.
Husserl đã dành vấn đề về sự khủng hoảng lí tính để nghiên cứu sâu hơn Thế giới đời sống. Mục đích của ông không phải để đưa ra một sự mô tả về Thế giới đời sống, mà là để chỉ ra nguồn gốc siêu nghiệm của nó trong đời sống của con người. Lúc đầu ông dùng lẫn lộn và không phân biệt các khái niệm Thế giới đời sống, Thế giới kinh nghiệm tự nhiên, Thế giới sống thực.
Thế giới đời sống ban đầu được ông quan niệm là một “thế giới trực quan phi lịch sử “ [39 tr. 209]. Một thành tố tạo nên khái niệm này là đời sống, không phải với nghĩa cuộc sống tự nhiên, mà nó được hiểu như sinh hoạt, và trở thành mặt đối lập với ý niệm và tư duy.
Đến giữa thập niên 20, thế kỉ trước, nội hàm và ý nghĩa của Thế giới đời sống có sự thay đổi. Trong bài giảng Tâm lí học hiện tượng học, năm 1925, ông đã bỏ qua lí luận khoa học mà giải thích rằng thế giới trực quan là thế giới hiện thực, trong đó bao gồm thế giới kinh nghiệm và thế giới chúng ta đang sống. Khái niệm Thế giới đời sống của Husserl đến những năm 1934 - 1937 mới được hoàn thiện, sau khi để nhiều công sức nghiên cứu sâu hơn vấn đề này.
Theo Husserl, đây là thế giới bao gồm mọi kinh nghiệm mà con người tham dự vào một cách đặc trưng theo sự hiện hữu của nó - cảm giác, tri giác, phán đoán, mô tả hay tổng hợp các khía cạnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Thế giới đời sống là nguồn cho mọi khoa học rút ra từ đó các trừu
tượng khoa học. Qua khái niệm này, Husserl nhằm giải phóng các nhà triết học ra khỏi quan điểm bị các nhà khoa học tự nhiên chi phối.
Thế giới đời sống được ông quan niệm như là thế giới cộng đồng và gọi là “thế giới khách quan”, vì thế giới này không phải của riêng tôi, mà là thế giới cộng đồng cho nhiều người. Thế giới mà Trần Đức Thảo mô tả: “Nói một cách chung hơn, thế giới đời sống chỉ có thể là thế giới thực tại này trong đó chúng ta sống” [180, p. 217]. Một thế giới đồng tính cho mọi người, trong đó mọi người trao đổi quan niệm của mình với người khác. Husserl viết:
Thế giới này là “thế giới khách quan” với tính cách nó cũng là một thế giới mà những người khác cũng có thể nhận thức được thực sự bằng kinh nghiệm. Những thực tại và những ảo tưởng chỉ có thể tồn tại và có căn cứ tồn tại trong sự tham gia với những người khác… và đến lượt họ, những người này lại là những dữ kiện cho tôi kinh nghiệm thực sự hay có thể kinh nghiệm được [157, p. 313].
Ông còn giảng giải rộng thêm: đó là “thế giới của mọi người chúng ta”; với tính cách một thế giới khách quan trong ý nghĩa đặc biệt của nó, nó mang hình thức phạm trù của vật thể thực sự một lần cho tất cả, không riêng đối với tôi mà là đối với mọi người… chính trong ý nghĩa của nó, thế giới chỉ là một và cùng một thế giới mà tất cả chúng ta, mọi người ai ai cũng đi vào đó được một cách nguyên tắc nhờ ở kinh nghiệm, và trong thế giới ấy khi
“trao đổi” kinh nghiệm với nhau mọi người đều đồng ý cả [xem: 157, pp. 317 - 18].
Khái niệm về thế giới đời sống đem đến một ý nghĩa quan trọng: thế giới đời sống là thế giới thực tại con người – thế giới hiện hữu cho ta và ta luôn sống trong thế giới. Thế giới đời sống là căn cứ của mọi kinh nghiệm, từ
mọi hành vi của cảm giác và nhận thức, mọi hành động thụ động của chúng ta, đến thụ cảm, tự phát và thuần tuý chủ động của chúng ta. Đời sống trong ý hướng của nó luôn gặp lại thế giới. Trong đời sống bình thường và hàng ngày tôi nhìn thấy trong thế giới một đời sống hồn nhiên, nhưng nó chỉ có thể trong sự ẩn danh của đời sống lập thành đã đánh giá. Nó là thế giới đời sống của chúng ta. Thế giới đời sống này là thế giới cho tôi. Trong sự suy tư trần tục và hiện tượng học, sự tồn tại người biểu lộ như là sự tồn tại trong thế giới. Con người đến với thế giới và trong thế giới này. Mọi cảm giác, mong muốn, tư duy và hành động được hiện thực hoá trong thế giới này.
