Liên hệ tương hỗ giữa sở tri và năng tri

Một phần của tài liệu Hiện tượng học của edmund husserl và sự hiện diện của nó ở việt nam (Trang 68 - 80)

Chương 1 Sự ra đời và phát triển của hiện tượng học cuûa Edmund Husserl

2.1. Những nguyên lí cơ bản của hiện tượng học của Edmund Husserl … 47

2.1.2. Liên hệ tương hỗ giữa sở tri và năng tri

Giữa ý thức và đối tượng (đối tượng thể tính-NV) có mối liên hệ hết sức mật thiết, tới mức không thể có đối tượng khi không có ý thức và không thể có ý thức khi không có đối tượng. Liên hệ đó được Husserl và những nhà hiện tượng học gọi là liên hệ tương hỗ giữa noème và noèse, Đức ngữ là noởsma và noởsis. Hai danh từ này, cú người dịch sang tiếng Việt là sở tri và năng tri. Sở tri và năng tri, tức noème và noèse đều có nguồn gốc từ tiếng Hy

Lạp.

Nói theo thuật ngữ chuyên môn của hiện tượng học thì noèse được hiểu là ý thức, còn noème là cái mà ta ý thức, cho nên, nếu xét theo thực tế và hình thể của chúng thì chúng đồng nhất nhau. Nhưng, nếu xét theo phương diện bản thể thì giữa chúng vẫn có một sự khác biệt nhất định. Noèse là cơ cấu của ý thức, còn noème là nội dung mà ta ý thức.

Theo Từ điển triết học của Nhà xuất bản Nathan, noèse và noème được định nghĩa như sau: “Theo Husserl và những người nối nghiệp hiện tượng học

của ông, noèse là chính hành vi của tư duy, noème là đối tượng tính ý hướng của tư duy, nó không là, nói đúng ra, một sự vật hay một phương diện của sự vật” [152, p. 238].

Như vậy, sở tri còn có thể hiểu là hành vi ý thức tính ý hướng, chỉ hoạt động của tư duy, của ý thức, luôn chủ động và không ngừng hoạt động, được xem là mắt khâu của quá trình nhận thức; còn năng tri chỉ đối tượng ý hướng, được hành vi ý hướng của ý thức tạo ý nghĩa, năng tri làm cho hoạt động của sở tri có ý nghĩa. Theo Husserl, năng tri có nhiều khâu, và kết cấu quan trọng nhất của nó là cực đối tượng ý hướng, bao gồm nhiều hình thái, trong đó các thành phần hợp thành nội dung cụ thể là hình thái trung tâm.

Theo giải thích của Bochenski, Husserl có sự phân biệt giữa Hylé (chất thể có thể cảm giác) và Morphé (hình thể cái mà mình thấy), nên dùng danh từ noèse để chỉ cái chuyển biến Hylé thành những kinh nghiệm ý hướng của chủ tri và danh từ noème để chỉ nội dung tìm thấy ở ý hướng thuần tuý [xem:

5, tr. 230].

Dù có nhiều cách giải thích khác nhau về sở tri và năng tri, nhưng, nét chính của hai thuật ngữ này vẫn xác định một bên là cơ cấu của ý thức ý hướng và một bên là cái mà ta ý thức. Có hai thuật ngữ được hiểu cùng nghĩa và liên quan đến chúng: “noétique” quan hệ đến noèse, “noématique” quan hệ đến noème.

Nguyên lí của hiện tượng học về ý thức là ý thức cái gì, đối tượng là đối tượng cho một ý thức ý hướng, cho nên, giữa sở tri và năng tri có mối tương quan mật thiết. Bởi, ý thức không chỉ có cực bản ngã (noèse, chủ tri) tính ý hướng, mà còn cực đối tượng (noème, khách tri), nên với hiện tượng học, sự bao hàm này không có trong thực tại mà chính là tính ý hướng ý thức.

