Hoạt động thị trường của các tác nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TÁO NHO NINH THUẬN (Trang 40 - 51)

8. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị táo

8.2 Hoạt động thị trường của các tác nhân

Qua khảo sát nhà cung cấp đầu vào tại Ninh Phước, Phan Rang, Ninh Hải cho thấy có 86,71% là đại lý cấp 2 và 14,29% là đại lý cấp 1 chuyên cung ứng vật tư nông nghiệp đặc biệt là cho cây táo, kinh nghiệm kinh doanh trung bình của các cơ sở khoảng 14 năm (thấp nhất là 2 năm, cao nhất là 20 năm), ta thấy kinh nghiệm của các chủ cơ sở kinh doanh là khá cao. Ngoài ra, họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn kỹ thuật cho nông dân sử dụng các loại vật tư nông nghiệp. Hiện có 86,71% cơ sở được tham gia các lớp huấn luyện nghiệp vụ nhận biết chất lượng hàng hoá và các qui định cũng như kỹ thuật sử dụng chúng. Bên cạnh đó các cơ sở này còn hỗ trợ vốn cho nông dân bằng cách bán trả chậm vào cuối vụ, hoặc trả trước một phần (chiếm 66%), chỉ có 34% nông dân trả tiền mặt khi mua vật tư nông nghiệp. Hầu hết các cơ sở được khảo sát đều vay vốn ngân hàng để có đủ vốn kinh doanh và bán trả chậm.

Người cung cấp cây giống

Riêng khâu cung cấp cây giống được phỏng vấn tại Ninh Phước, Phan Rang và Ninh Hải thì thấy kinh nghiệm kinh doanh trung bình khoảng 11 năm (thấp nhất là 2 năm, cao nhất là 18 năm) trong đó số năm kinh nghiệm cung cấp giống táo trung bình là 2 năm và trình độ học vấn của người cung cấp giống khá cao trung bình là học lớp 10 (thấp nhất là lớp 5). Số lao động tham gia trong hoạt động kinh doanh cung ứng giống táo từ 1-3 người chủ yếu là lao động gia đình không thuê mướn. Hầu hết các cơ sở này chỉ mua bán kinh doanh cây giống táo, các cây giống này được mua về từ Tiền Giang, Bến Tre. Chỉ có 14,3% là sản xuất tại chỗ bằng cách ghép cành và chỉ có 42,9% cơ sở có đăng ký nhãn hiệu. Giá bán trung bình từ 5.000 – 6.000 đồng/cây táo giống. Có khoảng 50% cơ sở giống thiếu vốn sản xuất kinh doanh và họ giải quyết lượng vốn thiếu bằng cách vay vốn ngân hàng.

Hoạt động bán: Phần lớn, người cung cấp cây giống bán hết cho người trồng táo trong tỉnh với hình thức thanh toán tiền mặt và người trồng táo mua cây giống tự tìm đến cơ sở để mua với giá cả theo giá thị trường và thoả thuận giữa hai bên.

33

Người trồng táo

Thông tin khảo sát 59 hộ trồng táo và 1 Liên hiệp trồng táo trên địa bàn huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang được cụ thể như sau:

• Đặc điểm chủ hộ: Giới tính của chủ hộ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi sản xuất đối với hộ, do đó việc nghiên cứu chỉ tiêu giới tính là rất cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy có 86,4% chủ hộ là nam và 13,6% là nữ với độ tuổi trung bình là 44 tuổi (cao nhất 68 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi), họ có kinh nghiệm trồng táo trung bình là 5,5 năm. Phần lớn chủ hộ có trình độ học vấn cấp 2 (52,6%); trình độ học vấn cấp 3 (25,4%); học vấn cấp 1 (20,3%) và mù chữ (1,7%). Qua các đặc tính của chủ hộ cho thấy hộ trồng táo có trình độ học vấn trung bình và kinh nghiệm cao nên đây cũng là đặc điểm để họ dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến bộ, thông qua đó họ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình canh tác.

