Hoạt động thị trường của các tác nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TÁO NHO NINH THUẬN (Trang 83 - 92)

9. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị tỏi

9.2 Hoạt động thị trường của các tác nhân

Đặc điểm chủ hộ:

Theo kết quả điều tra, độ tuổi của nông dân tham gia trồng tỏi là từ 32-62 tuổi. Điều này cho thấy rằng lao động tham gia trồng tỏi chủ yếu tại Ninh Thuận có độ tuổi tương đối lớn, trung bình 43,5 tuổi. Qua đó, cũng thấy rằng những thanh niên trong độ tuổi lao động đang dịch chuyển sang các nơi khác để tìm kiếm cơ hội học tập và việc làm mới. Đây cũng là xu hướng dịch chuyển lao động chung của cả nước.

76

Bảng 4.1 Đặc điểm của chủ hộ của những hộ trồng tỏi

Chi tiêu Đặc điểm Số lượng (n=20) Tỷ lệ (%)

Tuổi Trung bình

Lớn nhất Nhỏ nhất

43,5 62 32

Kinh nghiệm Số năm trung bình 9,2

Giới tính Nam

Nữ

16 4

80 20

Học vấn Cấp 1

Cấp 2 Cấp 3

8 8 4

40 40 20

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2012

Do độ tuổi của nông dân tham gia trồng tỏi là tương đối cao, nên họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Theo kết quả trên ta có thể thấy rằng, kinh nghiệm sản xuất của người trồng tỏi trung bình hơn 9 năm. Phần lớn khi tham gia trồng tỏi chủ yếu là nam, chiếm 80%. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của chủ hộ là tương đối thấp, hầu hết chưa học hết lớp 12, có 80% chủ hộ có trình độ học vấn cấp 1 và cấp 2, 20% chủ hộ có trình độ học vấn cấp 3. Tuy có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất, nhưng trình độ học vấn thấp là một trở ngại quan trọng trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Lao động: Trung bình mỗi hộ trồng tỏi ở Ninh Thuận có đến 5 người. Trong đó có trung bình có 3 người trong độ tuổi lao động và có trung bình 2 lao động trực tiếp tham gia hoạt động trồng tỏi (1 nam và 1 nữ). Điều này cho thấy mỗi lao động gia đình phải gánh vác cho gần 3 nhân khẩu. Do vậy, vấn đề tăng thu nhập và đa dạng hóa nguồn thu nhập cho nông hộ trồng tỏi trở nên khá cấp thiết cho địa phương hiện nay.

Thu nhập: Nguồn thu nhập của hộ trung bình khoảng 127,9 triệu đồng/hộ/năm, trong đó tỏi chiếm khoảng 70,3 triệu đồng/hộ/năm (55%). Từ đó cho thấy ngoài thu nhập từ tỏi hộ còn có nhiều nguồn thu nhập khác từ nuôi cừu và dê.

77

Diện tích đất: Diện tích canh tác trung bình của hộ khảo sát là 0,66 ha (cao nhất 1,3 ha và thấp nhất 0,3 ha), trong đó diện tích trồng tỏi bình quân của hộ là 0,22 ha.

Cây giống, vật tư nông nghiệp và vấn đề hỗ trợ

Có 65% người nông dân trồng tỏi phải mua giống để trồng, 35% vừa mua giống vừa tự để giống, do người dân có thói quen để lại giống và trao đổi với nhau từ rẫy này sang rẫy khác để tránh sâu bệnh. Trong khâu mua phân bón vật tư nông nghiệp, có 50% mua tại các cửa hàng bán lẻ tại địa phương (đại lý cấp 3), 50% mua tại các đại lý cấp 2. Các hỗ trợ mua phân thuốc từ cửa hàng bán lẻ tại địa phương chủ yếu là những hộ thiếu vốn, thường những cửa hàng này cho họ mua thiếu và hoàn trả sau khi thu hoạch. Hầu hết khi mua vật tư nông nghiệp, có 70% người trồng tỏi không nhận hỗ trợ từ các đại lý vật tư nông nghiệp, còn lại 30% có nhận hỗ trợ, chủ yếu là giới thiệu và hướng dẫn sử dụng những loại thuốc mới (60%); hướng dẫn kỹ thuật trồng tỏi (40%).

