Chương 1 Sự ra đời và phát triển của hiện tượng học cuûa Edmund Husserl
1.3. Khái niệm hiện tượng học, quá trình hình thành và phát triển hiện tượng học của Edmund Husserl
1.3.1. Khái niệm hiện tượng học
Từ hiện tượng học, tức phénoménologie (phenomenology) gồm hai thành tố: phainomenon và logos. Xét về mặt hình thái bên ngoài, hiện tượng học được thành lập giống như xã hội học, sử học… Với cấu trúc kết hợp này, hiện tượng học là khoa học về các hiện tượng. Ý nghĩa của từ gốc này được làm rõ hơn nếu có sự khảo sát hai thành phần tổ hợp nó.
Phainomenon cú gốc từ Hy Lạp Φαινοàενον, với hai nguyờn nghĩa:
Trước hết, phainomenon chuyển thể từ động từ phainesthai, có nghĩa là bày tỏ mình ra. Thế nên, phainomenon chỉ cái bày tỏ mình ra, cái tự bày tỏ, cái khai mơû [37], là cái gì tự tỏ mình, tự lộ, cái gì sáng tỏ [130], cái hiển thị tự thân. Phainesthai được cấu thành bởi phainô (mang ra ban ngày, đặt trong sự sáng). Phainô có gốc từ pha như phaôs có nghĩa là ánh sáng, sự sáng, nên
phainô là cái trong đó có một cái gì đó có thể khai mở, được nhìn thấy trong chính nó. Chính thế “hiện tượng” được hiểu là cái-tự-tỏ-mình-trong-chính-nó, là cái khai mở. Cái gì tự tỏ mình ra trong noù, hay cái có thể mang ra ánh sáng, chữ Hy Lạp còn gọi một cách giản đơn là τα οντα (ta onta), tiếng Pháp là ộtant (hiện tồn). Núi rằng tự loọ, hiển thị tự thõn, tức núi đến nhiều cỏch cú thể bày tỏ mình ra từ chính nó trong nhiều cách khác nhau tuỳ theo cách thế người ta có thể đạt tới nó, nghĩa là một hiện tồn (vật) xuất hiện dưới nhiều hỡnh thức, dưới những khớa cạnh khỏc nhau; một khả thể thứ hai của tự loọ là xuất hiện khác với chính sự vật: sự vật hiện ra dưới một bộ mặt nào đó mà tự nó không phải chỉ là thế. Sự vật chỉ xuất hiện như - thế - là (parait comme).
Vì thế ý nghĩa thứ hai của phainomenon là biểu diện (apparence), là hiện tượng “dáng vẻ”. Hiện tượng học nhìn thấy lưỡng nghĩa đó (“hiện tượng” cái bày tỏ mình và “hiện tượng” dáng vẻ). Ý nghĩa thứ hai của nó đã hàm chứa ý nghĩa căn nguyên, Heidegger gọi là biến dạng khiếm khuyết của hiện tượng.
Còn logos, từ Hy Lạp này chỉ lời nói, ngôn từ, ngôn thuyết và sau cùng là lôgic (lời nói hợp với điều lí trí nghĩ). Lịch sử phát triển của triết học về sau, logos được cắt nghĩa như là lí trí, phán đoán, ý niệm, định nghĩa, nền tảng, tương quan, khiến cho ý nghĩa chân xác của lời nói bị che phủ. Logos như là lời nói có nghĩa là dêloun, khai mở cái mà “lời nói” nói về trong lời nói. Theo Aristotle, logos có chức năng là apophainesthai, nghĩa là chỉ trỏ, khiến ta thấy cái gì chứa chấp trong lời nói nói về. Trong lời nói, có đặc tính nói thành lời và phát âm bằng tiếng, nên logos là phône phát âm tiết làm cho nhìn thấy cái gì đó. Không chỉ thế, logos còn có một tầm hạn rất rộng: cái gì làm cho ta thấy sự vật, làm sáng tỏ sự vật, cái đó là logos.
Như vậy, hiện tượng học chính là apophainesthai ta phainomena, tức để
cho nhìn thấy cái bày tỏ mình ra như là nó bày tỏ mình ra trong chính nó, từ chính nó. Quan niệm hiện tượng học về hiện tượng từ chối quan niệm của Kant coi hiện tượng là cái biểu hiện bên ngoài cho cái gì khác thiết yếu ẩn giấu đàng sau, mà Kant gọi là “vật tự thân”.
