9. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị tỏi
9.6 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tỏi tỉnh Ninh Thuận
9.6.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần
Như đã phân tích ở mục 9.6.1, nghiên cứu chọn 5 kênh thị trường để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) mỗi tác nhân nhận được. Bảng 4.6 dưới đây trình bày tóm tắt giá bán, chi phí, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các tác nhân theo từng kênh thị trường.
Bảng 4.6 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của chuỗi giá trị tỏi
ĐVT: đồng/kg tỏi tốt Khoản mục
Người trồng
tỏi
Thươn g lái trong
tỉnh
Bán sỉ trong
tỉnh
Thương lái ngoài
tỉnh
Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ
đầu mối
Người bán lẻ trong và ngoài tỉnh
Siêu thị
Kênh 1: Người trồng tỏi Thương lái trong tỉnh Thương lái ngoài tỉnh Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Giá bán 45.000 50.000 65.000 68.000
Chi phí trung gian 31.000 45.000 50.000 65.000
Giá trị gia tăng 14.000 5.000 15.000 3.000
Chi phí tăng thêm 6.700 1.750 6.000 500
Giá trị gia tăng thuần 7.300 3.250 9.000 2.500
Lợi nhuận/Chi phí (lần) 0,194 0,070 0,161 0,038
Kênh 2: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Thương lái ngoài tỉnh Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Giá bán 47.000 50.000 65.000 68.000
Chi phí trung gian 31.000 47.000 50.000 65.000
Giá trị gia tăng 16.000 3.000 15.000 3.000
Chi phí tăng thêm 6.700 1.100 6.000 500
Giá trị gia tăng thuần 9.300 1.900 9.000 2.500
Lợi nhuận/Chi phí (lần)
0,247 0,040 0,161 0,038
92
Kênh 3: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Giá bán 47.000 60.000 65.000 68.000
Chi phí trung gian 31.000 47.000 60.000 65.000
Giá trị gia tăng 16.000 13.000 5.000 3.000
Chi phí tăng thêm 6.700 6.000 910 500
Giá trị gia tăng thuần 9.300 7.000 4.090 2.500
Lợi nhuận/Chi phí (lần) 0,247 0,132 0,067 0,038
Kênh 4: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối Siêu thị Người tiêu dùng
Giá bán 47.000 63.000 67.000 70.000
Chi phí trung gian 31.000 47.000 63.000 67.000
Giá trị gia tăng 16.000 16.000 4.000 3.000
Chi phí tăng thêm 6.700 6.000 910 1.000
Giá trị gia tăng thuần 9.300 10.000 3.090 2.000
Lợi nhuận/Chi phí (lần) 0,247 0,189 0,048 0,029
Kênh 5: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán lẻ trong tỉnh Người tiêu dùng
Giá bán 47.000 65.000 68.000
Chi phí trung gian 31.000 47.000 65.000
Giá trị gia tăng 16.000 18.000 3.000
Chi phí tăng thêm 6.700 6.000 500
Giá trị gia tăng thuần 9.300 12.000 2.500
Lợi nhuận/Chi phí (lần) 0,247 0,226 0,038
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2012
Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1 kg tỏi khô loại tốt Chi phí tăng thêm đã bao gồm chi phí hao hụt
Kênh 1: Người trồng tỏi Thương lái trong tỉnh Thương lái ngoài tỉnh Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Người trồng tỏi: Chi phí trung gian của người trồng tỏi trung bình là 31.000 đồng/kg, người trồng tỏi bán cho thương lái với giá trung bình 45.000 đồng/kg, giá trị gia tăng người trồng tỏi tạo ra là 14.000 đồng. Chi phí tăng thêm của người trồng tỏi là 6.700 đồng/kg, giá trị gia tăng thuần của người trồng tỏi là 7.300 đồng/kg.