Vốn phục vụ cho sản xuất

Phần lớn các nông hộ trồng tỏi đều thiếu vốn, có đến 80% hộ khảo sát cho rằng họ thiếu vốn sản xuất (chỉ có 20% hộ cho là họ đủ vốn để sản xuất). Nhu cầu vốn bình quân/ hộ là 18,8 triệu đồng, trong đó bình quân mỗi hộ thiếu khoảng 10,5 triệu đồng (tương đương 55,9%).

Hình 4.1 Các đối tượng vay vốn của người trồng tỏi

78

Khi thiếu vốn sản xuất các hộ thường phải vay mượn nhưng hầu hết các hộ này được hỗ trợ vay vốn qua Ngân hàng chính sách, Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân chiếm 64,7%, với lãi suất ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội từ 1,5 – 1,8%/tháng, quỹ tín dụng 1,9%/tháng. Tuy nhiên, do nguồn vay cho nông nghiệp thường thấp nên cũng không đủ so với nhu cầu.

Do vậy, các hộ trồng tỏi phải vay bên ngoài với mức lãi suất 5%/tháng.

Đối tượng bán: Khoảng 64,5% nông dân bán cho chủ vựa bán sỉ trong tỉnh, 27,2% bán cho thương lái trong tỉnh, chỉ có 8,3% bán cho bán lẻ trong tỉnh.

Hình thức bán

Người mua tìm đến để mua chiếm tỷ trọng thấp khoảng 36,8%, phần lớn người trồng tỏi tìm đến người mua khi bán (63,2%). Người trồng tỏi thường tìm đến người mua, lý do là họ là bạn hàng lâu năm nên họ tự tìm đến để bán (63,6%), thông qua người quen giới thiệu (36,4%). Bên cạnh đó, qua kết quả PRA, nông dân chủ yếu bán tỏi khô 60 – 70%, trung bình 1 tạ tỏi tươi còn khoảng 60 kg tỏi khô, thời gian trung bình phơi tỏi khoảng 30 ngày.

Tiêu chuẩn chất lượng mà người mua yêu cầu

Người mua thường đặt ra những yêu cầu trắng, sạch, đẹp 50%; chắc, to đều 33,3%;

không đen, không nẻ, không óp 16,7%.

Hình 4.2 Tiêu chuẩn chất lượng và khả năng đáp ứng của người trồng tỏi

Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nhu cầu của người trồng tỏi với nhu cầu của người mua còn hạn chế: đáp ứng trung bình 63,2%, đáp ứng cao 21,1%, đáp ứng thấp 15,8%. Bên

trung bình 63%

cao 21%

thấp 16%

Khả năng đáp ứng của người trồng tỏi

79

cạnh đó, còn một nguyên nhân là diện tích trồng tỏi của từng hộ thấp và do kỹ thuật còn hạn chế nên tỏi còn bị xấu. Khi mua thường theo giá thỏa thuận chiếm 63,2%, người mua quyết định giá chiếm 36,8%. Đa phần người mua sẽ không hỗ trợ gì cho người bán (78,9%), còn lại có nhận hỗ trợ 21,1%, chủ yếu là cho mua thiếu giống và cho tạm ứng tiền trước.

Thương lái

Qua khảo sát 6 thương lái ở Ninh Thuận và các tỉnh cho thấy rằng thương lái thường có kinh nghiệm mua bán trung bình khoảng 5 năm. Lao động gia đình tham gia mua bán khoảng 3 người và họ thường phải thuê thêm 2 người (thuê theo tháng) với giá 3 triệu đồng/tháng và thuê 1người theo chuyến với giá khoảng 300.000 đồng/1 chuyến.

Nhu cầu vốn trung bình là 25 triệu đồng, đa phần thương lái đủ vốn sản xuất do họ thu mua hàng ngày nên vốn quay vòng nhanh. Số tháng làm việc trong năm 12 tháng.