Do những ý nghĩa đó mà Heidegger nói rằng: hiện tượng là cái-bày-tỏ- mình-ra-trong-chính-nó [37, tr. 47], hiện tượng trong hiện tượng học là muốn nói về cái có thể tự nó hiển thị về những gì thuộc bản thân nó [39, tr. 47], và hiện tượng học không phải là một học thuyết dựa vào suy luận hình thức trừu tượng, mà là học thuyết về hiện tượng, tức tìm chân lí trong cái tự tỏ mình ra.
Sự tự lộ không thể có, nếu không có ánh sáng của logos. Vậy, hiện tượng học là thực hiện một cuộc “trở về với chính vật”, sự trở về ấy là sự trở về với chính bản chất cụ thể của vật, và bản chất ấy không tìm đâu khác ngoài chính các hiện tượng.
Tất cả những ý nghĩa nói trên về hiện tượng và hiện tượng học chỉ được xác lập khi nó dựa trên quá trình xây dựng của Husserl. Điểm xuất phát của hiện tượng học của Husserl bắt đầu từ tác phẩm Những nghiên cứu logic.
Ông xây dựng hiện tượng học không phải ngay lập tức mà từ từ với những thay đổi, bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh thường xuyên, trong một thời gian khá dài. Do ngay từ đầu chưa có một quan niệm chính xác, nên trong ấn bản nói trên, ông gọi hiện tượng học là “tâm lí học mô tả” để chỉ khuynh hướng chuyển quan niệm triết học được xem xét như thành phần của khoa học thực nghiệm, của chủ nghĩa tự nhiên sang quan niệm triết học được xem xét như một khoa học siêu nghiệm, độc lập. Husserl còn gọi hiện tượng học là chủ nghĩa triệt để, vì nó có chủ đích tìm hiểu đến cùng ngọn nguồn tri thức của con người dưới mọi hình thức từ nhận thức kinh nghiệm đến nhận thức lí luận.
Trong toàn bộ tác phẩm để lại, hiện tượng học của Husserl được thể hiện trên hai bình diện: phương pháp học để xây dựng một triết học nhân bản và học thuyết triết học, được xây dựng trên quan điểm triệt để của ông. Tiếp cận hiện tượng học của Husserl, đa số học giả phương Tây cho rằng triết học của Husserl dường như còn dở dang, khi ông qua đời, nhất là bản thể học, phần chính của triết học, chưa được hình thành một cách đầy đủ, rõ ràng.
Theo Husserl, từ hiện tượng học chỉ một khoa học, một hệ thống của những quy phạm khoa học, nhưng từ này, trước hết, chỉ một phương pháp và thái độ của nội tâm, của trực giác bản chất.
Thực ra Husserl không phải là nhà triết học đầu tiên đưa khái niệm hiện tượng và hiện tượng học vào triết học. Chính ông đã tôn vinh Emmanuel Kant là người phát kiến đầu tiên trong lịch sử hiện tượng học. Trong học thuyết của mình, Kant đã dùng khái niệm hiện tượng để chỉ những gì xuất hiện trong kinh nghiệm ý thức của con người, đối lập với bản thể, không xuất hiện trong kinh nghiệm ý thức. Hiện tượng là lĩnh vực có thể nhận thức được.
Tuy nhiên, Kant vẫn chưa xây dựng được một học thuyết đầy đủ về hiện tượng. Mặc dù còn khiếm khuyết, nhưng khái niệm hiện tượng của Kant đã có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lí luận nhận thức.
Trong học thuyết triết học của Hégel, hiện tượng học được xem là
“Khoa học về kinh nghiệm mà ý thức trải qua” [36, tr. 69], là hình thái học tinh thần mô tả các cấp độ phát triển của ý thức như là các “moment” (mô- men, thời đoạn) của sự phát triển của tinh thần. Vận động của tinh thần là một quá trình tự biểu diện mình, tự nhận thức mình. Đến Husserl, hiện tượng học mới thực sự trở thành khoa học cụ thể, có kết cấu chặt chẽ, lập trường, quan điểm, phương pháp và có thái độ riêng biệt.