93
Thương lái trong tỉnh bán cho thương lái ngoài tỉnh với giá trung bình là 50.000 đồng/kg, giá trị gia tăng thương lái trong tỉnh tạo ra trong kênh là 5000 đồng. Chi phí trung gian của thương lái trong tỉnh là 45.000 đồng. Ngoài ra, thương lái còn có chi phí tăng thêm như chi phí vận chuyển, thuê lao động, thuế, khấu hao xe để thu mua,… Tổng chi phí tăng thêm của thương lái trung bình 1.750 đồng/kg, giá trị gia tăng thuần thương lái đạt được là 3.250 đồng/kg.
Thương lái ngoài tỉnh: Thương lái ngoài tỉnh mua tỏi từ thương lái trong tỉnh và bán lại với giá trung bình 65.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của thương lái ngoài tỉnh trung bình là 15.000 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của thương lái ngoài tỉnh trung bình là 6.000 đồng/kg. Giá trị gia tăng thuần của thương lái ngoài tỉnh trung bình là 9000 đồng/kg tỏi.
Người bán lẻ ngoài tỉnh: Người bán lẻ ngoài tỉnh bán tỏi với giá trung bình là 68.000 đồng/kg, chi phí tăng thêm của người bán lẻ thấp, trung bình khoảng 500 đồng/kg. Tuy nhiên, chi phí trung gian của người bán lẻ khá cao 65.000 đồng/kg. Giá trị gia tăng mà người bán lẻ ngoài tỉnh tạo ra tương đối cao, trung bình 3000 đồng/kg và vì vậy giá trị gia tăng thuần người bán lẻ đạt được lên đến 2.500 đồng/kg mặc dù chi phí trung gian cao.
Qua phân tích trên, người bán lẻ đạt được giá trị gia tăng thuần tương đối cao nhưng do chi phí bỏ ra cũng cao nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người bán lẻ ngoài tỉnh chỉ đạt 4%. Trong khi đó, người trồng tỏi mặc dù có mức giá trị gia tăng thuần cao hơn người bán lẻ nhưng chi phí bỏ ra cũng tương đối cao nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng tỏi là 19,4%. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của các tác nhân còn lại là thương lái trong tỉnh, thương lái ngoài tỉnh lần lượt là 7%, 16,1% – điều này cho thấy hiệu quả về chi phí của người trồng cao hơn các tác nhân còn lại, trừ tác nhân thương lái ngoài tỉnh mặc dù họ có chi phí cao nhưng giá trị gia tăng thuần cao dẫn đến tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất.
Kênh 2: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Thương lái ngoài tỉnh Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Người trồng tỏi: Giá bán của người trồng tỏi bán cho bán sỉ trong tỉnh cao hơn so với bán cho thương lái, với giá trung bình 47.000 đồng/kg. Chi phí trung
94
gian của người trồng tỏi trung bình là 31.000 đồng/kg, giá trị gia tăng người trồng tỏi tạo ra là 16.000 đồng. Chi phí tăng thêm của người trồng tỏi là 6.700 đồng/kg, giá trị gia tăng thuần của người trồng tỏi là 9.300 đồng/kg.
Bán sỉ trong tỉnh: Chủ vựa/Bán sỉ trong tỉnh mua tỏi từ người trồng tỏi và bán lại với giá trung bình 50.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 3.000 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 1.100 đồng/kg. Giá trị gia tăng thuần của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 1.900 đồng/kg tỏi.
Thương lái ngoài tỉnh: Bán sỉ trong tỉnh bán tỏi với giá trung bình là 65.000 đồng/kg, chi phí tăng thêm của thương lái ngoài tỉnh trung bình là 6.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của thương lái tạo ra là 15.000 đồng/kg và giá trị gia tăng thuần đạt được là 9.000 đồng/kg.
Người bán lẻ ngoài tỉnh: Người bán lẻ ngoài tỉnh bán tỏi với giá trung bình là 68.000 đồng/kg, chi phí tăng thêm của người bán lẻ trung bình khoảng 500 đồng/kg. Giá trị gia tăng mà người bán lẻ ngoài tỉnh tạo ra khá cao, trung bình 3.000 đồng/kg và vì vậy giá trị gia tăng thuần người bán lẻ đạt được là 2.500 đồng/kg.