Khi chưa phát hiện ra Thế giới đời sống, Husserl thường nói về tài liệu cảm tính của tôi, khung cảnh của tôi… Nay thì ông cho rằng: thế giới đó luôn luôn đối với chúng ta. Cái tôi giờ đây chuyển thành chúng ta, thế giới thành thế giới của chúng ta và những cái khác cũng thành của chúng ta. Sự chuyển biến này là thể nghiệm sau cùng của ông lúc cuối đời.
Thế giới đời sống đặt cơ sở cho quá trình nhận thức: bất kể sự vật nào khi ta tri giác được, dù như thế nào, cũng là một sự vật trong thế giới. “Thế giới bao giờ cũng được cho trước” [39, tr. 216]. Do tính chất được cho trước này, mà thế giới trở thành cơ sở cuối cùng của hết thảy mọi tri thức khách quan và cũng là cơ sở triệt để của khoa học, triết học, lao động, chính trị của con người. Thế giới này luôn được cho trước như lĩnh vực không gian, thời gian, phạm vi của hành động, của tư duy, cảm giác và của ý chí của con người.
Với khám phá về Thế giới đời sống, Husserl muốn đưa thế giới theo quan niệm khoa học trở về thế giới đời sống thực tiễn của con người, chỉ ra
rằng quan niệm của khoa học và triết học là sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con người trong thế giới đời sống.
Thế giới đời sống là sự tương liên giữa các cá nhân tồn tại trong thế giới. Thế giới đời sống vây quanh con người, vì thế giới là sự tương liên giữa các cá nhân tồn tại với nhau. Từ “thế giới” ở đây không hàm nghĩa chỉ vũ trụ, mà bao hàm cả thế giới của nghề nghiệp của chúng ta và cả những thế giới lạ thường. Cho nên, thế giới vật lí, chẳng hạn, mà chúng ta nhận thức được là thế giới theo sự mô tả của nhà khoa học, thực ra chỉ là một phần nào đó của thế giới đời sống. Ngoài thế giới vật lí, còn biết bao thế giới khác nữa: thế giới văn hoá, thế giới thẩm mĩ, thế giới tâm lí… Tất cả những thế giới này đều là những dạng được cho trước. Chính vì vậy, một vấn đề lớn của nhân bản và hiện tượng học mà hữu thể người đặt ra bởi lí tính: cái này là cái gì và nó từ đâu tới, thế giới trong tất cả những hình thức và cấu trúc của nó luôn được đem đến trước, nó luôn vây quanh chúng ta như là phạm vi và chúng ta tồn tại chỉ là những con người với tư cách hữu thể trong thế giới này.
Trong sự ngưng hãm hiện tượng học, chúng ta thâu đạt thế giới tự nhiên như là tồn tại trong thế giới. Chúng ta thực hiện sự giản lược tới tính chủ quan siêu nghiệm. Trong lĩnh vực siêu nghiệm, vấn đề về thế giới trở thành vấn đề ý nghĩa của thế giới này và giải đáp câu hỏi ý nghĩa của thế giới này đến từ đâu, có nghĩa là, thế giới này được cấu thành như thế nào.
Với hiện tượng học về thế giới, chúng ta có thể chấp nhận hai quan điểm khác nhau: quan điểm Tôi tư duy (noétique) và quan điểm cái Tôi tư duy (noématique), nhắm tới thế giới như là hiện tượng, như là phạm vi của tất cả hành vi ý hướng. Nếu chúng ta thích hơn quan điểm Tôi tư duy, chúng ta phải nhìn thấy những thế giới của khoa học và những sự kiện ý hướng. Với
câu hỏi “do đâu mà thế giới này được cấu thành và tại sao ý nghĩa của nó nhận được từ sự cấu thành?”. Trả lời điều này, Husserl cho rằng, tất cả điều này là được cho trước. Từ khuynh hướng của sự biến đổi, chúng ta tìm thấy một cấu trúc, một hình thức không biến đổi của sự vật quanh tôi và của thế giới: tính chất thời gian, không gian và mối liên hệ nhân quả là hình thức bản thể học về thế giới.