Bảng 3.1 Đặc điểm về chủ hộ của những hộ trồng táo

Chi tiêu Đặc điểm Số lượng (n=59) Tỷ lệ (%)

Tuổi Trung bình

Lớn nhất Nhỏ nhất

44 68 25

Kinh nghiệm Số năm trung bình 5,5

Giới tính Nam

Nữ

51 8

86,4 13,6

Học vấn Mù chữ

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

1 12 31 15

1,7 20,3 52,6 25,4

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2011

• Lao động: Số nhân khẩu trung bình của những hộ trồng táo khoảng 5 người (ít nhất 2 người, nhiều nhất 9 người), trong đó có trung bình 3 người trong độ tuổi lao động thì có bình quân 2 lao động trực tiếp tham gia hoạt động trồng táo.

• Thu nhập: Nguồn thu nhập của hộ trung bình khoảng 41,8 triệu đồng/hộ/năm, trong đó táo chiếm khoảng 27,6 triệu đồng/hộ/năm (66,1%).

34

• Đất đai: Diện tích canh tác trung bình của hộ khảo sát là 0,78 ha (cao nhất 4 ha và thấp nhất 0,05 ha), trong đó diện tích trồng táo bình quân của hộ là 0,47 ha.

• Cây giống, vật tư nông nghiệp và vấn đề hỗ trợ: Hầu hết người nông dân có kinh nghiệm nên cũng ý thức được việc trồng táo là cây lâu năm nên việc lựa chọn giống là khâu quan trọng, chính vì thế người trồng táo mua cây giống trực tiếp tại các trại giống (49,2%); mua lại từ nông dân khác (25,4%) và mua tại các vựa/thương lái (25,4%). Bên cạnh đó khi mua vật tư nông nghiệp cho trồng táo, phần lớn người trồng táo chọn các đại lý để mua (69,5%) và mua tại các cửa hàng nhỏ lẻ tại địa phương (22%). Khi mua vật tư nông nghiệp tại các đại lý thì có 10,5% hộ được hỗ trợ về kỹ thuật và vốn (phần lớn là hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về việc sử dụng phân, thuốc, chăm sóc…(72,2%) và 27,8% được cho mượn tiền trước. Ngoài ra, có 33,4% hộ được hỗ trợ tập huấn/hướng dẫn kỹ thuật (phân, thuốc, cách chăm sóc,…) từ các cơ quan của Nhà Nước.

• Vốn phục vụ cho sản xuất: Phần lớn các nông hộ trồng táo điều thiếu vốn, có đến 88,1% hộ khảo sát cho rằng họ thiếu vốn sản xuất (chỉ có 11,9% hộ cho là họ đủ vốn để sản xuất). Khi thiếu vốn sản xuất các hộ thường phải vay mượn nhưng hầu hết các hộ này được hỗ trợ vay vốn qua ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp (khoảng 90% tiếp cận được nguồn vốn này), có 10% hộ phải giải quyết bằng cách vay tư nhân với lãi suất cao.

• Đối tượng bán: Năm 2011 phần lớn sản lượng táo của nông dân bán cho thương lái và chủ vựa/bán sỉ, có 50,8% nông hộ bán táo cho thương lái trong tỉnh; bán cho chủ vựa/bán sỉ (47,5%); các đối tượng khác bán với số lượng rất ít như bán cho thương lái ngoài tỉnh, người bán lẻ và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

• Hình thức bán: Người mua tìm đến để mua chiếm tỷ trọng thấp khoảng 35,6%, phần lớn người trồng táo tìm đến người mua khi bán (64,4%). Người trồng táo thường tìm đến người mua lý do là gần nhà có chủ vựa táo nên họ tự tìm đến để bán (55,6%), thông qua người quen giới thiệu (35,3%) và từ nông dân trồng táo khác (8,8%).

• Tiêu chuẩn chất lượng táo mà người mua yêu cầu: Khi mua người mua thường đặt ra các yêu cầu đối với sản phẩm táo phải bóng, đẹp, màu da vàng xanh

35

(36,2%); trái to (29,2%); không sâu, sạch bệnh (14,2%); ngọt (11,5%); giòn (6,2%); trái vừa chín tới (2,7%). Tuy nhiên phần lớn sản phẩm táo của nông hộ chỉ đáp ứng ở mức độ trung bình (71,5%); đáp ứng ở mức độ cao (chiếm 21,4%) và 7,1% hộ đáp ứng ở mức độ thấp. Lý do sản phẩm chưa đáp ứng ở mức độ cao là vì kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế; táo bị hư, sâu bệnh do thời tiết. Hơn nữa, khi bán việc quyết định giá phần lớn phụ thuộc vào người mua (52,5%); Thoả thuận (44,1%); Người trồng táo ít khi quyết định giá bán (3,4%).