Phương tiện và số lượng trên mỗi lần vận chuyển: phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe tải nhỏ khoảng 1 tấn đến 5 tấn, chủ yếu là xe gia đình, thời hạn sử dụng khoảng 15 năm. Mỗi ngày sẽ có một chuyến chở tỏi, mỗi chuyến khoảng 400 – 500 kg khi vào vụ, còn những thời điểm khác thì ít hơn. Trong quá trình vận chuyển thường có tỷ lệ hao hụt khoảng 3%.

Giá mua: Giá mua trung bình của thương lái với nông dân là 45.000 đồng (tỏi tươi từ 30.000 – 40.000 đồng, tỏi khô từ 40.000 – 100.000 đồng tùy thời điểm), đặc biệt vào tháng 5 và tháng 7 thì giá tỏi cao hơn những thời điểm khác. Khi mua thương lái thanh toán bằng hình thức trả trước 50%.

Bán sỉ trong tỉnh/ Bán sỉ ngoài tỉnh (Chợ đầu mối)

Qua khảo sát người bán sỉ tại các chợ của các tỉnh/thành phố: Ninh Thuận; Chợ đầu mối – TPHCM; chợ Đức Trọng, chợ Đà Lạt - Lâm Đồng; chợ Gia Lâm - Hà Nội;

chợ Hải Châu, chợ Hòa Cường – Đà Nẵng, Trung Tâm Thương Mại Cái Khế - Thành Phố Cần Thơ; chợ Long Xuyên – An Giang: Hầu hết các người bán sỉ/chủ vựa tỏi có kinh nghiệm mua bán trung bình là 8 năm (cao nhất là 20 năm và thấp nhất là 2 năm).

80

Người bán sỉ/chủ vựa có số lao động gia đình trung bình là 2 người (cao nhất là 4 người và thấp nhất là 1 người), tuy nhiên hoạt động chủ vựa/bán sỉ tỏi đòi hỏi rất nhiều công lao động cả nam và nữ, thường lao động nữ tham gia lựa và bóc vỏ tỏi, lao động nam khuân vác, giao hàng. Số lao động thuê bình quân cho một vựa tỏi khoảng 8 người (cao nhất lên đến 10 người, thấp nhất là 4 lao động thuê).

Bảng 4.2 Thông tin hoạt động mua bán của chủ vựa/người bán sỉ

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Số năm kinh nghiệm 2 20 8,3

Lao động gia đình 1 4 1,9

Lao động thuê 4 10 7,8

Doanh thu/ngày (triệu đồng) 4 20 8,07

Doanh thu từ tỏi/ngày (triệu đồng) 2,5 14 3,3

Tỷ lệ hao hụt (%) 1 10 4

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2012

Ngoài việc bán tỏi, người bán sỉ/chủ vựa còn bán nhiều loại trái cây khác, do đó doanh thu bình quân hàng ngày của họ là khá cao (8,07 triệu đồng). Trong đó doanh thu từ tỏi khoảng 3,3 triệu đồng/ngày (cao nhất 14 triệu đồng/ngày và thấp nhất 2,5 triệu đồng/ngày). Đối với bán sỉ trong tỉnh họ thường nhận hàng rồi bán lại cho bán sỉ ngoài tỉnh nên tỷ lệ hao hụt là rất thấp, chỉ khi họ bán lại cho người bán lẻ trong tỉnh mới phân loại. Sau đó, người bán sỉ về phân loại lại và bốc vỏ nên tỷ lệ hao hụt cao hơn. Trung bình tỷ lệ hao hụt này khoảng 4% (cao nhất là 10% và thấp nhất là 1%). Một số lý do dẫn đến tỏi hao hụt mà chủ vựa hay người bán sỉ gặp phải như sau:

hao hụt do bán chậm dẫn đến khô, móp, nẩy mầm và hư thối (47,6%); hao hụt do vỏ tỏi, lép và ốp (33,3%); hao hụt do vận chuyển (19%).

