10. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị nho
10.7 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị nho
10.7.4 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi
• Giảm thiểu chi phí
• Tái phân phối thu nhập giữa các tác nhân (Marketing trực tiếp) Mô hình phân tích
Dựa trên tầm nhìn và mục tiêu chiến lược để tiến hành phân tích SWOT và đề xuất các chiến lược mang tính công kích, điều chỉnh, thích ứng và phòng thủ. Mô hình phân tích được trình bày tóm tắt ở hình sau.
137
Hình 5.3 Mô hình phân tích để đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng nho của Ninh Thuận
(i) Áp lực cạnh tranh với đối thủ trong ngành: sản phẩm nho ở Ninh Thuận trên thực tế phải đối mặt với áp lực cạnh tranh của các Tỉnh khác trong nước, cũng như từ sản phẩm được nhập khẩu từ bên ngoài. Nhìn chung, sản phẩm của Ninh Thuận là sản phẩm phải gánh chịu áp lực cạnh tranh cùng ngành tương đối cao. Chính vì vậy, việc tìm kiếm và tạo ra sự khác biệt sản phẩm, cũng như việc tìm cách làm giảm giá thành sản xuất trở nên hết sức quan trọng để phát triển ngành hàng này của Ninh Thuận.
(ii) Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: sản phẩm nho nói chung và của Ninh Thuận nói riêng, rõ ràng là sản phẩm phải chịu áp lực cao từ những sản phẩm
138
thay thế như: táo, lê, vải, nhãn v.v…Hơn thế nữa, nho là sản phẩm thường có giá trị cao so với các loại cây ăn trái khác nên cũng góp phần tăng áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế. Tóm lại, nho là sản phẩm phải đối mặt với nhiều sản phẩm thay thế khác. Do vậy, việc tìm cách giảm giá thành sản phẩm và quảng bá sản phẩm trở nên hết sức cần thiết cho việc phát triển ngành hàng này.
(iii) Áp lực từ năng lực thương lượng giá cả của người mua: mặc dù sản phẩm này đã được tổ chức sản xuất ở Ninh Thuận đã lâu nhưng hiện tại quyền lực thị trường của người mua vẫn còn ngự trị bởi người mua do hiện tại chưa có những tổ chức kinh tế hợp tác nào tại Ninh Thuận có khả năng tự liên kết với người mua từ các Tỉnh khác hoặc trong tỉnh. Hầu hết người trồng sản xuất và tiêu thụ một cách riêng lẻ, và do vậy đã góp phần làm gia tăng quyền lực thị trường cho người mua.
Để nâng cấp chuỗi giá trị (CGT) nho ở Ninh Thuận, các chiến lược sau đây cần được thực hiện (xem chi tiết ở bảng 5.9)
Chiến lược công kích: Tận dụng các cơ hội về nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng và tâm lý người tiêu dùng đang hướng về sản phẩm trái cây trong nước nói chung và sản phẩm nho Ninh Thuận nói riêng. Đồng thời tận dụng sự hỗ trợ của chính sách nhà nước và hai dự án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh (dự án cạnh tranh nông nghiệp và dự án hỗ trợ Tam Nông) và các tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh để khai thác những điểm mạnh của ngành hàng nho (là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, điều kiện đất đai và thời tiết phù hợp để trồng nho, đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý). Sự kết hợp này tạo nên chiến lược mang tính công kích “Mở rộng diện tích trồng nho” của tỉnh. Kèm theo đó có thể dựa vào các chính sách hỗ trợ của địa phương và dự án để “Đa dạng hóa ngành nghề cho hộ trồng nho” giúp họ tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình tăng thêm thu nhập.
Chiến lược điều chỉnh: Tận dụng sự hỗ trợ của các dự án và chính quyền địa phương để khắc phục các khó khăn về vốn, cách phân biệt chất lượng vật tư đầu vào và khả năng quảng bá sản phẩm từ đó đưa ra chiến lược “Nâng cao năng lực sản xuất cho hộ sản xuất nho và những nhà buôn lẻ/siêu thị”. Cũng dựa trên những sự hỗ trợ đó để giải quyết việc thiếu thông tin thị trường của các tác nhân theo chiến lược “Xây
139
dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường cho tất cả các tác nhân trong chuỗi”;
đồng thời xây dựng chiến lược “Cải tạo giống” để giải quyết vấn đề giống nho có dấu hiệu bị thoái hóa. Trong hiện tại, việc sản xuất nho của nông dân không tập trung mà chỉ sản xuất nhỏ lẻ manh mún và bị hạn chế trong liên kết đầu vào cũng như đầu ra, từ những khó khăn đó chiến lược “Tạo cơ hội nối kết thị trường cho các hộ/tổ chức nông dân với người mua” được đề ra nhằm dựa vào các chính sách giúp đỡ và sự hỗ trợ của các dự án để giải quyết những khó khăn này.