Thương lái

Khảo sát các thương lái tại Phan Rang, Ninh Hải, Ninh Phước kết quả cho thấy:

số năm kinh nghiệm trung bình của các thương lái thu mua táo khoảng 3,3 năm (nhiều nhất là 5 năm, ít nhất là 2 năm), hầu hết sử dụng lao động gia đình tham gia kinh doanh trung bình là 1 người (nhiều nhất là 2 người, thấp nhất là 1 người) chủ yếu là lấy công làm lời nhằm tạo thu nhập cho gia đình nên có rất ít thương lái thuê thêm lao động, nếu có thuê thì chỉ thuê thêm 1 lao động, lương từ 1,5 – 2,5 triệu đồng/tháng.

Tổng số tháng làm việc trung bình năm của các thương lái khoảng 7 tháng (cao nhất là 12 tháng, thấp nhất là 3 tháng).

Nhu cầu vốn trung bình của thương lái là 45 triệu đồng (cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 40 triệu đồng). Có 66,7% thương lái thiếu vốn với tỷ lệ thiếu chiếm khoảng 43% so với nhu cầu vốn hiện tại. Để giải quyết tình trạng thiếu vốn hiện tại các thương lái thường đi vay mượn và vận động người thân, gia đình (có 80% là đi vay vốn từ ngân hàng và vay tư nhân, còn lại 20% vận động gia đình người thân).

36

Bảng 3.2 Thông tin hoạt động mua bán của thương lái

Lao động Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Lao động tham gia thu mua táo (người) 1 2 1

Số tháng là việc trong năm (tháng) 3 12 7

Nhu cầu vốn (triệu đồng) 40 50 45

Số lượng táo mỗi chuyến xe honda (tấn) 0,20 0,25 0,21

Số chuyến chở táo/ngày (chuyến) 1,0 6,0 2,0

Tỷ lệ hao hụt (%) 0,0 10,0 1,8

Giá mua (đồng/kg) 2.900 5.000 4.179

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2011

Hầu hết các thương lái dùng phương tiện tự có của mình là xe honda để vận chuyển táo. Bình quân mỗi chuyến xe honda chở được khoảng 210 kg táo (cao nhất là 250 kg/chuyến, thấp nhất là 200 kg/chuyến). Hầu hết đây là thương lái địa phương nên chỉ mua táo trong tỉnh Ninh Thuận và 100% thương lái này mua táo trực tiếp từ nông dân. Trung bình mỗi thương lái chuyên chở 2 chuyến/ngày (cao nhất là 6 chuyến/ngày, thấp nhất là 1 chuyến/ngày). Hao hụt trong quá trình kinh doanh của các thương lái khoảng 1,8% (cao nhất là 10% và thấp nhất là 0%). Giá táo thương lái mua trực tiếp từ nông dân trồng táo trung bình khoảng 4.179 đồng/kg (cao nhất là 5.000 đồng/kg và thấp nhất là 2.900 đồng/kg). Khi mua thương lái thanh toán bằng tiền mặt và không có hợp đồng trước khi mua.

Người bán sỉ/chủ vựa

Qua khảo sát người bán sỉ tại các chợ của các tỉnh/thành phố: Ninh Thuận, Chợ đầu mối - TPHCM, chợ DaLat - Lâm Đồng thì hầu hết các người bán sỉ/chủ vựa táo có kinh nghiệm mua bán trung bình là 5,7 năm (cao nhất là 13 năm và thấp nhất là 1 năm). Người bán sỉ/chủ vựa có số lao động gia đình trung bình là 2 người (cao nhất là 5 người và thấp nhất là 2 người), tuy nhiên hoạt động chủ vựa/bán sỉ táo đòi hỏi rất nhiều công lao động cả nam và nữ, thường lao động nữ tham gia lựa táo và phân loại táo, lao động nam khuân vác, chuyển chở giao hàng,... Vì vậy, các chủ vựa/bán sỉ phải thuê nhiều lao động để làm việc, số lao động thuê bình quân cho một vựa táo khoảng 6

37

người (cao nhất lên đến 18 người, thấp nhất là 2 lao động thuê), trong đó số lao động thuê là nam bình quân khoảng 4 người và là nữ khoảng 2 người.