Đối tượng mua: Các các chủ vựa/bán sỉ trong tỉnh phần lớn mua tỏi từ nông dân (chiếm 70% sản lượng) và một phần từ thương lái trong tỉnh nhưng không đáng kể. Người bán sỉ ngoài tỉnh hay chợ đầu mối phần lớn mua lại từ người bán sỉ trong tỉnh và một phần khác mua từ thương lái ngoài tỉnh nhưng không đáng kể.

81

Hình thức thanh toán: Các chủ vựa phần lớn thanh toán bằng tiền mặt cho người bán (53,3%), tuy nhiên các vựa ở ngoài tỉnh thường trả gối đầu (33,3%) hoặc trả trước một phần chiếm khoảng (13,3%).

Hình thức giao hàng: Hầu hết các chủ vựa khi mua hàng thì được người bán giao hàng tận nơi (93,3%), các vựa ngoài tỉnh thì được các vựa trong tỉnh giao hàng tận nơi bán, còn các vựa trong tỉnh thì một phần nông dân hoặc thương lái chở tới vựa, mặt khác thì họ cũng đi mua trực tiếp từ nông dân khoảng 6,7%.

Quyết định giá: Ra quyết định giá là phần rất quan trọng cho cả người bán và người mua vì giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Đối với hoạt động mua tỏi của các chủ vựa thì hình thức định giá dựa trên thoả thuận của đôi bên chiếm 71,4%; do bên bán quyết định (21,4%) trong trường hợp những chủ vựa trực tiếp đi mua và do người bán sỉ quyết định chiếm 7,1%.

Đối tượng bán: Đối với các chủ vựa bán sỉ trong tỉnh, sau khi mua của nông dân, họ sẽ bán lại cho thương lái ngoài tỉnh (42,86%), bán sĩ ngoài tỉnh (42,86%) và bán cho người bán lẻ trong tỉnh (14,29%). Những người bán sỉ ngoài tỉnh bán lại cho người bán lẻ ngoài tỉnh (83,33%), bán cho siêu thị (16,67%).

Những tiêu chuẩn chất lượng tỏi mà người tiêu dùng thường quan tâm là: Củ trắng, sạch, đẹp (25,8% ý kiến); củ to, chắc, đều, nhiều tép (35,5% ý kiến); thơm nồng (22,6% ý kiến); không bị chín, héo, ẩm móc, móp (16,1% ý kiến).

Tiên đoán tình hình tiêu thụ của sản phẩm tỏi trong tương lai: Qua khảo sát có 20% chủ vựa bán sỉ tiên đoán sẽ phát triển trong tương lai, trong khi đó có 73,3% tiên đoán sẽ duy trì như hiện nay và không phát triển (6,7%). Những chủ vựa/người bán sỉ có những tiên đoán trên là do: bị cạnh tranh mạnh mẽ của tỏi Trung Quốc chiếm 26,3% số ý kiến; giá bán cao (36,8% số ý kiến); thị trường tương đối ổn định chiếm 21,1% ý kiến; nhu cầu thị trường còn lớn (10,5% ý kiến); giá tỏi phù hợp (5,3% ý kiến). Ngược lại lý do của việc tiên đoán không phát triển là do lượng cung nhiều nên thị trường bảo hòa.

Người bán lẻ/ Siêu thị

Qua khảo sát người bán lẻ/siêu thị tại các tỉnh/thành phố: Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, An Giang, Cần Thơ và Hà Nội cho thấy hầu hết các

82

người bán lẻ tỏi có kinh nghiệm mua bán cao trung bình là 12 năm (cao nhất là 32 năm và thấp nhất là 2 năm), qua đó cho thấy họ đã có đầu vào ổn định sau nhiều năm mua bán và tiên đoán được khá vững vàng đầu ra để kinh doanh sao cho có hiệu quả.

Hầu hết người bán lẻ sử dụng lao động gia đình nhằm lấy công kiếm lời và tạo công ăn việc làm, đối với những hộ có qui mô mua bán nhỏ lẻ sẽ không thuê lao động, tuy nhiên đối với một số người bán lẻ có quy mô tương đối lớn sẽ thuê lao động trung bình là 2 người (cao nhất là 4 người, thấp nhất là 1 người).