Theo Husserl, thế giới là lĩnh vực phổ biến bao gồm tự nhiên và tinh thần, cho nên, thế giới bao gồm không chỉ mọi thực tại, mà còn mọi hình thức phi thực tại như trạng thái, quyền lực, văn hoá, tôn giáo… Mọi người đang theo đuổi trong thế giới này các lợi ích khác nhau, lợi ích của khoa học, mĩ học, kinh tế, quân sự, chính trị… có nghĩa là, nó nhìn thấy thế giới này dưới nhiều chiều khác nhau.
Thế giới là thế giới quanh tôi, có liên hệ với phạm vi biến động. Tất cả khái niệm về thế giới là những khái niệm có thể trọn vẹn hoặc có thể có hạn.
Thế giới đời sống như là thế giới có sự tương liên giữa cái khách quan và cái chủ quan, từ nơi này thế giới khoa học đi ra. Thế giới đời sống có đặc tính là luôn luôn ban tặng, luôn hướng tới, nó là thế giới của kinh nghiệm, thế giới của đánh giá, một tiền tri thức. Thế giới đời sống là thế giới thuộc không gian và thời gian của sự vật. Tất cả tồn tại trong thế giới đời sống: sự trần tục, sự tìm thấy tiên nghiệm trong thời gian, không gian và mối liên hệ nhân quả.
Với lí luận về Thế giới đời sống, hiện tượng học của Husserl đã tìm ra một giải pháp tránh nguy cơ sa vào chủ nghĩa duy ngã. Mặc dù Husserl đã nhắc nhở rằng, không nên quan niệm cấu thành là một sự chế tạo dựng nên thực tại, khi ta nói: mọi hiện hữu đều được cấu thành trong tính chủ thể, thì phải hiểu rằng tất cả đều lấy ý nghĩa và giá trị hiện hữu trong tính chủ thể,
chứ không có ý nói là tính chủ thể rèn đúc ra chúng [xem: 157, p. 336]. Đặt vấn đề như vậy để thấy rằng Husserl hoặc là bị bế tắc trong duy niệm đơn độc, hoặc sẽ tìm con đường tồn tại trong cộng đồng với nhân loại. Theo Lyotard, không bao giờ Husserl dừng lại ở duy niệm đơn độc kiểu đơn tử của Leibniz. Cũng nên nhớ rằng: Husserl luôn trung thành với những nguyên tắc của hiện tượng học là chỉ nhằm “mô tả” những gì ta “nhìn” thấy, vì vậy, ông chủ trương Thế giới đời sống không đạt tới bởi sự chứng minh, mà bởi sự mô tả hiện tượng “kẻ khác” có nghĩa hay không có nghĩa trong sự tương hỗ với ý thức tiên nghiệm của tôi. Berger đã xem đây là nét độc đáo của phương pháp luận của Husserl. Không thể phủ nhận rằng, ở giai đoạn cuối cùng của mình, Husserl đã giới hạn đến sự phân tích đầy đủ sự phản tỉnh ý thức, tới Cogito của học thuyết Descartes và ý nghĩa của học thuyết của Kant. Như khi Thévenaz quan sát sự mở rộng về khái niệm ý thức và chú ý này đã từng được nhắc đến khi Husserl khám phá ra Lebenswelt - Thế giới đời sống.
Sự khám phá này là duy nhất cần thiết để phân biệt thuyết tiên nghiệm của Husserl và thuyết tiên nghiệm của Kant; nó được xem như một nét độc đáo của chính Husserl, dần dần trở thành độc nhất, mặc dù nó được đánh giá là phảng phất nét “duy tâm” ở một vài trình bày triết học của ông trong suốt
“giai đoạn giữa”, khi ông gọi hiện tượng học là chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm. Nhưng thuyết tiên nghiệm của hiện tượng học không giống với thuyết tiên nghiệm của Kant, mặc dù khái niệm của họ cơ bản giống nhau.