Hiện tượng học nói rằng, cái nhìn của chủ tri đối với sự vật là cái nhìn trắc diện (profil) khiến chủ tri thấy và chỉ thấy phương diện mà nó nhắm đến sự vật. Như trên đã nói, hiện tượng là cái tự lộ, tự biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau, như thế này hoặc như thế khác, tức là sự vật là vô vàn trắc diện, nên với mỗi cái nhìn, ta chỉ khám phá nơi mà sự vật đối diện với ta mà thôi;

thay đổi cách nhìn, ta càng khám phá thêm cái mới mẻ, bất ngờ. Thế giới luôn luôn có đấy, nhưng ta có thể làm cho nó xuất hiện với ta dưới nhiều hình thức tùy ý hướng của ta. Thế giới là một hiện hữu ngoài ta và ta phải vươn tới (siêu việt), đúng như bản chất ý thức là ý hướng, vươn tới.

Tính siêu việt đối lập với tự tại, coi thế giới là “ở trong” chủ thể như kiểu ý tưởng của chủ thể. Đối tượng có tính siêu việt cũng nhằm nói rằng, đối tượng không ở trong ý thức, mà là ở ngoài và đối diện với ý thức.

Nếu ý thức là ý thức về cái gì, là dự phóng đến đối tượng thì đối tượng là đối tượng của một ý thức ý hướng; nghĩa là, nó không thể là đối tượng cho một sự vật, hiện tượng nào đó, vì sự vật, hiện tượng bất kỳ đó không thể lĩnh hội được đối tượng. Cho nên, ý thức là cụ thể, ý thức của một nhân vị, ý thức không thể là phổ quát, phi nhân vị được.

Để chỉ tính chất tương hệ giữa ý thức và đối tượng thể tính, Husserl và những nhà hiện tượng học khác đã dùng một từ độc đáo: tính hiện tượng. Từ này mô tả hiện tượng biểu diện khi có cả ý thức ý hướng và đối tượng thể tính đối diện với nhau.

Liên hệ giữa ý thức và đối tượng thể tính không còn là như thể chúng hiện hữu tự chúng, mà như thể chúng được “cấu thành” những ý nghĩa của ý thức ý hướng. Nhờ sự liên hệ tương hỗ sở tri và năng tri, con người mới hiểu biết được vật và thiết lập khoa học thuần lí có căn bản vững chãi nhất: Triết

học như một khoa học chính xác. Vậy vấn đề không phải tìm chân lí ở khách thể hay ở chủ thể, mà là triển khai ý hướng chủ thể nhắm khách thể, chân lí là ở ý nghĩa chủ thể gán cho khi tiếp xúc với sự vật.

Hiện tượng học Husserl cho là trong tri giác, cái nhận thức là đối tượng của kinh nghiệm sống và trong khuôn khổ này, cái nhận thức là cái được ban bố. Để lĩnh hội việc nó được ban bố thế nào, Husserl đưa đến khảo sát cái nghiệm sinh về mặt lí thuyết, bởi vì qua nơi đó và chỉ nơi đó mà cái nhận thức chiếm lấy trong cách nó được ban bố. Thế nên, một khảo sát lí thuyết về nghiệm sinh tính ý hướng cần phải có trước sự phản tỉnh.

Điểm quan trọng nhất mà Husserl đã khám phá trong lĩnh vực này là tính lưỡng cực của nghiệm sinh tính ý hướng: chủ thể trong bản thể của nó là có liên hệ với đối tượng tự tính, đối tượng hiện diện cho một chủ thể thuần tuyù.

Mỗi nghiệm sinh tính ý hướng như là hành vi của ý thức, dĩ nhiên, là một hoạt động hiện thực của ý thức. Nếu chúng ta khảo sát với tư cách như thế, chúng ta thấy chúng hợp thành hiện thực. Nhưng hành vi của ý thức không chỉ là việc ấy. Nó luôn ý thức về cái gì đó. Khái niệm ý thức áp dụng như thế tới các hành vi chủ quan và lúc đó hợp thành cái khách quan. Khái niệm về cái gì đó áp dụng như thế tới đối tượng của hành vi và Husserl khám phá rằng ở đấy cũng có sự hợp thành, sự tương quan tới sự hợp thành hiện hữu về khía cạnh chủ quan. Bởi vì khía cạnh khách quan tính ý hướng thuần tuý không có một sự hợp thành hiện thực nào.