Bảng 4.3 Thông tin hoạt động mua bán của người bán lẻ

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Số năm kinh nghiệm 2 32 11,8

Lao động gia đình 1 4 2

Doanh thu (triệu đồng/ngày) 0,57 5 2,43 Doanh thu từ tỏi (triệu đồng/ngày) 0,02 0,5 0,22

Tỷ lệ hao hụt (%) 1 6 4

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2012

Ngoài việc bán tỏi thì người bán lẻ còn bán nhiều loại hàng hóa tiêu dùng khác, tuy nhiên cũng có một ít chuyên bán tỏi. Doanh thu trung bình 1 ngày của hộ bán lẻ là khá cao 2,43 triệu đồng, trong đó doanh thu từ tỏi khoảng 0,22 triệu đồng/ngày (cao nhất 0,5 triệu đồng/ngày và thấp nhất 0,02 triệu đồng/ngày). Tuy tỏi là sản phẩm tiêu dùng thường xuyên nhưng thường lượng tiêu dùng của mỗi hộ rất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao, bình quân 4% (thấp nhất là 1% và cao nhất là 6%). Những lý do dẫn đến tỏi hao hụt mà người bán lẻ gặp phải như sau:

hao hụt do vỏ, lép, ốp, dập (36% ý kiến); bán chậm dẫn đến nẩy mầm, khô, móp, héo (36% ý kiến) và mốc, thối (28% ý kiến).

83

Bảng 4.4 Nguyên nhân dẫn đến hao hụt của người bán lẻ

Nguyên nhân Tần số

(ý kiến) Tỷ lệ (%)

Hao hụt do vỏ, lép, ốp, dập 9 36

Bán chậm dẫn đến nẩy mầm, khô, móp, héo 9 36

Mốc, thối 7 28

Tổng 25 100

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2011

Đối tượng mua: Hầu hết người bán lẻ mua tỏi từ thương lái ngoài tỉnh và từ người bán sỉ trong và ngoài tỉnh (chiếm 85%), còn khoảng 15% là mua trực tiếp của nông dân đối với những người bán lẻ trong tỉnh.

Phương thức giao hàng: hầu hết người bán giao hàng tận nơi (67%), mua tại địa điểm người bán (33%). Mặc dù, người bán giao hàng tận nơi, nhưng giá bán được thương lượng giữa người bán và người mua (86,7%); người bán định giá (13,3%), trường hợp này rơi vào trường hợp người bán lẻ đến mua tại các vựa bán sỉ.

Hình thức thanh toán: thường là trả tiền mặt (80%) và gối đầu - mua tỏi đợt này thì đợt sau trả tiền (20%). Những trường hợp này xuất hiện ở An Giang và Cần thơ, đặc biệt trong tình hình khó khăn về kinh tế như hiện nay thì những người thanh toán theo phương thức gối đầu chủ yếu là những người buôn bán lâu năm có uy tín với chủ vựa.

Hoạt động bán: Qua khảo sát, 100% số lượng tỏi của người bán lẻ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn chất lượng mà người mua yêu cầu: Củ tỏi trắng, bóng, đẹp chiếm 22,6% ý kiến; củ chắc, to, đều chiếm 35,5%; tỏi thơm cay chiếm 25,8%; tỏi không chín, không khô héo, không óp, không nẩy mầm chiếm 16,1% ý kiến.

Tiên đoán tình hình tiêu thụ của sản phẩm tỏi trong tương lai: Có 42,9% người bán lẻ tiên đoán sẽ phát triển trong tương lai, và có 50% tiên đoán sẽ duy trì như hiện nay, 7,1% tiên đoán không phát triển. Người bán lẻ có những tiên đoán trên là do: Giá

84

bán cao (31,2% số ý kiến); thị trường tỏi ổn định chiếm 31,2%; tỏi có lợi cho sức khỏe (12,5% ý kiến); sức tiêu thụ lớn (12,5%); giá cả cạnh tranh (12,5% ý kiến).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TÁO NHO NINH THUẬN (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)