Từ phê bình chủ nghĩa tâm lí, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy lịch sử đến hiện tượng học

Một phần của tài liệu Hiện tượng học của edmund husserl và sự hiện diện của nó ở việt nam (Trang 48 - 55)

Chương 1 Sự ra đời và phát triển của hiện tượng học cuûa Edmund Husserl

1.3. Khái niệm hiện tượng học, quá trình hình thành và phát triển hiện tượng học của Edmund Husserl

1.3.4. Từ phê bình chủ nghĩa tâm lí, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy lịch sử đến hiện tượng học

Từ khi phát hiện những thiếu sót vốn có trong lí luận của chủ nghĩa tâm lí, Husserl đầu tư trí lực và thời gian vào việc phê bình chủ nghĩa tâm lí.

Người ta nhận thấy điều này ngay trong tập 1 của tác phẩm Những nghiên cứu lôgic. Edmund Husserl phê bình gay gắt chủ nghĩa duy danh, một học thuyết phát triển ở hầu hết triết học từ thời John Locke và David Hume dưới những danh từ như chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa tâm lí…

Trong tác phẩm thời danh này, Husserl đã dành hẳn 6 trong 11 chương để nói về chủ nghĩa tâm lí. Xuất phát từ những hạn chế về lí thuyết của chủ nghĩa tâm lí mà ông đã dồn tâm sức cho việc nghiên cứu sâu việc nó lấn sân lôgic học. Theo Husserl, những quy tắc, quy luật mà chủ nghĩa duy danh khái quát không thể là quy phạm, là khoa học, vì nó chỉ nói về cái đang là chứ không nói gì về cái phải là. Trên cơ sở đó, ông quay sang chống chủ nghĩa tâm lí, mà theo ông, lôgic học là một bộ phận của chủ nghĩa tâm lí. Chủ yếu

ông phê bình chủ nghĩa tâm lí trên các phương diện: những phản luận cứ và thái độ chống lại luận cứ của chủ nghĩa tâm lí; chủ nghĩa kinh nghiệm là hậu quả của chủ nghĩa tâm lí; những lí giải của chủ nghĩa tâm lí về lôgic học tất yếu dẫn đến chủ nghĩa tương đối; các quy luật lôgic mất đi ý nghĩa tuyệt đối của mình và lệ thuộc vào cơ chế tâm sinh lí của con người.

Husserl đã chỉ rõ, tâm lí học là khoa học về các sự kiện của đời sống tâm lí, nghĩa là khoa học thực nghiệm, cho nên một khi chủ nghĩa tâm lí dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm thì nó rất khó đạt tới tính xác thực tuyệt đối, khó tránh khỏi việc sẽ dẫn tới chủ nghĩa hoài nghi [xem: 191, pp. 76 - 83]. Theo J.F. Lyotard, đây chính là sự tự mâu thuẫn của chủ nghĩa kinh nghiệm, bởi luận đề nền tảng của nó là kinh nghiệm thông thường của giác quan là nguồn suối duy nhất cho chân lí, luận đề này lại được rút ra từ những kinh nghiệm thực nghiệm, kinh nghiệm thực nghiệm lại không thể đem đến một nguyên tắc phổ quát và tất yếu.

Do lập luận có tính chất kinh nghiệm, kiểu như “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nên kết luận của tâm lí học không mang tính khái quát, không thể trở thành những định luật khoa học và có giá trị khoa học như những định luật lôgic và toán học; lập luận tâm lí có tính khả năng, còn lập luận lôgic là những chân lí có tính tất yếu [xem: 70, tr. 109].

Tính chân thực của các quy luật lôgic, theo Husserl, không lệ thuộc vào các quá trình tâm lí diễn ra trong ý thức. Tâm lí học là môn khoa học kinh nghiệm, nên các quy luật của nó không được hình thành bằng cách “nhìn”

trực quan, mà được xây dựng trên cơ sở phương pháp quy nạp, khiến cho việc phản ánh các sự kiện tâm lí bất định, không chính xác. Còn quy luật lôgic dựa trên phương pháp diễn dịch, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Đứng trước sự

khiếm khuyết này, nhiều người theo chủ nghĩa tâm lí bào chữa rằng lôgic là quy luật tự nhiên gắn liền thuộc tính vật lí của não người.