Bảng 3.3 Thông tin hoạt động mua bán của chủ vựa/người bán sỉ

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Số năm kinh nghiệm 1 13 5,7

Lao động gia đình 2 5 2,0

- Nam 0 3 1,0

- Nữ 0 4 1,0

Lao động thuê 2 18 6,0

- Nam 0 18 5,0

- Nữ 0 5 2,0

Doanh thu/ngày (triệu đồng) 3,7 45 18,1

Doanh thu từ táo/ngày (triệu đồng) 1,1 26 8,1

Tỷ lệ hao hụt (%) 0 20 3,4

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2011

Ngoài việc bán táo thì người bán sỉ/chủ vựa còn bán nhiều loại trái cây khác, do đó doanh thu bình quân hàng ngày của họ là khá cao 18,1 triệu đồng, trong đó doanh thu từ táo khoảng 8,1 triệu đồng/ngày (cao nhất 26 triệu đồng/ngày và thấp nhất 1,1 triệu đồng/ngày). Đối với vựa ngoài tỉnh họ thường nhận hàng rồi lại giao bán ngay nên tỷ lệ hao hụt là rất thấp. Bên cạnh đó vựa địa phương mua táo sô về phân loại lại nên cũng phát sinh tỷ lệ hao hụt này tuy nhiên không lớn. Trung bình tỷ lệ hao hụt của các chủ vựa/bán sỉ khoảng 3,4% (cao nhất là 20% và thấp nhất là 0%). Một số lý do dẫn đến táo hao hụt mà chủ vựa hay người bán sỉ gặp phải như sau: táo bị sâu, bệnh, úng, nứt hoặc quá chín thì người mua không thích (81,8%); bán chậm những khi chợ ế (18,2%).

• Đối tượng mua: Phần lớn các chủ vựa/sỉ ngoài tỉnh mua táo từ vựa/người bán sỉ địa phương (55,6% sản lượng mua) sau đó phân phối về cho các vựa tại các tỉnh hay người bán lẻ, tuy nhiên các chủ vựa/bán sỉ trong tỉnh thì mua trực tiếp từ người trồng táo (33,3% sản lượng mua vào) hay qua thương lái (11,1% sản

38

lượng mua vào) vì thường các vựa gần nhà vườn nên họ thường cho người mua trực tiếp mà ít mua thông qua thương lái).

• Hình thức thanh toán: Thường thì các chủ vựa sau khi mua hàng phần lớn là trả tiền mặt (75%), tuy nhiên các vựa ở ngoài tỉnh thường trả gối đầu hoặc trả chậm 7-15 ngày (chiếm khoảng 25%).

• Hình thức giao hàng: Hầu hết các chủ vựa khi mua hàng thì được người bán giao hàng tận nơi (95,8%), các vựa ngoài tỉnh thì được các vựa trong tỉnh giao hàng tận nơi bán, còn các vựa trong tỉnh thì một phần nông dân hoặc thương lái chở tới vựa, mặt khác thì họ đi mua trực tiếp từ nông dân, vì thế mua tại địa điểm của người bán chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 4,2%).

• Quyết định giá: Ra quyết định giá là phần rất quan trọng cho cả người bán và người mua vì giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Nhưng đối với hoạt động mua táo của các chủ vựa thì giá thoả thuận của đôi bên chiếm 38,9%;

giá do bên bán quyết định (38,9%) và giá do chủ vựa/bán sỉ khi mua quyết định (22,2%).

• Đối tượng bán: Các vựa/sỉ thường bán cho người bán lẻ chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 79,1%), bán lại cho các chủ vựa khác chiếm 17,4%, bán cho siêu thị 3,2% và bán cho người tiêu dùng trực tiếp nhưng không đáng kể (0,3%).