Chính vì đặc trưng chủ yếu của nghiệm sinh tính ý hướng như là “ý thức về”, Husserl cảm thấy bắt buộc đặt ra một hệ thống thuật ngữ cho sự phân tích sự phản tỉnh cái nghiệm sinh tính ý hướng mà ông theo đuổi. Theo

Husserl, vì có sự bao hàm hai yếu tố Hylé và Morphé mà hành vi ý thức hiện thực trong cái nghiệm sinh. Để biểu thị thành phần tìm thấy ở các khía cạnh đối tượng của nghiệm sinh, Husserl dựa vào sự phân tích tiền lệ và đặt ra một từ khác vốn được khởi đầu từ Hy Lạp, gọi là “về cái gì đó” sở tri và năng tri.

Nếu năng tri là hành vi trong hoạt động nhận thức và cả những hoạt động khác như thỉnh cầu, hi vọng, ảo tưởng… thì nó là một quá trình thiết lập ý nghĩa, như một yếu tố hiện thực. Trong khi đó, sở tri một khi là đối tượng ý hướng được xem như một yếu tố phi hiện thực.

Tầm quan trọng của sự nhấn mạnh hai khái niệm này, không phải phản ánh sự hợp thành cái nghiệm sinh, mà là phản ánh tới hai cấu trúc liên hệ qua lại của chính cái nghiệm sinh đó. Năng tri là nghiệm sinh như là tính ý hướng, nhấn mạnh sự hợp thành cái chủ tri. Sở tri là cấu trúc tính ý hướng của nghiệm sinh, nhìn ở khía cạnh khách tri.

Với tư cách là cơ cấu ý thức, trong tất cả hành vi ý thức, năng tri chủ yếu có chức năng “ban bố ý nghĩa” (Sinngebung). Sự “ban bố ý nghĩa” này là chủ thể thực hiện qua nhiều kiểu ban bố, ví dụ, “sự nắm lấy của đối tượng”,”sự chú ý đến đối tượng”… đồng thời sự trình bày cũng nhắm tới đối tượng khác. Chức năng đó cũng biến đổi theo những thái độ như “tín ngưỡng”, “tư tưởng”, “đánh giá”… Những đơn cử này nhằm chỉ rõ năng tri làm nên sự “ban bố ý nghĩa”, và chừng ấy minh hoạ cũng đủ nói về sự hợp thành hiện thực của nghiệm sinh. Nhưng nếu chúng ta nhìn kĩ “ý nghĩa” mà nó ban bố, nó có thể biểu thị cũng thế sự cấu thành hiện thực. Đó là cơ cấu ý thức tương ứng với cấu trúc nội dung ý thức.

Husserl nổi tiếng ở điểm này, khi nêu ví dụ thật đơn giản. Khi ngắm vườn cây, chúng ta nhận thấy một cây táo đang ra hoa. Thật vui thích trong

cái nhìn. Chẳng có ý nghĩa tri giác nào đồng nhất với cái cây hiện thực, hoặc là sự vui thích đồng nhất tới đối tượng gợi nên. Theo thái độ tự nhiên, cái cây là một kết cấu vật lí, tri giác và cảm giác của sự vui thích là trạng thái tâm - vật lí; giữa chủ thể tự nhiên và cái cây tự nhiên tồn tại trong mối liên hệ hiện thực tự nhiên. Với thái độ hiện tượng học, phải phân biệt ý nghĩa của tri giác về cây (noème) với ý nghĩa của chính tri giác này (noèse).

Nếu chúng ta chuyển đổi trong thái độ hiện tượng học và đặt vào trong ngoặc mọi vấn đề của hiện thực thì quan hệ hiện thực đơn giản để ngoài phạm vi xem xét của chúng ta. Nhưng nó cũng lưu lại một quan hệ nhất định, không thể ở ngoài phạm vi đó. Quan hệ này thuộc về chính bản chất của nghiệm sinh - tri giác, được xem xét kĩ trong nội tại thuần tuý. Ở đây sự phân biệt của tính thực tại đã bị thải loại, những điều được lưu giữ là tri giác thuần tuý. Tuy nhiên, nếu có tri giác thì phải có cái nhận thức, bởi điều này cũng là phạm vi bản chất của tri giác. Cái nhận thức như sự tương liên của tri giác thuần tuý là cái nhận thức với tư cách như theá (comme tel). Thực hiện việc đặt vào trong ngoặc sự vật hiện thực, chỉ để lại cái nhận thức với tư cách như thế đã làm biến đổi sâu sắc tồn tại được nhận thức. Cái phần dư là một bản chất tuyệt đối không thể thải loại được nữa, chính xác vì nó không là hiện thực, không là sự vật. Nó được Husserl gọi là “ý nghĩa cái mà ta nhận thức”.