Trong tác phẩm Triết học như một khoa học chính xác, Husserl tuyên bố rằng ông đi ngược lại tất cả các triết gia và theo ông, đối với triết học, điều căn bản nhất là phấn đấu trở thành khoa học đệ nhất, thành khoa học chính xác, nghĩa là, một khoa học “thuần tuý”. Muốn làm được nhiệm vụ đó, triết gia phải vượt qua hai trở lực trong quá trình hướng tới những cách tân trong triết học:

Thứ nhất, bắt đầu từ thế kỉ XVII, chủ nghĩa tự nhiên chủ trương sử dụng những lập luận và dữ liệu của khoa học tự nhiên là những tiền đề trong lí luận của triết học. Điều này đưa đến việc chủ nghĩa tự nhiên lí giải ý thức, bản chất và sự hoạt động của ý thức bằng nguyên nhân tự nhiên (sinh học) hay nguyên nhân bên ngoài. Chủ nghĩa tự nhiên được đề cập ở đây là quan điểm chỉ thấy thế giới tự nhiên, nhất là thế giới tự nhiên vật lí, nó cho rằng mọi tồn tại tự nhiên là tồn tại vật lí, kể cả hiện tượng tâm lí, ý thức nếu không là tồn tại vật lí thì cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên phổ biến. Với lập trường đó, ý thức con người được khép vào lịch sử tiến hoá luận, trong đó, tâm lí, ý thức hoạt động theo cơ chế sinh học, có quan hệ chặt chẽ với thân thể con người và hoạt động sinh lí thần kinh; nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi được xem xét trong quan hệ không tách rời với thế giới tự nhiên.

Chính vì thế tâm lí học thời kì này bị biến thành tâm lí học thực nghiệm, tâm lí học tự nhiên. Trước những thành tựu mà khoa học tự nhiên đạt được lúc này, người ta quyết tâm loại bỏ các luận đề siêu hình, nguội lạnh với các chủ đề của triết học.

Bị sự hấp dẫn bởi tính khách quan của khoa học tự nhiên, không ít nhà

khoa học xã hội và nhân văn trong thời kì này mong muốn xây dựng học thuyết của mình trên nền tảng khuôn mẫu của khoa học tự nhiên và xem những sự kiện xã hội, nhân sinh như là “những sự vật”. Trong Triết học như một khoa học chính xác, Husserl đã phê bình lối theo kiểu của khoa học tự nhiên. Theo kiểu này, hầu như muốn nói một cách bắt buộc phải coi ý thức như là một sự vật, và con người là một bộ phận nối tiếp liên tục của giới tự nhiên, do vậy, có thể dùng phương pháp của khoa học tự nhiên để nghiên cứu lịch sử, xã hội và nhân sinh. Điều này đã đưa nhận thức con người về vấn đề xã hội và nhân sinh tới một sự phi lí. Lập trường của chủ nghĩa tự nhiên chỉ nhắm tới những đối tượng là những sự vật biệt lập với ý thức, hoàn toàn khác biệt với khuynh hướng của hiện tượng học nhằm mô tả, khai triển những tác động nhờ đó những sự vật được cống hiến cho ý thức [xem: 70, tr. 112].

Nếu có giải thích bản chất và hoạt động của ý thức, một số nhà khoa học tự nhiên viện dẫn tới quan hệ nhân quả, trong đó, ý thức, tâm lí, rốt cuộc chỉ là kết quả của một nguyên nhân nào đó đã xảy ra trước của thế giới vật lí.

Đến cuối thế kỉ XIX, thuyết thực chứng bắt nguồn từ chủ nghĩa kinh nghiệm Anh đã độc chiếm tâm lí học phương Tây, lấn sân sâu vào lĩnh vực triết học, hòng thay thế phương pháp luận triết học bằng phương pháp luận tâm lí học thực chứng, tôn dương chủ nghĩa phi lí tính, đẩy truyền thống lí tính tồn tại mấy nghìn năm vào sân sau.

Thứ hai, chủ nghĩa duy lịch sử chủ trương nhìn nhận mỗi hiện tượng triết lí và tinh thần có liên hệ với những thời lịch sử khác nhau, như là kết quả của tác động lịch sử, là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể. Với cách tiếp cận đó, triết học chỉ là những chân lí tương đối, không có giá trị tuyệt đối, biến thành thế giới quan luôn bám sát kinh nghiệm, rốt cuộc

nó đánh mất diện mạo của mình. Theo Husserl, dựa vào tiếp cận lịch sử, một số khái niệm được sử dụng có tính mù quáng, không ít đại biểu theo đường lối này trình bày những ý tưởng triết học vốn được phán đoán bằng những sự kiện. Thực ra, theo ông, lịch sử phán đoán đặt để những giá trị trong một môi trường lí tưởng, làm cho nhận thức về nhân sinh gắn với sự kiện lịch sử, điều này thể hiện như một quyết định luận. Husserl đã đưa ra một quan niệm về tính nguyên thuỷ của lịch sử và phê bình những triết gia cùng thời cho rằng triết học không thể là một nhận thức được cấu tạo với một sự xác định chân thực, tuyệt đối ở bên ngoài thời gian, nghĩa là, triết học ở mỗi giai đoạn phải là một nhận thức về những bức tranh lúc nó phản ánh. Theo ông, do điều này mà nhận thức triết học mang tính cách nhất thời, gần đúng và xác suất. Ông cũng nhìn nhận quan niệm triết lí như vậy đáp ứng nhu cầu chính đáng để xác định về một đời sống duy nhất, nhưng điều thiết yếu nhất nó mắc phải là vấn đề hiện hữu mà nó kết luận mang tính xác suất, không phải là một chứng thực đủ của triết học đích thực: triết học về hiện thực, đồng thời là triết học vĩnh cữu nữa. Husserl không hề phủ nhận là tư tưởng của triết gia phải phản ảnh lịch sử, nhưng không vì thế mà đánh đổi triết lí chính xác cho những đòi hỏi của hiện tại, triết học phải nỗ lực vô hạn để đạt đến triết học chính xác, chứ không nên mặc cả thời gian, sức lực của triết gia với triết lí được [xem: 79, tr.