Thuyết tiên nghiệm hay nhất của hiện tượng học Husserl là Lebenswelt, Thế giới - đời sống như thể tương liên cấu thành ý thức [196]. Kant giới hạn mình trong trong sự phân tích hình thức cấu trúc của ý thức, đặc biệt đối với siêu nghiệm - phạm trù tiên nghiệm của cảm giác và phán đoán. Với Kant, cái Tôi
siêu nghiệm là một ý thức phán đoán và nêu lên sự khác biệt rõ rệt giữa đặc điểm khách quan tất yếu và phổ biến về hành vi phản tỉnh hoàn toàn của phán đoán. Trái lại, Husserl, cũng như Descartes, đặt ra một vấn đề thực tế, và từ quan điểm này, sự giống nhau giữa Husserl và Descartes ngày càng sâu sắc, hơn những gì mà Thévenaz thừa nhận. Nhưng Husserl, vượt lên cả Descartes và Kant, đã nhận thức được về thời gian, tính chất lịch sử và tính liên chủ thể cấu thành thế giới đời sống. “Cái tôi” của Husserl không phải
“res cogitans” của Descartes hay suy nghĩ quái gỡ của chủ nghĩa siêu nghiệm theo học thuyết Kant. Ở Husserl, cái Tôi được lồng vào và gắn với thế giới của đời sống đông đảo con người, mà ông gọi bằng thuật ngữ Thế giới đời soỏng - kinh nghieọm.
Sự thật của vấn đề là Husserl không phải là người theo thuyết Descartes, cuõng khoâng theo thuyeát cuûa Kant; oâng theo chính thuyeát cuûa mình - thuyeỏt cuỷa Husserl. Trong khi Husserl cuừng gioỏng nhử Kant ủi tỡm kieỏm cho cấu trúc siêu nghiệm của tính chủ quan, cấu trúc này là nền tảng của cái tôi kinh nghiệm và vì sự tương quan của nó với thế giới đời sống mà ông làm như thế. Ông không bằng lòng về việc lập ra một lí thuyết suông về phán đoán phản tỉnh khoa học hoàn toàn. Những nghiên cứu của Husserl không loại trừ hay ngăn chặn những cấu trúc thiếu sót của Milwelt (thế giới của liên chủ thể kinh nghiệm) và Eigenwelt (thế giới của kinh nghiệm riêng). Về cơ bản, Husserl hoàn thành kết cấu dựa trên sự nghiên cứu lịch sử và tính liên chủ thể cấu thành Lebenswelt và những phương thức khác nhau của nó.
Thế giới đời sống gắn với quan niệm tính liên chủ thể, cho nên điều quan trọng hơn hết của sự phát triển hiện tượng học Husserl là nhờ quan niệm về thế giới và sự hợp lí (rationnalité) để liên kết tính chủ thể với tính liên chủ
thể. Nếu tách rời ý nghĩa này, thế giới hoặc sẽ là thứ tinh thần tuyệt đối, hoặc thế giới theo chủ nghĩa duy thực (réalisme). Thế giới này không thuộc loại bản thể thuần tuý, mà ý nghĩa của nó lộ ra trong giao tuyến kinh nghiệm của tôi, giữa giao tuyến kinh nghiệm của tôi và kẻ khác.
Thế giới đời sống không phải là thế giới hiện hữu vĩnh cửu, bất biến;
trái lại, thế giới đó là thế giới bắt đầu đã hình thành và còn biến chuyển mãi, cho nên tri thức của ta có về thế giới đời sống, tức thế giới sinh hoạt cũng đã hình thành và còn đang tiến thêm. Husserl gọi chủ thể hiện tượng học là
“người quan sát vô tư” vì nó “thôi đồng lõa với thiên nhiên”. Khi chủ thể hiện tượng nhìn lại kinh nghiệm sống của mình, thì không thấy “một hiện hữu đã có sẵn”, mà chỉ thấy một thế giới hình thành do sự “cấu thành”, sự “xây dựng” của mình.
Như vậy, việc nêu lên khái niệm Thế giới đời sống đã mở ra một con đường mới trong sự nghiên cứu lĩnh vực nhận thức, đặt cơ sở cho sự tiếp cận nguồn gốc và nền tảng của ý nghĩa “có thể hiểu được”, để thấy rằng phải luôn trở lại thế giới ấy, lấy thế giới ấy làm ngọn nguồn của mọi chân lí.
Tuy nhiên, khi quan niệm về Thế giới đời sống, Husserl cũng hàm chứng minh: thông qua lịch sử - mục đích luận về các nguồn gốc của tình huống khoa học và triết học, sự tất yếu không thể tránh nổi về việc tái định hướng hiện tượng học tiên nghiệm của triết học [xem: 41, tr. 503]. Husserl cho rằng, trước khi triết học và khoa học ra đời, từng có thế giới đời sống tiền triết học và tiền khoa học và con người đã có cái nhìn, quan niệm về thế giới ấy; sau khi có triết học và khoa học, thế giới đời sống cũng hiện hữu với con người, chỉ có khác ở phương thức mô tả mới về thế giới đời sống và việc đề cao năng lực của con người. Dùng phương pháp lịch sử - mục đích luận,