Cái đó là bản chất tuyệt đối của tồn tại tuyệt đối.

Khi chúng ta nói rằng mọi nghiệm sinh ý hướng là một đối tượng ý hướng (“ý nghĩa đối tượng”), hoàn toàn không hề là thái độ vơ vào tất cả. “Ý nghĩa phía đối tượng” và “ý nghĩa phía chủ thể” là không đồng nhất. Trước hết là đơn giản hoá đối tượng chủ yếu, sau đó, là xây dựng một cấu trúc liên quan đến đối tượng, tương ứng với cấu trúc của hành vi ý hướng, tạo liên hệ

tương hỗ giữa chúng. Cấu trúc hành vi ý hướng là sự lập ý nghĩa như một mắt khâu của quá trình nhận thức đủ các số lượng biến đổi, tức là, số lượng kiểu

“ban bố ý nghĩa”. Và trong cái mà ta ý thức thì trọn vẹn một “kiểu của tồn tại - ban bố” tương ứng với mỗi biến đổi của ý thức ý hướng.

Thực ra, đưa ra đây một ví dụ, Husserl chỉ nói về tri giác, song cũng không phải là không coi như sự vật áp dụng tới các hình thức tính ý hướng, tới

“gợi lại với tư cách như thế”, tới “trước với tư cách như thế” và tới tất cả những chuyển đổi khả năng tính ý hướng. Ý nghĩa đối tượng có lẽ đồng nhất trong nhiều nghiệm sinh bản chất khác, có nghĩa là kiểu bản chất khác của việc nhắm vào đối tượng. Ý nghĩa cái mà ta ý thức, trái lại, là bản chất khác của mỗi nghiệm sinh. Vậy nên, sự khác nhau giữa tri giác, kỉ niệm, tưởng tượng… được tìm kiếm trong chính nghiệm sinh và không phải trong hiện hữu hay không-hiện hữu ở đối tượng của chúng. Nguyên lí tổng quát của hiện tượng học nói rằng ý thức trong nghiệm sinh tương hỗ với một phương diện cái mà ta ý thức. Để làm sáng tỏ hơn nguyên lí này trong hệ thống thuật ngữ mà chúng ta đã quen thuộc, Husserl báo hiệu rằng Meinon và Bedeuten là những noèse tương ứng những noème Meinung và Bedeutung.

Một sự phân tích đầy đủ về nghiệm sinh tính ý hướng cá biệt cụ thể sẽ làm xuất lộ những chi tiết hiện thực và những chi tiết phi hiện thực hợp thành nên chúng. Cái mà ta ý thức không có gì hơn là thực tại trong ý thức, là đối tượng. Nó là tính ý hướng và chỉ tính ý hướng. Mỗi sự biến đổi đối tượng cảm tính bao giờ cũng tương ứng một sự biến đổi cái mà ta ý thức. Hầu như, khó nhận thấy sự nổi bật thoáng qua của cấu trúc của ý thức ý hướng về hướng cấu trúc cái mà tôi ý thức.

Husserl nói: Tri giác là tri giác về đối tượng của nó và tới mỗi chi tiết

của đối tượng mà dấu hiệu mô tả định hướng “khách quan”, tương ứng một chi tiết hiện thực của tri giác. Chúng ta không thể biểu thị mọi sự hợp thành hành vi ý hướng bằng cách nhờ tới đối tượng ý hướng và các giai đoạn của nó. Chính bản tính của tính ý hướng - “Leitung” - biểu lộ bởi một hình thức

“ung”, dấu hiệu này đưa mối liên hệ về phía đối tượng ý hướng, hơn là về phương diện chủ thể ý hướng. Husserl đã nói trước rằng mỗi một sự thay đổi năng tri tương quan một sự thay đổi sở tri, ông cũng nói rằng, mỗi hình thức của tính khách quan tương quan một kiểu “có ý thức về”, và với mỗi đối tượng ý hướng thì thuộc về một và chỉ một loại nghiệm sinh thôi.