• Những tiêu chuẩn chất lượng táo mà người tiêu dùng thường quan tâm là: da bóng đẹp, không nám, không bị trầy, thâm kim (39% ý kiến); ngọt, giòn, tươi không mềm (36,6% ý kiến); trái táo lớn (17,1% ý kiến); đồng đều (4,9% ý kiến); kích cỡ vừa - trái cỡ trung bình (2,4% ý kiến).

39

Bảng 3.4 Tiêu chuẩn chất lượng táo theo yêu cầu của người tiêu dùng

Tiêu chuẩn táo Tần số Tỷ lệ (%)

Da bóng đẹp, không nám, không bị trầy, xâm kim 16 39,0

Ngọt, giòn, tươi không mềm 15 36,6

Táo lớn 7 17,1

Đồng đều 2 4,9

Kích cỡ vừa (trái cỡ trung bình) 1 2,4

Tổng 41 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2011

• Tiên đoán tình hình tiêu thụ của sản phẩm táo trong tương lai: Qua khảo sát có 66,7% chủ vựa bán sỉ tiên đoán sẽ phát triển trong tương lai, trong khi đó có 33,3% tiên đoán sẽ duy trì như hiện nay và không phát triển. Những chủ vựa/người bán sỉ có những tiên đoán trên là do: có nhiều người tiêu dùng táo (bao gồm cả ăn táo để trị bệnh) chiếm 50% số ý kiến; Nhu cầu thị trường còn lớn (37,5% số ý kiến); sản phẩm táo dễ vận chuyển tới các nơi khác (thị trường tiềm năng) chiếm 12,5% ý kiến. Ngược lại lý do của việc tiên đoán không phát triển là do lượng cung nhiều nên thị trường bảo hoà.

Người bán lẻ

Qua khảo sát người bán lẻ tại các chợ của các tỉnh/thành phố: Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng cho thấy hầu hết các người bán lẻ táo có kinh nghiệm mua bán cao trung bình là 6,5 năm (cao nhất là 15 năm và thấp nhất là 2 năm), qua đó cho thấy họ đã có đầu vào ổn định sau nhiều năm mua bán và tuyên đoán được khá vững vàng đầu ra để kinh doanh sao cho có hiệu quả. Hầu hết người bán lẻ sử dụng lao động gia đình nhằm lấy công kiếm lời và tạo công ăn việc làm, với qui mô mua bán nhỏ lẻ nên họ không thuê lao động, số lao động của người bán lẻ trung bình là 2 người.

40

Bảng 3.5 Thông tin hoạt động mua bán của người bán lẻ

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Số năm kinh nghiệm 2 15 6,5

Lao động gia đình 1 4 2

- Nam 0 2 0

- Nữ 1 2 2

Doanh thu (triệu đồng/ngày) 0,07 23,00 2,49 Doanh thu từ táo (triệu đồng/ngày) 0,03 1,38 0,36

Tỷ lệ hao hụt (%) 0,00 20,00 5,73

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2011

Ngoài việc bán táo thì người bán lẻ còn bán nhiều loại trái cây khác, tuy nhiên cũng có vài người bán lẻ chuyên bán táo. Vì vậy, doanh thu trung bình 1 ngày của hộ bán lẻ là khá cao 2,49 triệu đồng trong đó doanh thu từ táo khoảng 0,36 triệu đồng/ngày (cao nhất 1,38 triệu đồng/ngày và thấp nhất 0,03 triệu đồng/ngày). Mua bán lẻ trái cây cũng gặp phải rủi ro lúc ế chợ trái cây bảo quản không tốt rất dễ hư hỏng, chính vì thế người bán lẻ có tỉ lệ hao hụt của táo bình quân 5,7% (thấp nhất là 0% và cao nhất là 20%). Riêng đối với người bán lẻ chuyên mua hàng dạt (hàng ế chợ về bán với giá rẻ thì tỉ lệ hao hụt lên rất cao khoảng 45% nhưng trường hợp này không nhiều.

Những lý do dẫn đến táo hao hụt mà người bán lẻ gặp phải như sau: bán chậm những khi chợ ế (55,1%); táo bị sâu, bệnh, úng, nứt hoặc quá chín thì người tiêu dùng không mua phải loại bỏ (37,9%); vựa đưa hàng không tốt (3,5%) và hao hụt trong quá trình vận chuyển trong khi đem đi bán (3,5%).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TÁO NHO NINH THUẬN (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)