155 - 156].

Ngay từ đầu của quá trình xây dựng và phát triển tư tưởng của mình, Husserl đã quan tâm đến việc phê phán những hạn chế của chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa duy lịch sử và cho rằng, triết học do những nhà thực chứng hay triết học của chủ nghĩa duy lịch sử do Wilhelm Dilthey và những người khác nêu lên, sẽ không thể nào làm nên tính khoa học chặt chẽ, đặt cơ

sở cho hết thảy các khoa học cụ thể và triết học được.

Kết luận Chương 1:

Hiện tượng học của Edmund Husserl ra đời và phát triển chịu sự quy định của các điều kiện lịch sử của xã hội phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và lôgic nội tại trong tiến trình biến chuyển của nóù. Sức mạnh tiềm ẩn mà triết thuyết này có được còn ở sự kế thừa những tư tưởng tiền bối và ảnh hưởng quan trọng của khoa học và triết học lúc bấy giờ. Một xã hội duy lí hoá bởi kĩ thuật dễ trở thành một xã hội tàn bạo, khắc nghiệt, những phát minh khoa học và kĩ thuật làm tăng lên sự ích kỉ và tàn bạo của thời đại máy móc đã là điều bi thảm. Điều này còn tệ hại hơn một khi kĩ thuật ngăn cách người với người, vì vậy, không ít người đã phản ứng: Khoa học ngày nay là cây trong vườn địa đàng đã sinh ra trái cấm mà tổ tiên loài người đã ăn và bây giờ chúng ta cũng ăn trái cấm ấy.

Khi khoa học duy lí tăng tiến theo thời gian, thì nỗi nghi ngờ, âu lo trước thành tựu của nó cùng với hơn một trăm năm kinh nghiệm của con người cũng lớn dần. Ngay từ đầu thế kỉ, Jehan Rictus liên tưởng âm thanh động cơ của máy như là tiếng gào thét của mối tuyệt vọng thời đại. Văn chương là lĩnh vực dễ tác động đến ý thức con người hơn triết học, hàng loạt thi văn của Verhaeren, Lautréamont gióng lên báo động trong Chiến tranh thế giới thứ hai; ở Anh, với Sommerset Maugham, Aldoux Huxley, Graham Green; ở Mỹ, Sinclair Lewis, Steinbeck; ở Pháp, với Malraux, Cécine, Montherlant, v.v..

Trong triết học hiện đại, thực ra chỉ có hai trào lưu quan tâm đến sự

“khủng hoảng” đó: hiện tượng học (sau này thêm chủ nghĩa hiện sinh) và triết học Marx. Theo triết học Marx thì giá trị con người bị suy giảm là vì con

người, đó là điều tệ hại nhất của kỉ nguyên chủ nghĩa duy lí. Với hiện tượng học, hoạt động ứng dụng kĩ thuật vào đời sống sẽ phi nhân hoá cuộc sống, giá trị nguyên thuỷ tối thượng của cuộc sống sẽ bị suy giảm đáng ngờ.

Hiện tượng học của Edmund Husserl ra đời vào lúc khoa học đang kinh qua thời kì khủng hoảng. Tình trạng độc tôn khoa học tự nhiên và sự bất lực của nó trước những vấn đề của đời sống nhen lên ý chí muốn thoát khỏi khủng hoảng bằng cố gắng đi tìm phương pháp khác một cách căn bản. Đi tìm và triển khai căn bản đó là ý nguyện và công trình trải suốt cuộc đời của Edmund Husserl. Để hiểu được điều này, chúng ta phải đi từ những vấn đề cốt lõi nhất làm nguyên lí nền tảng và phương pháp đặc thù của hiện tượng học, cùng với những khám phá cuối đời của Husserl trong nỗ lực làm cho học thuyết triết học này bén rễ vào thực tiễn của đời sống.

Chửụng 2

NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP HIỆN TƯỢNG HỌC CỦA EDMUND HUSSERL

Một phần của tài liệu Hiện tượng học của edmund husserl và sự hiện diện của nó ở việt nam (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)