Qua phân tích trên, người trồng tỏi đạt được giá trị gia tăng thuần rất cao nhưng do chi phí bỏ ra cũng cao nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng tỏi chỉ đạt 24,7%.
Trong khi đó, người bán lẻ mặc dù có mức giá trị gia tăng thuần thấp hơn người trồng tỏi nhưng chi phí bỏ ra cao nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người bán lẻ là 3,8%. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của các tác nhân còn lại là bán sỉ trong tỉnh và thương lái ngoài tỉnh lần lượt là 4% và 16,1% – điều này cho thấy hiệu quả về chi phí của người trồng cao hơn các tác nhân còn lại trong kênh thị trường 2.
Kênh 3: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối Bán lẻ ngoài tỉnh Người tiêu dùng
Người trồng tỏi: Trong kênh thị trường này, người trồng tỏi cũng tốn chi phí trung gian, chi phí tăng thêm giống như kênh thị trường 2 và giá trị gia tăng thuần người trồng tỏi thu được là 9.300 đồng/kg.
95
Bán sỉ trong tỉnh: Chủ vựa/Bán sỉ trong tỉnh mua tỏi từ người trồng tỏi và bán lại cho bán sỉ ngoài tỉnh cao hơn khi bán cho thương lái ngoài tỉnh với giá trung bình 60.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 13.000 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 6.000 đồng/kg. Giá trị gia tăng thuần của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 7.000 đồng/kg tỏi.
Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối: Bán sỉ ngoài tỉnh mua tỏi từ bán sỉ trong tỉnh và bán lại cho bán lẻ ngoài tỉnh với giá trung bình 65.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của bán sỉ ngoài tỉnh trung bình là 5.000 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của bán sỉ ngoài tỉnh trung bình là 910 đồng/kg. Giá trị gia tăng thuần của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 4.090 đồng/kg tỏi.
Người bán lẻ ngoài tỉnh: Trong kênh thị trường này, người bán lẻ ngoài tỉnh cũng tốn chi phí trung gian, chi phí tăng thêm giống như kênh thị trường 2 và giá trị gia tăng thuần người bán lẻ ngoài tỉnh đạt được là 2.500 đồng/kg.
Qua kênh thị trường 3 cho thấy, người trồng tỏi cũng đạt được giá trị gia tăng thuần rất cao như kênh thị trường 2 vì thế tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng tỏi đạt 24,7%. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của các tác nhân còn lại là bán sỉ trong tỉnh, bán sỉ ngoài tỉnh và bán lẻ ngoài tỉnh lần lượt là 13,2%, 6,7% và 3,8% – điều này vẫn cho thấy hiệu quả về chi phí của người trồng cao hơn các tác nhân còn lại trong kênh thị trường 3.
Kênh 4: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối Siêu thị Người tiêu dùng
Người trồng tỏi: Trong kênh thị trường này, người trồng tỏi cũng tốn chi phí trung gian, chi phí tăng thêm giống như kênh thị trường 2 và kênh thị trường 3 và giá trị gia tăng thuần người trồng tỏi thu được là 9.300 đồng/kg.
Bán sỉ trong tỉnh: Chủ vựa/Bán sỉ trong tỉnh mua tỏi từ người trồng tỏi và bán lại cho bán sỉ ngoài tỉnh với giá cao hơn ở kênh 3 với giá trung bình 63.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của bán sỉ trong tỉnh trung bình là 16.000 đồng/kg. Chi
96
phí tăng thêm của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 6.000 đồng/kg. Giá trị gia tăng thuần của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 10.000 đồng/kg tỏi.