Nếu chúng ta muốn đi tới một trực giác bản chất về noèse và về noème, đều thuần tuý tư cách như thế, tất nhiên chúng ta nhờ phản tỉnh về hiện tượng và phân tích nó. Kết quả của sự phản tỉnh này là một hiện tượng mới lạ, từ đó hợp thành những hiện thực và đối tượng ý hướng không có chính ở hiện tượng nguyên thuỷ. Cũng vậy, chi tiết hylétique không có sự tồn tại trong tri giác của chính kiểu mà trong sự phản tỉnh về một tri giác. Trong bước đầu, nó là hiện thực tồn tại nhưng nó không chiếm lấy đối tượng (có nghĩa là nó chỉ thuộc về cấu trúc noétique); kế đến, nó chiếm lấy đối tượng, mà không có sự hiện thực tồn tại. Vậy nên, trong hiện tượng của tri giác có một cấu trúc noétique và một cấu trúc noématique, từ đó mỗi loại tồn tại một kiểu, cái này không đến cái khác được, nhưng mỗi loại có sự “ban bố”. Bởi vì, phản tỉnh là sự “ban bố” của tri giác trực tiếp đến đối tượng, mà đối tượng này không biệt lập, nó là một đối tượng mà bản chất chỉ là tồn tại - nhận thức. Tồn tại (hiện thực) của hành vi ý hướng và tồn tại (tính ý hướng) của đối tượng ý hướng có sự liên kết bởi hành vi phản tỉnh trong tồn tại - nhận thức chung của chúng. Cũng vậy, bản chất (eidos) của đối tượng ý hướng bao

hàm bản chất (eidos) của hành vi ý hướng ý thức. Về bản tính, chúng không tách rời nhau, “yếu tố tính ý hướng với tư cách như thế từ này chỉ xứng đáng như là yếu tố ý thức là ý thức về nó”.

Tuy nhiên, sự không rời nhau này của tính lưỡng cực ý thức ý hướng chỉ là sự tương hỗ không hơn không kém, ở đây nó không có một sự đồng nhất, nghĩa là về lí thuyết không có hình thức của đối tượng này với hình thức của đối tượng khác. Vả chăng, khẳng định điều này để nói rằng phải thận trọng trước sự nghiên cứu quan hệ “song trùng” giữa ý thức và cái mà ta ý thức, tức là giữa noèse và noème.

Liên hệ tương hỗ giữa sở tri và năng tri có liên hệ đến quan điểm của Husserl nêu lên vào đầu thế kỉ XX, trong tác phẩm Những nghiên cứu lôgic.

Đó là “Trở lại chính vật” (Zu den Sachen selbst).

2.1.3. “Trở lại chính vật”

“Trở lại chính vật” có tính chất như là một tôn chỉ của Husserl: hiện tượng học phải đạt đến những bản chất cụ thể, nên phải “Trở lại chính vật”.

Muốn hiểu được hiện tượng học của Husserl không thể không hiểu vấn đề này. Trong các tác phẩm của Husserl giai đoạn “khủng hoảng”, danh từ mà ông nhắc đến nhiều hơn là “Selbstbesinnung” được hiểu là sự lập nghĩa.

Trong danh từ này có “Sinn”, tức ý nghĩa. Xuyên suốt hiện tượng học, chữ

“Sinn” được dùng cùng nghĩa với “Selbst”. Cho nên, “Trở lại chính vật” còn là “Trở lại chính ý nghĩa của vật”. “Sinn”, tiếng Đức cũng có nghĩa là

“Sein”, được hiểu là tính thể. Ý nghĩa của tính thể được gọi là bản chất (Wesen). Vậy nên, “Trở lại chính vật” đồng thời là “Trở lại chính bản chất của vật” và nắm được bản chất của vật chính nắm được ý nghĩa của nó. “Trở lại” ở đây là trở lại với hiện thực trực tiếp sau khi đã loại trừ những cái đã

Một phần của tài liệu Hiện tượng học của edmund husserl và sự hiện diện của nó ở việt nam (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)