Chiến lược thích ứng: Khi giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định kèm theo dịch bệnh ngày càng nhiều thì kinh nghiệm của người nông dân trở nên quan trọng để thực hiện chiến lược “Tăng cường áp dụng kỹ thuật sản xuất mới để tăng năng suất và giảm chi phí” nhằm làm giảm thiểu những thiệt hại cho người nông dân và giúp họ tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất có thể.
Chiến lược phòng thủ: Khi tất cả các yếu tố bên ngoài (giá đầu vào, giá đầu ra, dịch bệnh) và yếu tố bên trong (kiến thức, kỹ năng của người nông dân) đều tạo ra bất lợi thế cho họ trong sản xuất kinh doanh thì chiến lược mang tính phòng thủ được đề ra “Tăng cường các hoạt động huấn luyện về kiến thức kinh tế cho các tác nhân”
nhằm giúp người nông dân sản xuất hiệu quả hơn và có thể tiếp tục duy trì sản xuất.
Phân tích SWOT ngành hàng nho tỉnh Ninh Thuận
Chuỗi giá trị sản phẩm nho của tỉnh Ninh Thuận có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và những rủi ro nhất định, từ đó làm cơ sở để đề ra chiến lược phát triển, nâng cấp chuỗi giá trị nho và được tổng hợp trong bảng 5.10:
140
Bảng 5.10 Phân tích ma trận SWOT ngành hàng nho tỉnh Ninh Thuận
Cơ hội (O)
O1: Chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Nhà nước (cây giống, mắt ghép).
O2: Hỗ trợ của dự án cạnh tranh nông nghiệp.
O3: Hỗ trợ của dự án Tam Nông
O4: Nhu cầu tiêu dùng tăng.
O5: Có tiềm năng phát triển du lịch.
Thách thức (T) T1: Giá cả đầu ra mang tính thời vụ cao
T2: Giá cả vật tư đầu vào tăng liên tục
T3: Bệnh thán thư trên nho
Điểm mạnh (S)
S1: Cây trồng có giá trị kinh tế cao S2: Điều kiện đất đai và thời tiết phù hợp S3: Dễ bán
S4: Đã đăng ký được chỉ dẫn địa lý S5: Có thể tận dụng được thời gian nhàn rối
S6: Có kinh nghiệm và truyền thống trồng nho
S1-4O1-5: Mở rộng diện tích trồng nho (2000 ha vào năm 2015)
S5O2-3: Đa dạng hóa ngành nghề cho các hộ trồng nho.
S6T1-2: Tăng cường áp dụng kỹ thuật sản xuất mới để tăng năng suất và giảm chi phí.
141 Điểm yếu (W)
W1: Thiếu vốn đầu tư
W2: Thiếu thông tin thị trường
W3: Không phân biệt được chất lượng vật tư đầu vào
W4: Năng lực xử lý bệnh trên cây hạn chế W5: Ít được tập huấn về kiến thức kinh tế W6: Giống đã có dấu hiệu bị thoái hóa W7: Qui mô sản xuất nhỏ và manh mún W8: Hạn chế liên kết thị trường (đầu vào và đầu ra.
W9: Kỹ năng quảng bá sản phẩm còn hạn chế.
W1-3,9O1,3,4: Nâng cao năng lực sản xuất cho hộ sản xuất nho và những nhà buôn lẻ/siêu thị.
W2O1-3: Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường cho tất cả các tác nhân trong chuỗi.
W6O1-3: Cải tạo giống W7-8O1-3: Tạo cơ hội nối kết thị trường cho các hộ/tổ chức nông dân với người mua.
W5,9T1-3: Tăng cường các hoạt động huấn luyện về kiến thức kinh tế cho các tác nhân.
142
143