Bán sỉ ngoài tỉnh/Chợ đầu mối: Bán sỉ ngoài tỉnh mua tỏi từ bán sỉ trong tỉnh và bán lại cho bán lẻ ngoài tỉnh với giá trung bình 67.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của bán sỉ ngoài tỉnh trung bình là 4.000 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của bán sỉ ngoài tỉnh trung bình là 910 đồng/kg. Giá trị gia tăng thuần của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 3.090 đồng/kg tỏi.
Siêu thị: Trong kênh thị trường này, có sự tham gia của tác nhân siêu thị với giá bán trung bình 70.000 đồng/kg. Tuy bán ra với giá cao, nhưng siêu thị phải tốn chi phí trung gian cao là 67.000 đồng/kg và chi phí tăng thêm là 1.000 đồng/kg và giá trị gia tăng thuần của siêu thị thu được là 2.000 đồng/kg.
Qua kênh thị trường 4 cho thấy, tuy người trồng tỏi đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn tác nhân còn lại 24,7%, bán sỉ trong tỉnh là 18,9%, nhưng người bán sỉ trong tỉnh lại đạt được giá trị giá tăng thuần cao nhất là 10.000 đồng/kg. Ngoài ra, kênh này có sự tham gia của siêu thị, tuy bán giá cao nhưng chi phí cao nên đạt được tỷ suất lợi nhuận trên mỗi kg tỏi thấp 2,9%. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của các tác nhân còn lại là bán sỉ ngoài tỉnh là 4,8%
Kênh 5: Người trồng tỏi Bán sỉ trong tỉnh Bán lẻ trong tỉnh Người tiêu dùng
Người trồng tỏi: Trong kênh thị trường này, người trồng tỏi cũng tốn chi phí trung gian, chi phí tăng thêm giống như kênh thị trường 2, 3 và kênh thị trường 4 và giá trị gia tăng thuần người trồng tỏi thu được là 9.300 đồng/kg.
Bán sỉ trong tỉnh: Chủ vựa/Bán sỉ trong tỉnh mua tỏi từ người trồng tỏi và bán lại với giá trung bình 65.000 đồng/kg, giá trị gia tăng của chủ vựa trong tỉnh trung bình là 18.000 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của bán sỉ trong tỉnh trung bình là 6.000 đồng/kg. Giá trị gia tăng thuần của bán sỉ trong tỉnh trung bình là 12.000 đồng/kg tỏi.
Người bán lẻ trong tỉnh: Người bán lẻ trong tỉnh bán tỏi với giá trung bình là 68.000 đồng/kg, chi phí tăng thêm của người bán lẻ trung bình khoảng 500
97
đồng/kg. Giá trị gia tăng mà người bán lẻ ngoài tỉnh tạo ra khá cao, trung bình 3.000 đồng/kg và vì vậy giá trị gia tăng thuần người bán lẻ đạt được là 2.500 đồng/kg.
Qua kênh thị trường 5 cho thấy, người trồng tỏi cũng đạt được giá trị gia tăng thuần rất cao như các kênh thị trường khác, vì thế tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng tỏi vẫn đạt 24,7%. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của các tác nhân còn lại là bán sỉ trong tỉnh và bán lẻ trong tỉnh lần lượt là 22,6% lần và 3,8% – điều này vẫn cho thấy hiệu quả về chi phí của người trồng cao hơn các tác nhân còn lại trong kênh thị trường 5.
Tóm lại: Qua phân tích giá trị gia tăng thuần của 5 kênh thị trường trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người trồng tỏi cao hơn rất nhiều so với các tác nhân khác và giá trị gia tăng thuần chỉ sau thương lái ngoài tỉnh ở kênh 1, sau bán sỉ trong tỉnh ở kênh 4 và kênh 5 cho thấy hiệu quả của việc trồng tỏi khá cao. Tuy nhiên, giá trị gia tăng thuần không phân phối điều giữa các tác nhân. Vì vậy, nâng cấp chuỗi giá trị là một trong những việc làm cần thiết và qua đó sẽ tạo cơ hội mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn cho người trồng tỏi